Chương 2.THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC TẠI TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 HIỆN NAY
2.4. Nguyên nhân của thực trạng và những bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác quản lí bồi dƣỡng viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
2.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác quản lí bồi dưỡng viên chức
2.4.2.1. Những điểm mạnh cần phát huy
Qua phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lí bồi dƣỡng viên chức của Trường ĐHSP Hà Nội 2, chúng tôi nhận thấy có một số điểm mạnh sau:
Nhà trường có tập thể lãnh đạo đoàn kết, nhất trí và tâm huyết với sự nghiệp phát triển của Nhà trường, luôn tìm ra cách giải tối ưu nhất cho bài toán phát triển Nhà trường một cách bền vững trong những hoàn cảnh, giai đoạn cụ thể.
Nhà trường có đội ngũ viên chức, giảng viên, các nhà khoa học có lập trường tư tưởng, chính trị vững vàng, đạo đức cách mạng, có ý thức vươn lên, tinh thần trách nhiệm cao trong thực hiện công việc đƣợc giao, có trình độ cao ở nhiều lĩnh vực, tâm huyết với nghề, với sự nghiệp giáo dục đào tạo và sự phát triển của Nhà trường.
Nhà trường luôn được Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo điều kiện ở nhiều mặt công tác: tăng chỉ tiêu biên chế, chỉ tiêu tuyển sinh cho các hệ đào tạo của trường; đồng thời, cho phép mở các mã ngành đào tạo mới ở các bậc học.
Cơ sở vật chất của trường từng bước được cải tạo, nâng cấp đáp ứng nhu cầu sử dụng và đào tạo. Các công trình thuộc các dự án phát triển giáo dục lần lƣợt đƣợc khởi công, xây dựng và hoàn thành, đƣa vào khai thác sử dụng.
Sinh viên, học viên,… của Nhà trường tốt nghiệp ra trường đã đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Vị thế và uy tín của Nhà trường được khẳng định trong hệ thống các trường sư phạm của cả nước. Đây là địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh, người học, các nhà đầu tư và toàn xã hội - đó cũng chính là tiền đề tạo nên những thuận lợi cho các hợp đồng, các liên kết trong đào tạo và nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và sinh viên đối với các cơ sở
giáo dục và đào tạo trong và ngoài nước.
2.4.2.2. Những điểm yếu cần khắc phục
Nhƣ đã phân tích ở trên, công tác BDVC và NLĐ theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 vẫn chưa thường xuyên được coi trọng, chưa coi công tác đó là sự sống còn và phát triển của một trường đại học, nhất là trường sư phạm. Tất cả các khâu trong công tác quản lí về BDVC và NLĐ nhƣ lập kế hoạch, quy hoạch, chế độ BD;
khâu chỉ đạo, tổ chức BD hay khâu kiểm tra, đánh giá đều chƣa thực hiện nghiêm túc, bài bản. Điều này dẫn đến chất lƣợng đội ngũ không nhƣ mong muốn, gây lãng phí không nhỏ khi cử không đúng đối tƣợng và không có kế hoạch, chính sách nhân rộng sau khi có VC đã đi học tập BD trở về. Nhà trường chưa đưa ra giải pháp tốt hay đồng bộ trong việc kiểm tra, đánh giá đối với các đối tƣợng đƣợc cử đi BD, công tác BD và quản lí BD chƣa thực sự đƣợc gắn với hạng viên chức và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hay gắn với quyền lợi của mỗi cá nhân trong đơn vị.
Về phía lãnh đạo Nhà trường, chưa sát sao và chưa đòi hỏi cấp dưới phải xây dựng đề án hay quy định cho công tác BDVC và NLĐ. Đối với cấp tham mưu (Trưởng, Phó đơn vị phòng, ban, khoa, trung tâm) nhiều khi chưa thực sự làm hết trách nhiệm, chưa tham mưu tốt trong việc ĐT, BD.
Đối với mỗi cá nhân viên chức vẫn còn hiện tƣợng chƣa xác định đƣợc tính chất quan trọng của việc BD và tự bồi dƣỡng, một số cá nhân còn chịu sức ỳ lớn bởi không có ràng buộc trong công việc song song với bồi dƣỡng LLCT, rèn luyện đạo đức, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ hay năng lực quản lí.
Tiểu kết chương 2
Chương 2 của luận văn đã trình bày một cách khái quát về Trường
ĐHSP Hà Nội 2, một bức tranh tổng thể về công tác BD VC và NLĐ của Trường qua các góc độ như chất lượng viên chức và tình hình phát triển của Nhà trường trong giai đoạn 2011 - 2015, thực trạng bồi dưỡng VC và NLĐ, thực trạng công tác quản lí bồi dƣỡng VC theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp của Trường ĐHSP Hà Nội 2 trong giai đoạn 2011 – 2015,… Qua đó, chúng ta biết những mặt đã làm đƣợc trong quản lí công tác bồi dƣỡng VC và NLĐ. Đồng thời, chúng ta cũng thẳng thắn nhìn nhận những mặt còn hạn chế cần thay đổi và làm tốt hơn trong quản lí công tác BD theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp của Nhà trường. Việc nhìn nhận đúng thực trạng là hết sức cần thiết vì trên cơ sở đó sẽ giúp các nhà quản lí xây dựng các giải pháp phù hợp để thúc đẩy công tác này ngày càng phát triển.