Chương 3. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÍ BỒI DƢỠNG VIÊN CHỨC THEO HẠNG VIÊN CHỨC VÀ CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP Ở TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 HIỆN NAY
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Bốn biện pháp vừa trình bày trên đây, mỗi biện pháp có những đặc điểm riêng nhưng cùng hướng tới mục tiêu giúp công tác quản lí về bồi dưỡng viên chức và người lao động ở Trường ĐHSP Hà Nội 2 theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp đi vào nền nếp và đạt hiệu quả tốt. Các biện pháp này có mối quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau. Nếu chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ cho công tác bồi dƣỡng viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp (tuyên truyền văn bản quy phạm pháp luật về chế độ, chính sách pháp luật về giáo dục, quyền lợi nghĩa vụ của VC và NLĐ tham gia bồi dƣỡng, trách nhiệm của các cơ quan quản lí ĐTBD; Chủ động về cơ sở vật chất, kinh phí, điều kiện phục vụ cho giảng dạy bồi dƣỡng; Rà soát nhân sự, nhu cầu bồi dƣỡng và tìm hiểu thấu đáo về các cơ sở ĐTBD, cơ quan quản lí ĐTBD để từ đó lập kế hoạch chiến lƣợc cho công tác BDVC và NLĐ), thì sẽ thuận lợi trong việc nâng cao nhận thức và quan điểm của lãnh đạo đơn vị về công tác bồi dƣỡng viên chức, nâng cao nhận thức của bản thân đội ngũ viên chức về tầm quan trọng của việc bồi dƣỡng viên chức, từ đó, các quy định về chất lƣợng đội ngũ viên chức đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm sẽ dễ dàng được mọi người trong đơn vị hưởng ứng và làm theo.
Để các biện pháp trên đây thực sự đạt hiệu quả, đòi hỏi có sự đồng thuận, quyết tâm thực hiện từ Đảng ủy, Ban Giám hiệu, lãnh đạo các đơn vị khoa, phòng, ban, trung tâm và đội ngũ nhà giáo, các viên chức, người lao động của Nhà trường. Lãnh đạo các đơn vị khoa, phòng, ban, trung tâm phải thực sự là cầu nối giữa Đảng ủy, Ban Giám hiệu và người lao động. Lãnh đạo các đơn vị vừa có trách nhiệm tham mưu giúp Đảng ủy, BGH về xây dựng đường lối chủ trương, kế hoạch, quy hoạch, rà soát đội ngũ... vừa tuyên
truyền vận động về chính sách BD VC và người LĐ. “Học để biết, học để làm việc, học để chung sống và học để tự khẳng định mình” luôn là mục tiêu xuyên suốt quá trình thực hiện các biện pháp.
Một khi đƣợc trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng thì chắc chắn VC, NLĐ sẽ tự tin hơn khi triển khai công việc. Một lời khen ngợi, tôn vinh về tinh thần học tập, bồi dưỡng, một sự động viên, khen thưởng về vật chất từ phía Ban Giám hiệu nhà trường, từ lãnh đạo trực tiếp, dù lớn hay nhỏ cũng đều là sự khích lệ to lớn để mọi người cùng quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc phân công và nhiệt tình chăm lo giáo dục, biến phong trào học tập, bồi dưỡng theo hạng viên chức, chức danh nghề nghiệp của Trường ĐHSP Hà Nội 2 trở thành một nét đẹp văn hóa luôn luôn đƣợc trân trọng.
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp
Để kiểm tra tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi đã tiến hành hỏi ý kiến chuyên gia gồm 52 người là Trưởng, Phó đơn vị, các giảng viên chính, chuyên viên chính của các đơn vị Khoa Toán, Khoa Ngữ văn, Khoa Vật lí, Khoa Hóa học, Khoa Giáo dục Tiểu học, Khoa Giáo dục Chính trị, Phòng Đào tạo, Phòng Thanh tra, Phòng KHCN và HTQT, Trung tâm Khảo thí, Trung tâm Tin học và Ngoại ngữ với câu hỏi: “Đồng chí hãy cho ý kiến của mình về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác quản lí bồi dưỡng đội ngũ viên chức và người lao động tại Trường ĐHSP Hà Nội 2 trong giai đoạn mới bằng cách đánh dấu (+) vào ô tương ứng mà đồng chí cho là đúng”.
Bảng 3.2: Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp
TT Các giải pháp
Tính cần thiết Tính khả thi
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi
1
Chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ cho công tác bồi dƣỡng viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp.
