Tăng cường lãnh đạo công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu Các tỉnh uỷ ở đồng bằng sông cửu long lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay (Trang 115 - 120)

Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

4.2.2. Tăng cường lãnh đạo công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới

Quy hoạch xây dựng NTM là một trong những nội dung khó khăn nhất. Đây là khâu quan trọng, tác động lớn đến kết của chương trình, do vây công tác quy hoạch phải được các tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện nhằm đảm bảo sự đồng bộ, hợp lý, nâng cao tính khả thi trong thiển khai và phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của vùng, của các địa phương.

Để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đòi hỏi phải đầu tư nông nghiệp, phải coi trọng nông nghiệp là mặt trận hàng đầu; chú trọng đầu tư phát triển một nền nông nghiệp vốn còn ít, sản xuất nhỏ, kém hiệu quả sang nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hoá và có hiệu quả cao, có khả năng cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới. Nền tảng cho sự chuyển đổi này là phát triển cơ sở hạ tầng cho công nghiệp bao gồm: thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, công nghệ sinh học, nhất là công nghiệp chế biến. Sự phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ mới nhằm phục vụ cho sự hình thành những vùng sản xuất hàng hoá để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn và có chất lượng cao, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, phù hợp và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.

Công tác quy hoạch xây dựng NTM có vai trò quan trọng, quy hoạch tốt thì đầu tư mới có hiệu quả. Tuy nhiên, công tác quy hoạch hiện nay còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém. Nguyên nhân là trong thời gian qua, chúng ta có quá nhiều quy hoạch nhưng không đồng bộ, quy hoạch này chồng lấn lên quy hoạch kia. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu quy hoạch xây dựng NTM được xây dựng trên cơ sở gộp

chung 3 quy hoạch là: Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch sản xuất và quy hoạch cơ sở hạ tầng cấp xã, công tác này đang gặp rất nhiều khó khăn. Nhất là, năng lực, trách nhiệm và sự phối hợp của một số cán bộ cấp xã, cấp huyện được giao nhiệm vụ tham mưu cho Ban chỉ đạo các cấp về công tác quy hoạch chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, sự tham gia của người dân chưa đầy đủ, có xã còn mang tính hình thức; nhiều xã chưa đóng vai trò chủ thể, còn phụ thuộc hoặc phó mặc cho đơn vị tư vấn, trong khi số lượng các đơn vị tư vấn ít, năng lực và trình độ chuyên môn khó đáp ứng cả 3 nội dung quy hoạch, một số đơn vị tư vấn tham gia trực tiếp ký hợp đồng với xã phải liên kết với các tư vấn chuyên ngành về lĩnh vực xây dựng; đất đai, quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, dẫn đến tiến độ chậm và chất lượng đạt thấp.

Một mặt do các địa phương thiếu cán bộ làm công tác quy hoạch, nhất là đối với cấp xã, huyện. Mặt khác, ngay từ phía các bộ, ngành trung ương còn chậm ban hành các văn bản hướng dẫn về quy hoạch hoặc hướng dẫn không đồng bộ. Do đó, các tỉnh ủy cần chỉ đạo tổng rà soát lại công tác quy hoạch xây dựng NTM để đưa ra một lộ trình mang tính khả thi vừa phù hợp với tình hình thực tế tại các địa phương, vừa nâng cao chất lượng quy hoạch, vừa đảm bảo hiệu quả công tác đầu tư.

Trước tiên, phải tiến hành quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nhu cầu của thị trường và yêu cầu của từng vùng; sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm và có hiệu quả, duy trì diện tích đất trồng lúa, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài; cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến và thị trường; phát triển các loại nông sản có lợi thế xuất khẩu và nông sản thay thế nhập khẩu.

