Chương 2.THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC TẠI TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 HIỆN NAY
2.2. Thực trạng bồi dưỡng viên chức của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2.3.1. Thực trạng công tác tuyên truyền, xây dựng kế hoạch, quy hoạch và chính sách bồi dưỡng viên chức, người lao động theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp
Chúng ta biết rằng, quá trình đổi mới đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, xây dựng một xã hội trong đó mọi người đều có ý thức tôn trọng pháp luật, tự nguyện tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có tinh thần bảo vệ pháp luật, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
Muốn thực hiện pháp luật, làm theo hiến pháp và pháp luật, việc đầu tiên phải biết về hiến pháp và pháp luật, biết rằng nó đang tồn tại, đang còn
hiệu lực. Muốn vậy cần phải phổ biến, tuyên truyền, giáo dục và học tập về hiến pháp và pháp luật.
Để công tác Bồi dƣỡng VC và NLĐ theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp đạt hiệu quả cao trước hết Nhà trường cần có biện pháp tuyên truyền, phổ biến, tổ chức học tập về các văn bản của Nhà nước về GDĐT về BD đội ngũ để mỗi cá nhân trong đơn vị thấm nhuần tư tưởng, hiểu rõ mục đích mà văn bản muốn gửi thông điệp tới họ, có nhƣ vậy những kế hoạch quy hoạch và chính sách bồi dƣỡng VC và NLĐ theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp của Nhà trường mới dễ dàng thực hiện và đi vào cuộc sống.
Tuy nhiên, công tác phổ biến, giáo dục văn bản quy phạm pháp luật hiện nay của Trường ĐHSP Hà Nội 2 có những hạn chế cần phải rút kinh nghiệm, cần đổi mới cho phù hợp. Chúng ta hãy phân tích đánh giá về công tác tuyên truyền phổ biến văn bản ở Trường ĐHSP Hà Nội 2 thông qua kết quả bảng hỏi dưới đây:
Chúng tôi đã điều tra 66 viên chức đã và đang đƣợc cử đi ĐT trình độ thạc sĩ, đào tạo trình độ tiến sĩ hoặc đang đi bồi dƣỡng chuyên môn: “Xin đồng chí cho biết ý kiến của mình về chất lƣợng tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về giáo dục đào tạo, về BDVC, NLĐ theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp của Trường ĐHSP Hà Nội 2 bằng cách đánh dấu (+) vào ô tương ứng”.
Bảng 2.3: Nhận thức của VC và NLĐ về thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về giáo dục đào tạo, về BDVC và NLĐ theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp.
TT Nội dung
Các loại văn bản đã phổ biến
Các mức độ
Tốt Khá Trung bình SL % SL % SL %
1)
Các văn bản về giáo dục của Nhà nước, Chính phủ (Luật Giáo dục, Nghị Định 29 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Luật viên chức, các Quyết đinh số 874; 1374; 163... về phê duyệt kế hoạch ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức...).
10 15,1 13 19,7 43 65,1
2)
Các văn bản về ĐTBD viên chức và NLĐ của Bộ GDĐT, Bộ Nội vụ ban hành ( Thông tƣ 19, Thông tƣ 36...).
9 13,6 17 25,7 40 60,6
3)
Các văn bản của Trường ĐHSP Hà Nội 2 quy định về chế độ, chính sách, quy định về ĐTBD VC và NLĐ trong đơn vị.
13 19,7 17 25,7 36 54,5
4) Tất các văn bản trên. 14 21,2 19 28,7 33 50
Khi đƣợc hỏi hầu hết các viên chức đã trả lời rất nhanh phiếu hỏi và gửi lại các điều tra viên. Nhận thấy, có 50% viên chức đƣợc hỏi cho rằng công tác tuyên truyền, phổ biến tất cả các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục, về chế độ, chính sách ĐTBD VC và NLĐ của Nhà trường ở mức trung bình, 50% đánh giá trên trung bình trong đó 21,2% đánh giá là tốt. Về phổ biến các văn bản của Nhà trường có tới 54,5 số viên chức được hỏi cho rằng công tác tuyên truyền phổ biến chỉ đƣợc đánh giá ở mức trung bình, 25,7% đánh giá ở mức khá và chỉ có 19,7% đánh giá là tốt. Tương tự đánh giá về công tác tuyên
truyền, phổ biến văn bản pháp luật về GDĐT, về chế độ, chính sách ĐTBD đội ngũ của Bộ GDĐT, Bộ Nội vụ, của Chính Phủ đã có hơn 50% số viên chức đánh giá công tác này ở mức trung bình chỉ có 13 đến 15% số viên chức cho rằng công tác tuyên truyền, phổ biến đã thực hiện tốt. Với kết quả phiếu hỏi đã đạt đƣợc theo tôi nhƣ vậy là khách quan bởi:
Thứ nhất, đối tượng được hỏi là những người đã và đang tham gia ĐTBD, hơn ai hết họ rất quan tâm tới các văn bản pháp quy về lĩnh vực này.
