Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC
1.5. Một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới công tác quản lí bồi dưỡng viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp
1.5.1. Sự nhận thức và quan điểm của lãnh đạo đơn vị về công tác bồi dưỡng viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp
Từ quan niệm “Thủ trưởng nào, phong trào đó” đã chứng tỏ người lãnh đạo có vai trò hết sức to lớn trong một tập thể. Cũng chính vì thế, sự nhận thức và quan điểm của người lãnh đạo có vai trò quyết định rất lớn tới sự thành công hay thất bại khi thực thi một công việc nào đó của tập thể.
Nếu toàn thể các nhà lãnh đạo đều thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác ĐTBD, coi nó là “gốc của Đảng” thì chắc chắn công tác chỉ đạo, tổ chức học tập, BD cho người dân nói chung, viên chức và NLĐ nói riêng sẽ đạt hiệu quả cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích “Trên thực tế, mọi chủ trương, đường lối của Đảng và Chính phủ đều do cán bộ nghiên cứu, đề xuất, đồng thời cũng do cán bộ tổ chức, hướng dẫn nhân dân thực hiện. Đường lối của Đảng đúng hay sai, tổ chức thực hiện thành hay không đều phụ thuộc vào cán bộ. Động lực của mọi cuộc cách mạng là quần chúng nhân dân, mà hạt nhân chủ yếu của nó là lực lƣợng cán bộ”
Theo Người, trước hết người lãnh đạo cần nhận thức rõ tầm quan trọng của người đứng đầu, nhận thức đúng đắn, đưa ra quan điểm sát thực để định hướng, điều hành công tác BD đạt mục tiêu đã định. Muốn vậy, người lãnh
đạo cần nhận thức rõ mình có các vai trò sau:
Một là, vai trò giao tiếp, quan hệ:
+ Đối với bên ngoài là đại diện cho tập thể mà người đó quản lí.
+ Đối với bên trong là lãnh đạo, liên kết mọi người để hoàn thành mục tiêu chung.
Hai là, vai trò thông tin:
+ Thu thập thông tin từ cấp dưới.
+ Phổ biến thông tin từ cấp trên.
+ Cung cấp thông tin cho bên ngoài.
Ba là, vai trò quyết định: Đây là vai trò quan trọng nhất của người quản lí. Nhà quản lí là người có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.
Để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của cấp trên giao cho, một nhà quản lí lí tưởng cần thực hiện các vai trò cụ thể sau:
- Đảm bảo sự an toàn, yên ổn của các cộng sự: Để hoàn thành một công việc theo cách có lợi nhất, con người luôn cần có sự an toàn. Nhà quản lí sẽ không bao giờ thành công nếu nhƣ đặt sự an toàn và sức khỏe của nhân viên vào vòng nguy hiểm, các cộng sự chính là đối tƣợng mà nhà quản lí phải tìm kiếm sự trợ giúp và lòng trung thành ở họ vì thế nhất thiết phải tạo cho họ niềm tin và sự an toàn.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho công việc chung: Nhà quản lí phải hợp tác với nhóm cộng sự của mình, với cấp quản lí cao hơn và với toàn thể nhân viên trong đơn vị. Về nguyên tắc, một nhà quản lí tốt phải đặt lợi ích của tập thể trong tính toàn thể. Vai trò của nhà quản lí vì thế chủ yếu là việc tìm thấy một sự cân bằng giữa nhu cầu của đơn vị, yêu cầu của cấp quản lí cao hơn và nhu cầu của nhân viên.
- Khơi gợi và thiết lập tinh thần tập thể: Đạo đức tốt và tinh thần tập thể
là hai thành phần chủ yếu của một nhóm. Bản chất của tinh thần tập thể có thể là sự nhiệt tình hứng khởi, những kết quả làm hài lòng, sự vui thích. Nó có thể bắt nguồn từ sự quan tâm dù nhỏ của nhà quản lí nhƣ một bó hoa trên bàn, một bức vẽ hài hước trên bảng thông báo, một chiếc bánh gatô. Tóm lại, những hành động nhƣ thế phải đƣợc tiến hành đủ để cho nhân viên thấy đƣợc nhà quản lí có quan tâm đến họ. Từ đó, nhân viên sẽ hết lòng, hết sức vì công việc chung.
- Truyền đạt sự hiểu biết, kinh nghiệm: Nhà quản lí tài năng thường dành nhiều thời gian để cải thiện năng lực những cộng sự của mình, truyền cho họ những hiểu biết, kinh nghiệm bản thân sao cho họ có thể từ đó mà phát triển hơn. Chính qua hành động này, nhà quản lí đã đào tạo được người thay thế mình trong tương lai. Điều này càng có ý nghĩa kích thích các cộng sự hơn.
- Sáng suốt trong việc xử lí tài liệu: Có vẻ nhƣ tồn tại hai dạng nhà quản lí: những người ghê sợ đống giấy tờ ngập đầu trong văn phòng và những người say mê chúng. Một nhà quản lí tốt phải biết mình thuộc loại người nào để có cách khắc phục: nếu anh ta ghét loại công việc này thì tốt nhất là nên giao việc này cho một ai đó làm, nên giao cho người có năng khiếu và yêu thích việc soạn thảo hay đọc báo cáo và tài liệu; nhƣng hãy biết quản lí họ một cách có hiệu quả nhất. Nếu ngược lại, anh ta là người mê giấy tờ, hãy tránh khả năng chìm đắm trong niềm say mê đó.