48 3 1 44 7 1
2
Nâng cao nhận thức và quan điểm của lãnh đạo đơn vị về công tác bồi dƣỡng viên chức.
34 13 5 36 14 2
3
Nâng cao nhận thức của bản thân đội ngũ viên chức về tầm quan trọng của việc bồi dƣỡng viên chức.
40 6 6 32 11 9
4
Hoàn thiện các quy định về chất lƣợng đội ngũ viên chức đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chức danh. nghề nghiệp, vị trí việc làm
48 4 0 44 4 4
Trong quá trình hỏi ý kiến, chúng tôi đã trao đổi cụ thể hơn về các biện pháp do nội dung biện pháp không thể ghi một các đầy đủ ý tưởng, các nội dung triển khai trong biện pháp, chẳng hạn biện pháp 1: Chuẩn bị tốt các điều
kiện phục vụ cho công tác bồi dƣỡng viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp bao gồm tuyên truyền văn bản quy phạm pháp luật về chế độ, chính sách pháp luật về giáo dục, quyền lợi nghĩa vụ của VC và NLĐ tham gia bồi dƣỡng, trách nhiệm của các cơ quan quản lí ĐTBD; Chủ động về cơ sở vật chất, kinh phí, điều kiện phục vụ cho giảng dạy bồi dƣỡng; Rà soát nhân sự, nhu cầu bồi dƣỡng và tìm hiểu thấu đáo về các cơ sở ĐTBD, cơ quan quản lí ĐTBD để từ đó, lập kế hoạch chiến lƣợc cho công tác BDVC và NLĐ.
Tương tự với các biện pháp còn lại. Kết quả hỏi ý kiến chuyên gia được thể hiện ở bảng 3.2.
Thứ nhất, về tính cần thiết:
Với biện pháp 1: Chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ cho công tác bồi dƣỡng viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp có tới 48 người (92,3%) cho rằng rất cần thiết, chỉ có 01 người (1,9%) cho rằng không cần thiết.
Với biện pháp 2: Nâng cao nhận thức và quan điểm của lãnh đạo đơn vị về công tác bồi dưỡng viên chức có 34 người (65,4%) cho rằng rất cần thiết và chỉ có 5 người (9,6%) cho rằng không cần thiết.
Với biện pháp 3: Nâng cao nhận thức của bản thân đội ngũ viên chức về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng viên chức có 40 người (gần 77%) cho rằng rất cần thiết và số người cho rằng cần thiết và không cần thiết là tương đương gồm 6 người (11,5%).
Với biện pháp 4: Hoàn thiện các quy định về chất lƣợng đội ngũ viên chức đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chức danh. nghề nghiệp, vị trí việc làm có 48 người (92,3%) cho rằng rất cần thiết và chỉ có 4 người (7,6%) cho rằng cần thiết và không có ai cho rằng việc hoàn thiện các quy định về chất lƣợng đội ngũ là không cần thiết.
Qua phân tích trên đây, có thể nhận thấy rằng, đã đến lúc cần phải đƣa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng quản lí công tác bồi dƣỡng viên
chức và NLĐ ở Trường ĐHSP Hà Nội 2 trong giai đoạn mới và với 4 biện pháp mà chúng tôi đƣa ra là rất cần thiết.
Thứ hai, về tính khả thi:
Với biện pháp 1: Chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ cho công tác bồi dƣỡng viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp có tới 44 người (84,6%) cho rằng rất khả thi, chỉ có 01 người (1,9%) cho rằng không khả thi.
Với biện pháp 2: Nâng cao nhận thức và quan điểm của lãnh đạo đơn vị về công tác bồi dưỡng viên chức có 36 người (69,2%) cho rằng rất khả thi và chỉ có 2 người (3,8%) cho rằng không khả thi.
Với biện pháp 3: Nâng cao nhận thức của bản thân đội ngũ viên chức về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng viên chức có 32 người (gần 61,5%) cho rằng rất khả thi và có 9 người (17,3%) cho rằng không khả thi và có 11 người (21,1%) cho rằng khả thi.
Với biện pháp 4: Hoàn thiện các quy định về chất lƣợng đội ngũ viên chức đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chức danh. nghề nghiệp, vị trí việc làm có 44 người (84,6%) cho rằng rất khả thi và chỉ có 4 người (7,7%) cho rằng khả thi và cũng có 4 người (7,7%) cho rằng không khả thi.