Thứ hai, qua trao đổi trực tiếp với số viên chức trả lời và đánh giá là tốt, được biết hầu hết họ là những người làm về tin học hoặc ít nhiều có hiểu biết tốt về tin học và họ cho biết đã tìm các thông tin về văn bản quy pháp luật trên webite của Nhà trường. Một số khác có thông tin từ các văn bản của Nhà trường như Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường ĐHSP Hà Nội 2; Quy chế về Tổ chức và hoạt động của Trường ĐHSP Hà Nội 2, với hai cuốn sách này chỉ có rất ít thông tin về ĐTBD và lượng phát hành ít (lưu hành nội bộ, mỗi đơn vị trong Trường được phát 01 đến 02 cuốn).
Thứ ba, Nhà trường chưa tổ chức hình thức tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật nào khác ngoài hình thức đưa lên webite của Nhà trường.
Thứ tƣ, trao đổi trực tiếp với một số viên chức quản lý và các viên chức đã trả lời các phiếu điều tra về thực trạng công tác quản lý bồi dƣỡng VC, NLĐ của Trường ĐHSP Hà Nội 2 được biết Nhà trường đang xây dựng Quy định về ĐTBD VC đã thông qua dự thảo vào tháng 10 năm 2015 nhƣng đến nay văn bản đó chƣa chính thức đƣợc áp dụng.
Từ kết quả khảo sát thực trạng công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch và chính sách bồi dưỡng viên chức, người lao động của Trường ĐHSP Hà Nội 2, có thể rút ra những nhận xét khái quát sau:
- Trong 5 năm 2011 - 2015, ngoài kế hoạch tuyển dụng viên chức hàng năm có đề cập tới nội dung cho phép đi ĐTBD, Nhà trường chưa có một văn
bản chính thức nào khác về việc quản lí công tác BD viên chức và NLĐ. Nhƣ vậy, quản lí công tác ĐTBD chỉ được ra dưới dạng “khẩu dụ”.
- Công tác BD VC và NLĐ đã được lãnh đạo nhà trường quan tâm. Tuy nhiên, chƣa có sự chỉ đạo xây dựng kế hoạch, quy hoạch và chính sách một cách cụ thể để phát triển đội ngũ theo hướng đổi mới cải cách giáo dục, nhất là công tác bồi dƣỡng đội ngũ theo hạng viên chức và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Điều đó dẫn đến tình trạng: VC và NLĐ xin đi học không đúng chuyên ngành, đi học không đúng vị trí việc làm gây lãng phí; khó kiểm soát về trình độ, năng lực của VC và NLĐ để bố trí công tác hợp lý khi có nhu cầu.
- Bộ phận làm công tác tham mưu chưa thực sự tâm huyết và chủ động tham mưu với lãnh đạo nhà trường về các nội dung: tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật về giáo dục và về ĐTBD viên chức, NLĐ; xây dựng một quy chế về ĐTBD cho riêng đơn vị (nhiều năm nay “Quy định về ĐTBD của Trường ĐHSP Hà Nội 2” vẫn chỉ là dự thảo).
- Bản thân đội ngũ viên chức và NLĐ còn dửng dƣng với quyền lợi về ĐTBD của mình và nhƣ vậy cũng chƣa thấy đƣợc nghĩa vụ của mình cần phải BD để đạt chuẩn chức danh nghề nghiệp hay vị trí việc làm.
Tóm lại, công tác tuyên truyền, xây dựng kế hoạch, quy hoạch và chính sách bồi dưỡng viên chức, người lao động ở Trường ĐHSP Hà Nội 2 trong thời gian 2011 - 2015 còn những hạn chế cần khắc phục.