Thành tích vượt trội thường đến với những nhà quản lí có mối quan hệ tốt và lôi cuốn đƣợc cả trái tim cũng nhƣ trí tuệ của nhân viên.
Trong bối cảnh thế giới ngày nay, các tác động của quá trình toàn cầu hóa, bước chuyển sang nền kinh tế tri thức, cuộc cách mạng về công nghệ thông tin và truyền thông tạo ra cho giáo dục có thêm vai trò mới: Giáo dục
vừa là động lực cho việc vận hành nền kinh tế tri thức, vừa là hạ tầng xã hội cho việc hình thành xã hội tri thức - đó là nền giáo dục đặt trên cơ sở thích ứng với điều kiện, khả năng và nhu cầu phát triển của xã hội mới. Điều này đang tạo ra một bức tranh đa dạng của các hệ thống giáo dục thế giới, nhƣng vẫn có sự thống nhất về xu thế vận động và phát triển, đó là: phổ cập hóa giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục, dân chủ hóa giáo dục, thương mại hóa giáo dục, quốc tế hóa giáo dục...; đồng thời, tạo ra sức ép cho các hệ thống giáo dục phải có sự thay đổi trong đào tạo - bồi dƣỡng và cung cấp cho xã hội những con người có khả năng: làm việc theo nhóm, làm công dân, làm lãnh đạo, năng động và sáng tạo... phù hợp với nhu cầu của xã hội hiện đại.
CBQLGD (lãnh đạo) có vai trò của người điều hành một hệ thống lớn và phức tạp, đồng thời thực thi các chính sách giáo dục đa dạng và mềm dẻo để giải quyết một cách chủ động và sáng tạo các vấn đề mới nảy sinh nhƣ:
Phân cấp quản lí, trách nhiệm xã hội, huy động nguồn lực, dân chủ hóa giáo dục, tin học hóa quản lí... CBQLGD đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo thực hiện thành công chính sách giáo dục và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục. Vì vậy, hiệ nay vai trò của CBQLGD đã thay đổi một cách căn bản:
- Nếu CBQLGD trước đây hướng tới ổn định và trật tự thì CBQLGD ngày nay hướng tới đổi mới và phát triển.
- CBQLGD trước đây quản lí bằng mệnh lệnh; còn CBQLGD ngày nay phải đóng vai trò nhà chính trị để tạo đƣợc sự đồng thuận trong đội ngũ và tổ chức.
- CBQLGD trước đây không biết đến sức ép tài chính, còn CBQLGD ngày nay phải xoay xở nhƣ một doanh nhân...
- CBQL của cơ quan QLGD trước đây thường chỉ huy, ra lệnh và kiểm soát thì ngày nay cần hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ, tạo điều kiện.
- CBQL cấp trường trước đây: thực hiện mệnh lệnh cấp trên trong mọi lĩnh vực: chuyên môn, tổ chức, nhân sự, tài chính thì ngày nay: quyết định, tổ chức thực hiện, minh bạch hóa các hoạt động chuyên môn, tổ chức, nhân sự và kỹ năng chủ yếu của họ là giải quyết vấn đề.
Trước yêu cầu mới của xã hội học tập, người CBQLGD không chỉ hô hào mọi người học tập thường xuyên mà phải là tấm gương cho đội ngũ về học tập thường xuyên, suốt đời. CBQLGD cần có kế hoạch chiến lược về nghiên cứu khoa học, tự học, tự bồi dƣỡng về các kiến thức chính trị - xã hội, chuyên môn - nghiệp vụ quản lí, đo lường và đánh giá trong giáo dục, công nghệ thông tin, ngoại ngữ... để phát triển chính mình. Muốn trở thành CBLQGD chất lƣợng cao phải có tính kiên nhẫn, sự khổ luyện, lòng can đảm, tự tin... trong học tập thường xuyên và phấn đấu suốt đời cho sự nghiệp.
Trong thời đại thông tin, vai trò của CBQLGD không hề giảm mà có cơ hội tăng lên, đòi hỏi CBQLGD phải có kỹ năng sử dụng CNTT&TT; làm chủ được môi trường CNTT&TT mới, vận dụng CNTT&TT vào quản lí có hiệu quả, đồng thời phải chuẩn bị về mặt tâm lí cho một sự thay đổi cơ bản của họ khi bổ sung và cập nhật kiến thức chuyên môn - nghiệp vụ quản lí và sẽ phải đối mặt với sự gia tăng về số lượng người học, do đó CBQLGD phải chỉ đạo giáo viên, giảng viên dạy số lượng người học đông hơn, đa dạng hơn theo các cách thức khác nhau dùng các phương pháp và công nghệ mới.
Quản lí giáo dục hiện đại đã và đang có thêm nhiều nội dung mới, đòi hỏi CBQLGD phải tiếp nhận và biết vận dụng nhiều phương pháp và phương tiện quản lí hiện đại phù hợp và có hiệu quả. Do vậy, yêu cầu tất yếu cần làm hiện nay là nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBQLGD mà cách làm chủ yếu là thông qua đào tạo - bồi dƣỡng.
Nghĩa là người lãnh đạo nhận thức rằng, mình cũng là đối tượng cần đƣợc ĐTBD để có thêm năng lực, tăng khả năng làm việc, thay đổi nhận thức
hợp quy luật khách quan. Công tác bồi dƣỡng viên chức ngành GD giữ vai trò then chốt trong đổi mới căn bản, toàn diện nền GD nước nhà. Không những vậy việc ĐTBD thường xuyên còn mang ý nghĩa sống còn và phát triển của một nhà trường sư phạm trong giai đoạn hiện nay.