Lập đề án và quy hoạch xây dựng NTM cấp xã là một nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng, đây là cơ sở, tiền đề để cấp huyện và cấp xã lập kế hoạch dài hạn và từng năm để thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng NTM ở mỗi địa phương, đồng thời là cơ sở để tuyên truyền đến cộng đồng dân cư trên địa bàn biết và cùng tham gia thực hiện. Vì vậy cùng với việc đẩy nhanh tiến độ của các đồ án quy hoạch cần nâng cao chất lượng các đồ án, trước mắt tập trung nâng cao chất lượng các quy

hoạch chung xây dựng và quy hoạch trung tâm xã, quy hoạch vùng sản xuất tập trung. Đối với các quy hoạch chi tiết khác, tuỳ theo yêu cầu thực tế địa phương có thể lập quy hoạch chi tiết để làm cơ sở triển khai đầu tư các dự án.

Công tác quy hoạch phải kết hợp giữa chất lượng với tầm nhìn lâu dài. Về tổ chức thực hiện, phải kết hợp giữa ưu tiên chỉ đạo điểm với đẩy mạnh triển khai trên diện rộng nhằm bảo đảm tăng số xã đạt chuẩn NTM hàng năm và đồng thời tăng số tiêu chí đạt chuẩn của các xã khác.

Theo yêu cầu của trung ương các địa phương khẩn trương rà soát lại mục tiêu, danh sách cụ thể số xã phấn đấu đạt chuẩn cho phù hợp với điều kiện thực tiễn. Các cấp từ tỉnh đến cấp xã phải đưa chỉ tiêu xây dựng NTM vào chương trình kế hoạch hàng năm về phát triển KT - XH của địa phương, của ngành để phê duyệt và thực hiện.

Quá trình triển khai xây dựng NTM từ trung ương đến địa phương đã huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc, người dân tham gia tích cực, trở thành một phong trào sâu rộng. Các tỉnh ủy tăng cường chỉ đạo cần tiếp tục huy động sức mạnh tổng lực của cả HTCT, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về xây dựng NTM; hoàn thành đồng bộ hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện các nội dung của chương trình NTM.

Để thực hiện mục tiêu này các tỉnh ủy cần chỉ đạo các sở, ngành tập trung xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện ngay các chương trình đề án phát triển sản xuất đó là như: Đề án phát triển vùng cây ăn quả đặc sản, phát triển hoa, cây cảnh giá trị kinh tế cao, đề án cơ giới hóa nông nghiệp, phát triển vùng nông sản chất lượng cao và đề án củng cố nâng cao chất lượng HTX; chỉ đạo lập, phê duyệt và triển khai các dự án như: xây dựng trung tâm khảo nghiệm và nhân giống cây trồng, đầu tư xây dựng trung tâm giới thiệu sản phẩm nông sản chất lượng cao, dự án trung tâm Đào tạo cán bộ xây dựng NTM và dạy nghề nông nghiệp công nghệ cao.

Để đẩy nhanh công tác quy hoạch, các tỉnh ủy cần lãnh đạo chính quyền các tỉnh hỗ trợ tài chính cho các xã quy hoạch, lập đề án NTM. Cần xác định lấy quy hoạch làm tiền đề, tạo đà cho triển khai các tiêu chí tiếp theo. Cần yêu cầu tất cả các xã rà soát lại khâu quy hoạch, bổ sung thêm cho phù hợp quy hoạch

chung, quy hoạch ngành, tránh làm cho xong kiểu sao chép xã này cho xã khác.

Quy hoạch phải đi trước một bước đồng thời phải để dân tham gia bàn bạc, thống nhất trước khi thuê tư vấn giúp xã hoàn tất thủ tục trình phê duyệt. Khắc phục tình trạng có xã dựa cả vào đơn vị tư vấn, các nhà thầu và sự hỗ trợ của các cơ quan cấp huyện, không tranh thủ được sự bàn bạc góp ý của người dân nên việc thực hiện gặp khó khăn, hiệu quả thấp. Cùng với quy hoạch cần xác định bước đột phá mới để xây dựng vùng chuyên canh hàng hóa, cơ giới hóa, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nâng cao năng suất cây trồng, tăng giá trị thu nhập trên diện tích đất canh tác.

Các bộ, ngành Trung ương tập trung rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể có liên quan gắn với tái cơ cấu nền nông nghiệp của cả nước; quy hoạch vùng sản xuất các loại nông sản chủ lực, hình thành các mặt hàng nông sản có thương hiệu quốc gia, quốc tế.