Chúng tôi vui mừng nhận thấy rằng, các chuyên gia - những người đã và đang là lực lượng nòng cốt trong sự phát triển Nhà trường đã ủng hộ và đánh giá cao tính khả thi của các biện pháp mà chúng tôi đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác quản lí bồi dưỡng đội ngũ viên chức và người lao động tại Trường ĐHSP Hà Nội 2 trong giai đoạn mới.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã nêu ở chương 1 và chương 2, chương 3 đã đề xuất bốn biện pháp quản lí công tác bồi dƣỡng viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp. Các biện pháp tập trung vấn đề: Đẩy mạnh xây dựng đội ngũ VC và NLĐ đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm. Các biện pháp bao gồm: Chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ cho công tác bồi dƣỡng viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp; Nâng cao nhận thức và quan điểm của lãnh đạo về công tác bồi dƣỡng VC và NLĐ; Nâng cao nhận thức của bản thân đội ngũ VC và NLĐ về tầm quan trọng của việc bồi dƣỡng viên chức; Hoàn thiện các quy định về chuẩn chất lƣợng đội ngũ viên chức và NLĐ đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm.
Trong quá trình quản lí, chỉ đạo thực hiện các biện pháp cần không ngừng thay đổi cách nghĩ, cách làm phù hợp với từng thời điểm, với các văn bản hiện hành của nhà nước. Không chỉ đội ngũ lãnh đạo mà cả nhân viên thừa hành, cấp dưới cũng mạnh dạn thay đổi thì mới đạt hiệu quả cao nhất trong thực tiễn.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu, có thể rút ra những kết luận cơ bản sau:
1. Công tác bồi dƣỡng đội ngũ viên chức nói chung và bồi dƣỡng viên chức tại Trường ĐHSP Hà Nội 2 nói riêng để đáp ứng vị trí việc làm là vô cùng quan trọng. Việc quản lí công tác này và chọn lựa hình thức, cách thức bồi dƣỡng sao cho hiệu quả là việc làm thiết thực cần phải đi sâu nghiên cứu.
2. Thực trạng quản lí công tác BD VC và NLĐ ở Trường ĐHSP Hà Nội 2 cho thấy cả mặt mạnh và những hạn chế, nếu không có sự thay đổi cách quản lí và đƣa ra đƣợc những biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế này thì trong thời gian tới Nhà trường khó có thể tồn tại và sẽ không đáp ứng được những thay đổi trong toàn hệ thống giáo dục nước nhà cũng như không đáp ứng đƣợc yêu cầu của hội nhập quốc tế.
3. Bồi dƣỡng VC và NLĐ theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất, phù hợp nhất đáp ứng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nước nhà cũng như phù hợp với nền giáo dục hiện đại, hội nhập trên thế giới.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Sớm chỉ đạo các trường ĐH,CĐ đưa ra quy định về công tác ĐTBD đội ngũ phù hợp đặc thù của từng đơn vị, xây dựng và hoàn thiện quy định chuẩn đội ngũ theo từng vị trí việc làm.
Cần xem công tác nghiên cứu văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục nhƣ: Luật Giáo dục; Nghị định về tuyển dụng, sử dụng và quản lí viên chức;
Quy định chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức, vị trí việc làm của VC và NLĐ là yêu cầu bắt buộc đối với viên chức, NLĐ đƣợc tuyển dụng hoặc ký hợp đồng lao động và phải hoàn thành trong thời gian tập sự.
2.2. Đối với Trường ĐHSP Hà Nội 2
Thứ nhất, cần hoàn thiện ngay quy định về chuẩn chất lƣợng đội ngũ viên chức và NLĐ đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm. Hoàn thiện đề án vị trí việc làm, phổ biến và thực hiện một cách triệt để, hiệu quả cao.
Thứ hai, cần đổi mới hình thức tuyển dụng viên chức để các ứng viên khi tuyển dụng có sự hiểu biết nhất định các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục, hiểu biết về chức trách, nhiệm vụ, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của mình ngay từ khi tham gia dự tuyển viên chức.
Thứ ba, tăng cường công tác sử dụng và quản lí viên chức đúng với các văn bản hiện hành, đặc biệt chú trọng công tác “rèn nghề” đối với đội ngũ.
Xây dựng môi trường học tập thân thiện, học vì bản thân, học để đổi mới và phấn đấu để phong trào học tập trở thành một nét văn hóa của Nhà trường.
