Chương 3. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÍ BỒI DƢỠNG VIÊN CHỨC THEO HẠNG VIÊN CHỨC VÀ CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP Ở TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 HIỆN NAY
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lí bồi dƣỡng viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 hiện nay
3.1.1. Nguyên tắc 1: Đảm bảo tính mục tiêu
Nguyên tắc này đòi hỏi phải thấy đƣợc những vấn đề thực tiễn của công tác quản lí hoạt động BD VC và NLĐ và đề xuất đƣợc các biện pháp mới phù hợp tình hình hoạt động BDVC và NLĐ, làm cho công tác này có hiệu quả, đáp ứng với tình hình và mục tiêu của công tác ĐTBD VC và NLĐ ở Trường ĐHSP Hà Nội 2 theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp, phù hợp với các văn bản hiện hành của Nhà nước. Đáp ứng được yêu cầu về mặt chất lƣợng, nghĩa là các giải pháp phải đảm bảo sản phẩm đầu ra của quá trình BD phù hợp với nhu cầu, lợi ích của người học, của xã hội và của quốc gia [ĐTH (2004) Một số cách tiếp cận trong đánh giá CLGD, Tạp chí GD số 7/92, Hà Nội]
3.1.2. Nguyên tắc 2: Đảm bảo tính đồng bộ hệ thống
Áp dụng lí thuyết hệ thống vào công tác quản lí BD là cần thiết. Quản lí phải đảm bảo sự tồn tại của hệ thống hoàn chỉnh, làm cho nó thích ứng với hoàn cảnh mới, hoặc chuyển đến trạng thái mới để phản ứng với các biến đổi xảy ra. Nhƣ vậy, quản lí phải thực hiện các chức năng cơ bản nhất, đó là đảm bảo sự tồn tại của hệ thống hoàn chỉnh và chuyển hệ thống sang trạng thái mới thích ứng với hoàn cảnh. Ngoài ra nó còn phải đảm bảo tính liên tục, tạo
môi trường học tập năng động, học tập suốt đời bằng cách tổ chức đa dạng hóa các loại hình bồi dƣỡng. Đồng thời, các biện pháp đƣa ra phải có sự thống nhất, tạo điều kiện cho nhau cùng được thực hiện tốt và phải cùng hướng tới đạt đƣợc mục tiêu đề ra.
3.1.3. Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính thực tiễn
Thực tiễn là cơ sở của lý luận. Lý luận phải xuất phát từ thực tiễn và đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn. Cho nên các biện pháp đề xuất phải xuất phát từ thực trạng quản lí công tác BD VC và NLĐ ở Trường ĐHSP Hà Nội 2 theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp với những vấn đề đang đặt ra cấp thiết vì nó ảnh hưởng đến kết quả công tác BD VC và NLĐ nói riêng và chất lượng giáo dục của Nhà trường nói chung. Từ thực tiễn tình hình phát triển của Nhà trường của ngành cùng với nhu cầu cấp thiết về ĐTBD để xác định các biện pháp cho phù hợp.
3.1.3. Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính khả thi
Đề xuất các biện pháp để nâng cao chất lƣợng công tác quản lí bồi dưỡng VC và NLĐ tại Trường ĐHSP Hà Nội 2 theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp phải đảm bảo các biện pháp đề ra là hoàn toàn thực hiện đƣợc và phải đƣợc xây dựng trên những luận cứ khoa học, đáp ứng với những yêu cầu thực tế.
Các biện pháp đề ra phải nhận đƣợc sự ủng hộ từ phía lãnh đạo, viên chức và người lao động. Các biện pháp phải chỉ ra được công tác BD VC và NLĐ là trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, của cộng đồng xã hội và là trách nhiệm của mỗi cá nhân trong toàn trường.
Các chế độ đối với đội ngũ (nhất là người tham gia bồi dưỡng) phải đƣợc đảm bảo, phải có quy chế cụ thể và các chế tài khác đảm bảo hành lang pháp lí cho hoạt động.
Các giải pháp phải thỏa mãn đƣợc với các yếu tố ràng buộc.
