Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.6. Khái niệm và nội dung của bồi dưỡng viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp
Ở Mục này chúng ta chỉ ra khái niệm bồi dƣỡng viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp và nội dung bồi dƣỡng viên chức theo
hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp, từ đó chúng ta chú trọng trong việc tìm hiểu thực trạng và rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác này tại Trường ĐHSP Hà Nội 2.
1.2.6.1. Khái niệm bồi dưỡng viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp
Nhƣ đã trình bày ở trên, nếu phân chia viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp thì chỉ có 4 hạng từ cao xuống thấp đó là viên chức hạng I, viên chức hạng II, viên chức hạng III và viên chức hạng IV. Bồi dưỡng viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp (hay bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo hạng viên chức) chính là hoạt động rèn luyện đạo đức, tác phong nghề nghiệp và trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức theo từng hạng chức danh.
1.2.6.2. Nội dung bồi dưỡng viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp
Bồi dưỡng viên chức theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là hoạt động rèn luyện đạo đức, trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức theo đúng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp (Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp;
đƣợc sử dụng làm căn cứ để thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lí viên chức).
Ví dụ: Bồi dƣỡng viên chức ngạch giảng viên, viên chức ngạch nghiên cứu viên, viên chức ngạch giảng viên chính, viên chức ngạch giảng viên cao cấp….
Điều 4 của Thông tƣ số 19/2014/TT-BNV ngày 04 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức quy định nhƣ sau:
1. Loại chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, thời gian thực hiện tối thiểu là 6 (sáu) tuần, tối đa là 8 (tám) tuần - một tuần đƣợc tính bằng 5 (năm) ngày học, một ngày học 8 (tám) tiết, bao gồm:
a) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng I;
b) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng II;
c) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng III,
d) Chương trình, tài liệu bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng IV.
Tóm lại, qua phân tích ở Mục 1.2.5.1.và 1.2.5.2.chúng ta nhận thấy xét về mặt nội hàm khái niệm thì khái niệm hạng viên chức rộng hơn khái niệm chức danh nghề nghiệp. Khái niệm hạng viên chức bao hàm khái niệm hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp, chẳng hạn viên chức hạng III bao hàm toàn bộ các viên chức hạng III nhƣ giảng viên, chuyên viên, kỹ sƣ, nghiên cứu viên...mỗi viên chức này có tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp riêng.
“Hạng chức danh nghề nghiệp” là cấp độ thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng ngành, lĩnh vực. (Khoản 3 Điều 2 Nghị định 29/2012/NĐ-CP).
Vì vậy, khi thực hiện bồi dƣỡng viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp cần phải:
1. Bồi dƣỡng trình độ lý luận chính trị và rèn luyện đạo đức nghề nghiệp.
2. Bồi dƣỡng kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
3. Bồi dƣỡng kỹ năng làm việc trong hoạt động nghề nghiệp.
Thứ nhất, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị và rèn luyện đạo đức
nghề nghiệp.
Đạo đức nghề nghiệp không nhất định phụ thuộc vào trình độ giáo dục, địa vị xã hội thậm chí tầm hiểu biết của mỗi người. Trình độ lý luận và đạo đức nghề nghiệp sẽ đƣợc hình thành và phát triển trong quá trình đƣợc làm việc, trong hoạt động, giao lưu, bồi dưỡng và học hỏi lẫn nhau. Vì vậy, cần phải chú trọng công tác bồi dƣỡng trình độ lý luận chính trị, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp thông qua các hoạt động ngoại khóa, giao lưu học hỏi, tham quan các đơn vị điển hình tiên tiến theo ngành, lĩnh vực hoạt động của VC và NLĐ.
Thứ hai, bồi dưỡng kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Chuyên môn nghiệp vụ của mỗi người luôn gắn với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp. Do đó, bản thân VC và NLĐ luôn tự ý thức công việc, nhiệm vụ của mình và tìm hiểu tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp mà mình đang đảm nhiệm để thực hiện trách nhiệm, hoàn thành đủ các điều kiện yêu cầu về trình độ ĐTBD đáp ứng chuẩn nghề nghiệp và hạng viên chức.
Các nhà quản lí cần có kế hoạch thường niên và cập nhật các văn bản pháp quy, quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, tiêu chuẩn hạng viên chức và các quy định yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với NLĐ để chủ động lập kế hoạch ĐTBD cho đội ngũ đảm bảo chất lƣợng.
Thứ ba, bồi dưỡng kỹ năng làm việc trong hoạt động nghề nghiệp.
Kỹ năng của người lao động là sự thành thạo, tinh thông về các thao tác, động tác, nghiệp vụ trong quá trình hoàn thành một công việc cụ thể nào đó. Kỹ năng giúp người lao động hoàn thành tốt công việc, quyết định tính hiệu quả của công việc. Chính vì thế, một người tốt nghiệp đại học mới đạt chuẩn về mặt kiến thức của lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ nào đó - đủ điều kiện để tham gia thi tuyển công chức, viên chức. Cũng vì vậy, khi tuyển dụng người đó còn phải tập sự.
Theo Nghị định 29 về tuyển dụng, sử dụng và quản lí viên chức “Người trúng tuyển viên chức phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng” [26, tr. 9].
Nghị định này cũng đã nêu rõ các nội dung tập sự:
a) Nắm vững quy định của Luật Viên chức về quyền, nghĩa vụ của viên chức, những việc viên chức không đƣợc làm; nắm vững cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị và chức trách, nhiệm vụ của vị trí việc làm đƣợc tuyển dụng;
b) Trau dồi kiến thức và rèn luyện năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm đƣợc tuyển dụng;
c) Tập giải quyết, thực hiện các công việc của vị trí việc làm đƣợc tuyển dụng.
Chúng ta biết rằng, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế tri thức, sự hội nhập quốc tế và sự thay đổi từng ngày, từng giờ thậm chí thay đổi từng giây của xã hội hiện đại, chúng ta không còn giới hạn khoa học của nước này hay nước khác mà chỉ khẳng định ai, quốc gia nào làm chủ được kiến thức, làm chủ công nghệ. Vì vậy, kỹ năng sẽ luôn bị cũ, bị lỗi thời nên chúng ta cần phải BD thường xuyên, liên tục cho đội ngũ nắm bắt cơ hội, phát triển bản thân, phát triển đơn vị và phát triển đất nước.
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, tiêu chuẩn hạng viên chức và quy định tiêu chuẩn vị trí việc làm của NLĐ sẽ luôn phải thay đổi để phù hợp với thời điểm lịch sử, phù hợp với sự phát triển chung của xã hội loài người.
Công tác bồi dƣỡng đội ngũ sẽ luôn là câu chuyện không bao giờ cũ, việc quan trọng là phải quản lí công tác này sao cho hiệu quả.