Thứ tư, tranh thủ mọi nguồn lực và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị dạy học cho công tác bồi dƣỡng đội ngũ viên chức và người lao động trong Nhà trường.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
2. Ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ (1993), Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức - viên chức nhà nước (3 tập), lưu hành nội bộ, Nhà in Tài chính, Hà Nội.
3. Đặng Quốc Bảo (1999), Tổ chức và quản lí từ một cách tiếp cận, Trường Cán bộ giáo dục và đào tạo, Hà Nội.
4. Đặng Thị Bảy (1999), Một số giải pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên mầm non tỉnh Yên Bái, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và Trường CBQLGD-ĐT.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ (2014), Thông tư số 36/2014/TTLT- BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập, Lưu hành nội bộ.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư số 47/2014/TTLT-BGDĐT quy định chế độ làm việc đối với giảng viên, Lưu hành nội bộ.
7. Bộ Nội vụ (2012), Thông tư số 14/2012/TT-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập, Lưu hành nội bộ.
8. Bộ Nội vụ (2014), Thông tư số 19/2014/TT-BNV ngày 04 tháng 12 năm 2014 quy định, hướng dẫn công tác bồi dưỡng viên chức, Lưu hành nội bộ.
9. Bộ Nội vụ (2016), Quyết định số 490/QĐ-BNV về ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động của Bộ Nội vụ, Lưu hành nội bộ.
10. Vũ Dũng (2009), Giáo trình Tâm lí học quản lí, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.
11. Vũ Tiến Dũng (2012), Quản lí nhà nước về đào tạo đối với viên chức chuyên môn bậc sau đại học tại các bệnh viện hạng đặc biệt ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia.
12. Hồ Ngọc Đại (2000), Tâm lí học dạy học, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.
13. Học viện Hành chính Quốc gia (2010), Giáo trình về Quản lí hành chính Nhà nước (phần 1 và phần 2 - chương trình chuyên viên chính), Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
14. Hội đồng Bộ trưởng (1991), Nghị định số 169/HĐBT về công chức nhà nước.
15. Đặng Thành Hƣng (2001), “Bản chất của dạy học hiện đại”, Tạp chí Thông tin Khoa học giáo dục, số 84, Trang 39-42, Hà Nội.
16. Đặng Thành Hƣng (2002), Dạy học hiện đại: Lý luận - Biện pháp - Kỹ thuật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
17. Đặng Thành Hưng (2003), “Những vấn đề của thị trường giáo dục”, Tạp chí Phát triển giáo dục, số 9/2003, Trang 15-19, Hà Nội.
18. Trần Kiểm (2015), Những vấn đề cơ bản của Khoa học Quản lí giáo dục, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.
19. Nguyễn Đức Ngọc (2016), Quản lí chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I theo mô hình mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội 2.
20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội.
21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Viên chức, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội.
22. Nguyễn Hồng Sơn (2016), Quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội 2.
23. Thủ tướng Chính phủ (1996), Quyết định số 874/TTg về việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
24. Thủ tướng Chính phủ (2003), Nghị định số 116/2003/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lí cán bộ công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
25. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định Số 1374/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 – 2015.
26. Thủ tướng Chính phủ (2012), Nghị định số 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lí viên chức.
27. Thủ tướng Chính phủ (2012), Nghị định số 41/2012/NĐ-CP Quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập.
28. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định Số 163/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025.
29. Nguyễn Cảnh Toàn (2002), Một số vấn đề về cách dạy và cách học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà nội.
30. Nguyễn Cảnh Toàn (2011), Xã hội học tập học tập suốt đời và các kỹ năng tự học, Nxb Dân trí, Hà Nội.
39. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (2015), Báo cáo tổng kết 5 năm công tác ĐTBD cán bộ (2011-2015), Lưu hành nội bộ.
40. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (2015), Báo cáo công tác thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và CCHC năm 2015(2011-2015), Lưu hành nội bộ.
42. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (2015), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XI trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ Trường ĐHSP Hà Nội 2 lần thứ XII, nhiệm kỳ 2015-2020, Lưu hành nội bộ.
31. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (2011), Kế hoạch tuyển dụng viên chức, Lưu hành nội bộ.
32. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (2012), Kế hoạch tuyển dụng viên chức, Lưu hành nội bộ.
35. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (2013), Kế hoạch tuyển dụng viên chức, Lưu hành nội bộ.