3.2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lí bồi dƣỡng viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 hiện nay
Ngày 25 tháng 01 năm 2016 Thủ tướng Chính Phủ đã ký quyết định phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025. Đề án ra đời là điều kiện thuận lợi cho công tác quản lí về ĐTBD ở tất cả các cơ sở giáo dục bởi nó là cơ sở pháp lí để bắt buộc mọi người thực hiện và kiểm soát chất lượng về ĐTBD VC. Tuy nhiên, để công tác này đạt hiệu quả cao thì mỗi cơ sở giáo dục cần phải vận dụng sáng tạo để đƣa ra quy định riêng phù hợp với cơ sở giáo dục của mình.
Nhận thấy, các áp lực đối với công tác BDVC và NLĐ là không nhỏ.
Thứ nhất, là sức ép từ bên ngoài: Đó là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hội nhập khu vực với yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh. Chúng ta không thể đứng ngoài sự phát triển chung của cộng đồng quốc tế với những thay đổi nhanh chóng và chúng ta cũng không cam chịu sự yếu kém “lẽo đẽo” theo sau các nước khác để “học tập”, “cọ sát” hoặc để “rút kinh nghiệm” mãi được.
Sự phát triển mạnh mẽ của lí thuyết và những thành tựu thực tế của công tác BD ở các nước phát triển và một số nước trong khu vực. Điều này đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực đổi mới trong công tác BDVC và NLĐ vốn còn lạc hậu ở nước ta .
Các dự án vốn ODA, các dự án hỗ trợ kỹ thuật đã tiếp thu và thí điểm tổ chức thực hiện nhiều chương trình, tài liệu BD theo cách làm mới , du nhập từ bên ngoài vào áp dụng các lí thuyết về BD hiện đại. Đây là những cơ sở lý luận quan trọng cho việc thúc đẩy công tác BDVC và NLĐ của chúng ta theo hướng dựa trên năng lực thực hiện công việc, đáp ứng chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Thứ hai, là sức ép từ bên trong: Trước hết là yêu cầu nâng cao năng lực
thực tế trong làm việc cho VC và NLĐ. Có một thực tế hiện nay là VC và NLĐ đƣợc tuyển dụng ít đƣợc chú trọng bồi dƣỡng theo năng lực thực tế để làm đúng công việc của mình. Các nhóm VC và NLĐ có vị trí công việc làm giống nhau cần đƣợc chú trọng BD nâng cao kỹ năng làm việc nhƣ nhau. Các chương trình, tài liệu BD vốn nặng về lí thuyết, nhẹ thực hành, xu hướng
"giáo trình hóa" tài liệu bồi dƣỡng xơ cứng, không linh hoạt, chậm đổi mới, cộng với tư tưởng cố hữu thích bằng cấp, không coi trọng học tập nâng cao năng lực làm việc (đã phân tích ở chương I) đã thúc ép chúng ta phải nhanh chóng đổi mới hoạt động BD hiện thời. Những yếu kém của đội ngũ giáo viên, giảng viên, phương pháp giảng dạy và trang thiết bị lạc hậu, thiếu thốn đã ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả BD, làm cho những đồng vốn đầu tư vào BD vốn đã không nhiều lại thêm lãng phí, hiệu quả thấp. Có thể nói, đây là những sức ép khiến ta không thể không nhìn lại cung cách bồi dƣỡng trong thời gian qua với những yếu kém cần khắc phục, cần phải làm mới. Để khắc phục những hạn chế tồn tại trong khâu BDVC và NLĐ của cả nước nói chung và của Trường ĐHSP Hà Nội 2 nói riêng, có thể đưa ra các biện pháp tối ưu để nâng cao chất lƣợng đội ngũ trong thời gian tới bao gồm:
Chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ cho công tác bồi dƣỡng viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp
Nâng cao nhận thức và quan điểm của lãnh đạo đơn vị về công tác bồi dƣỡng viên chức
Nâng cao nhận thức của bản thân đội ngũ viên chức về tầm quan trọng của việc bồi dƣỡng viên chức
Hoàn thiện các quy định về chất lƣợng đội ngũ viên chức đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm
3.2.1. Chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ cho công tác bồi dưỡng viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Mỗi cá nhân trong Nhà trường (Trường ĐHSP Hà Nội 2) thấy được sự cần thiết có sự hiểu biết về văn bản quy phạm pháp luật về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với sự nghiệp giáo dục nói chung, đối với Nhà trường nói riêng. Đọc và hiểu văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi viên chức và người lao động trong Trường.
Mỗi VC và NLĐ luôn sẵn sàng chủ động trong việc BD, tự tìm hiểu đầy đủ thông tin về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của mình.