Trên cơ sở yêu cầu tái cơ cấu nền nông nghiệp của cả nước và của mỗi vùng, miền; các địa phương trong vùng tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch sản xuất nông nghiệp, xây dựng NTM đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; xây dựng NTM gắn hài hòa với phát triển đô thị và quá trình đô thị hóa, bảo vệ cảnh quan môi trường; bảo đảm tính liên kết vùng, thống nhất với quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng huyện, các quy hoạch chuyên ngành khác, bảo đảm chất lượng, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và tập quán sinh hoạt.

Đưa làng nghề vào quy hoạch nông thôn mới. Phát triển làng nghề không chỉ giúp nâng cao thu nhập, đời sống nông dân, mà còn góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, để lại khoảng trống đất đai dành cho phát triển nông nghiệp quy mô lớn. Ở khía cạnh sản xuất, công nghiệp hóa và làng nghề không hề mâu thuẫn nhau. Với các sản phẩm làng nghề truyền thống, đòi hỏi hàm lượng lao động thủ công cao, có bí quyết nghề, sự khéo léo của các nghệ nhân, thì vẫn phải duy trì hình thức lao động thủ công để tạo ra các sản phẩm tinh xảo, vừa sản xuất, vừa trình diễn phục vụ du lịch.

Thực tế nghiên cứu cho thấy, mức thu nhập của những người chuyên nghề, kiêm nghề ở các làng nghề thường cao hơn 3- 4 lần so với người làm nông nghiệp thuần túy. Đời sống người dân làng nghề cao hơn, nên bộ mặt nông thôn ở các làng nghề cũng phát triển hơn. Tuy nhiên, làng nghề ở ĐBSCL hiện nay chưa phát huy hết tiềm năng, đứng trước rất nhiều thách thức như công nghệ sản xuất còn lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao, vùng nguyên liệu, đầu ra cho sản phẩm, ô nhiễm môi trường...

Để mở rộng quy mô sản xuất, các tỉnh ủy cần lãnh đạo quy hoạch làng nghề vào các cụm công nghiệp tập trung để tránh ô nhiễm, nâng cao hiệu quả sản xuất. Song ở một số nghề đặc trưng, ít gây ô nhiễm như đan đát, thêu thùa... vẫn có thể duy trì sản xuất ngay tại gia đình.

Thế giới hiện nay có xu hướng chuyển dịch lao động ngay tại địa phương.

Ở ĐBSCL, nếu phát triển được các mô hình sản xuất phi nông nghiệp, trong đó có làng nghề, thì nông dân vẫn sống tốt ở nông thôn theo phương thức “ly nông bất ly hương”, không phải bỏ ra thành phố tìm việc làm. Khi một bộ phận nông dân sản xuất phi nông nghiệp ở các làng nghề, bộ phận còn lại sẽ có cơ hội mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp hơn. Do vậy, trong việc xây dựng nông thôn mới hiện nay,các địa phương có làng nghề cần triển khai quy hoạch sớm và lồng ghép hoặc bổ sung thêm vào quy hoạch NTM để tránh trùng lắp và tận dụng tối đa các nguồn lực.

Một trong những yêu cầu quan trọng sau quy hoạch đó là đảm bảo tính bền vững của quy hoạch. Không để tình trạng bà con nông dân sản xuất theo phong trào, không theo quy hoạch vẫn đang diễn ra, khiến quy hoạch sản xuất không còn ý nghĩa. Tình trạng trên có nguyên nhân, trong đó chất lượng quy hoạch sản xuất nông nghiệp của nhiều địa phương còn bất cập, chưa sát với tình hình thực tế, chưa sát nhu cầu thị trường, đặc biệt không có sự đầu tư cần thiết về cơ sở hạ tầng đảm bảo duy trì, phát triển sản xuất theo quy hoạch. Thu nhập từ trồng lúa quá thấp cũng là nguyên nhân khiến người nông dân không mặn mà với cây lúa, sẵn sàng chuyển đổi dù đã được quy hoạch.

Một phần của tài liệu Các tỉnh uỷ ở đồng bằng sông cửu long lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay (Trang 115 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)