Tạo sự đồng thuận giữa các cấp trong đơn vị về chủ trương BD viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp.
Rà soát nhân sự, tìm hiểu nhu cầu, lựa chọn đối tƣợng, lập kế hoạch tổng thể về bồi dƣỡng VC và NLĐ theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
Các điều kiện phục vụ cho công tác bồi dƣỡng viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp đạt kết quả cao gồm:
Tuyên truyền văn bản quy phạm pháp luật về chế độ, chính sách pháp luật về giáo dục, quyền lợi nghĩa vụ của VC và NLĐ tham gia bồi dƣỡng, trách nhiệm của các cơ quan quản lí ĐTBD.
Chủ động về cơ sở vật chất, kinh phí, điều kiện phục vụ cho giảng dạy bồi dƣỡng
Rà soát nhân sự, nhu cầu bồi dƣỡng và tìm hiểu thấu đáo về các cơ sở ĐTBD, cơ quan quản lí ĐTBD để từ đó lập kế hoạch chiến lƣợc cho công tác BDVC và NLĐ.
Kế hoạch chiến lƣợc cần chỉ rõ: Nhu cầu BD, đối tƣợng đƣợc BD, lộ trình BD; cơ sở BD; thời gian BD; nội dung BD phù hợp vị trí việc làm, hạng viên chức. Trong quá trình lập kế hoạch cần đặc biệt chú ý tới 4 vấn đề trong ĐTBD đó là: Cơ quan quản lí ĐTBD, cơ sở ĐTBD, người học và người dạy.
3.2.1.3. Cách thức tiến hành
Thứ nhất, Tuyên truyền văn bản quy phạm pháp luật về chế độ, chính sách pháp luật về giáo dục, quyền lợi nghĩa vụ của VC và NLĐ tham gia bồi dưỡng, trách nhiệm của các cơ quan quản lí ĐTBD viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp.
Tập hợp văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục, hệ thống hóa một cách khoa học, dễ đọc, dễ hiểu, đảm bảo cho các cá nhân đều có thể nắm đƣợc những văn bản thuộc phạm vi hoạt động của mình (vị trí việc làm) để quan tâm đúng mục đích, hiệu quả; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền; kiểm tra đánh giá công tác tuyên truyền; giao và gắn trách nhiệm tuyên truyền tới từng đơn vị chức năng và từng cá nhân. Mục đích của công tác tuyên truyền là mọi người trong đơn vị hiểu được việc BDVC và NLĐ theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp là việc làm cần thiết, nó phải được diễn ra thường xuyên.
Qua khảo sát và phân tích thực trạng công tác BD VC và NLĐ 5 năm qua tại Trường ĐHSP Hà Nội 2 nhận thấy một số VC và NLĐ đã quan tâm đến công tác BD và quản lí công tác BD của Nhà trường. Số VC và NLĐ còn lại thiếu hiểu biết các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục về chủ trương, chính sách ĐTBD. Nguyên nhân của tồn tại đó là do:
Nguyên nhân 1: VC và NLĐ vẫn nghĩ rằng việc tìm hiểu, nắm bắt văn bản quy phạm pháp luật là việc của các nhà lãnh đạo, quản lí, vì thế họ không quan tâm. Sự thờ ơ, lạnh nhạt và thiếu hiểu biết về văn bản pháp luật nhiều khi lại được coi là ưu điểm của họ - câu trả lời thường thấy ở họ là “tôi không quan tâm đâu!”. Hiện tại vẫn còn nhiều viên chức vẫn không biết mình là
công chức hay viên chức, quyền lợi và nghĩa vụ của mình là gì? Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của mình ra sao.
Nguyên nhân 2: Đã hơn 5 năm nay Nhà trường tuyển viên chức bởi hình thức xét tuyển. Vì vậy, ứng viên dự tuyển không phải làm bài thi tìm hiểu những văn bản liên quan đến giáo dục, họ chỉ lo soạn giảng, lo học ngoại ngữ và tin học [39],[40],[41],[42],[43]
Nguyên nhân 3: Công tác tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục bị xem nhẹ và tuyên truyền không khoa học, chƣa đúng cách.
Để làm tốt công tác tuyên truyền văn bản quy phạm pháp luật về chế độ, chính sách pháp luật về giáo dục, quyền lợi nghĩa vụ của VC và NLĐ tham gia bồi dƣỡng, trách nhiệm của các cơ quan quản lí ĐTBD, cần phải thực hiện tốt một số công việc cụ thể sau:
- Thay đổi hình thức xét tuyển viên chức bằng hình thức thi tuyển theo đúng quy định của Nghị định 29.
1. Người dự thi tuyển viên chức phải thực hiện các bài thi sau: Thi kiến thức chung và thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành. Việc thi tin học văn phòng và ngoại ngữ đối với người dự thi tuyển viên chức thực hiện theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và yêu cầu của vị trí việc làm.
2. Thi kiến thức chung: Thi viết về pháp luật viên chức; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những hiểu biết cơ bản về ngành hoặc lĩnh vực tuyển dụng.
3. Thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành thông qua hình thức thi viết hoặc trắc nghiệm và thi thực hành. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định hình thức và nội dung thi phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
Trường hợp vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc công nghệ thông tin, bài thi chuyên môn, nghiệp vụ
chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc công nghệ thông tin thì người dự tuyển không phải thi ngoại ngữ hoặc thi tin học văn phòng quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.
4. Thi ngoại ngữ: Thi một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
Trường hợp vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc ít người, việc thi ngoại ngữ được thay thế bằng tiếng dân tộc ít người. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định hình thức và nội dung thi tiếng dân tộc ít người.
5. Thi tin học văn phòng: Thi thực hành trên máy hoặc thi trắc nghiệm theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
Nếu làm được như vậy, người được tuyển dụng đã có một vốn kiến thức rất cơ bản về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những hiểu biết cơ bản về ngành hoặc lĩnh vực tuyển dụng. Có nhƣ vậy, họ sẽ biết đƣợc rằng, BD về chuyên môn nghiệp vụ về hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp, về chính trị, pháp luật là quyền lợi, là nghĩa vụ đối với công chức, VC và NLĐ - điều mà họ phải thực hiện suốt đời. Và tất nhiên họ sẽ dành thời gian thích hợp, thỏa đáng cho công việc này. Một khi họ đã thực hiện thì những người khác trong đơn vị, đồng nghiệp không thể thờ ơ với công tác bồi dƣỡng đƣợc nữa.
- Tổ chức đa dạng các cuộc thi tìm hiểu về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những hiểu biết cơ bản về ngành hoặc lĩnh vực tuyển dụng. Để đạt hiệu quả cao nên áp dụng hình thức thi “trực tuyến” hoặc tổ chức “ngày hội” tìm hiểu pháp luật. Tất nhiên chúng ta phải hạn chế vùng văn bản liên quan.
- Thành lập “Tổ tƣ vấn” pháp luật và các chế độ chính sách đối với VC và NLĐ dưới hình thức thiện nguyện hoặc giao cho bộ phận tổ chức
nhân sự chịu trách nhiệm. Với cách làm này, VC và NLĐ sẽ mạnh dạn hơn trong cách tìm hiểu văn bản và là con đường ngắn nhất để các cá nhân hiểu biết về pháp luật.
Giao cho một đơn vị chịu trách nhiệm (thường là Tổ chức nhân sự hoặc hành chính tổng hợp) thống kê, tập hợp văn bản trong phạm vi cần phổ biến để gửi tới các đơn vị và cá nhân, kèm theo Công văn yêu cầu thực hiện có kiểm tra đánh giá mức độ thực hiện thông qua bài thi đƣợc tổ chức một cách bài bản, nghiêm túc. Với cách làm này sẽ mang lại sự tự do cho mỗi cá nhân hơn, hợp với VC và NLĐ hơn. Tuy nhiên để có kết quả nhƣ mong muốn cần phải làm một cách nghiêm túc, triệt để.
Cho tới thời điểm hiện tại, cần tuyên truyền, phổ biến các văn bản sau tới VC và NLĐ
1/Luật Giáo dục 2005
2/ Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lí viên chức 3/Luật Viên chức (Luật số: 58/2010/QH12)
4/ Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập (Nghị định 41)
5/ Thông tƣ số 19/2014/TT-BNV ngày 04 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nội vụ quy định, hướng dẫn công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức.
6/ Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025.
7/ Thông tƣ 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28 tháng 11 năm 2014 quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.
8/ Thông tƣ số 47/2014/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ làm việc đối với giảng viên.