Khái niệm quản lí công tác bồi dưỡng viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng viên chức tại trường đại học sư phạm hà nội 2 theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp (Trang 31 - 44)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC

1.3. Khái niệm và nội dung của công tác quản lí bồi dƣỡng viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp

1.3.2. Khái niệm quản lí công tác bồi dưỡng viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp

Sự tác động có tổ chức, có ý thức để điều khiển, hƣóng dẫn các tổ chức (đơn vị, phòng, ban, khoa, trung tâm...) và các viên chức trong công tác bồi dƣỡng viên chức đạt hiệu quả cao. Suy cho cùng, quản lí bất kỳ một công tác nào đó chính là làm cho nó đạt chuẩn chất lƣợng hoặc trên chuẩn, có nghĩa là quản lí công tác bồi dƣỡng viên chức là làm cho công tác bồi dƣỡng viên chức đạt chất lượng chuẩn hoặc trên chuẩn. Chuẩn, hay thước đo đối với công tác bồi dƣỡng viên chức chính là tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của VC, tiêu chuẩn của hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp.

Khái niệm chất lƣợng đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau. Tựu chung, có một số quan điểm phổ biến sau:

- Chất lượng là sự vượt trội

Đây là quan điểm của giới học thuật, điểm quan trọng là các tiêu chuẩn CL phải cấp độ cao, chúng phải là cái tốt nhất cái vƣợt trội. Khi đó chúng ta có thể nói vật này là CL, vật kia có CL hơn. Người ta nói CL tiến bộ thường có nghĩa là sự vƣợt trội, tuy nhiên CL cũng không hẳn là sự vƣợt trội.

- Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu

Đây là quan điểm của người đánh giá ngoài, các nhà hoạch định chính sách và QL giáo dục đại học, kể cả tổ chức đảm bảo chất lƣợng GDĐH quốc tế (INQAHE - International Network of Quality Assurance In Higher Education). Cách tiếp cận này cho phép cung cấp một hình mẫu để xác định

các tiêu chí mà một sản phẩm hay dịch vụ cần có.

- Chất lượng được xem như là ngưỡng

Quan điểm của người thẩm định, theo quan điểm này, CL được hiểu là sự đáp ứng các ngƣỡng yêu cầu (tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật). Khái niệm CL này thường giúp hình thành nền tảng đối với các quyết định kiểm định, vấn đề là không phải lúc nào ta cũng hiểu rõ CL nền tảng là gì? Việc thiết lập các tiêu chuẩn ngƣỡng cũng làm hạn chế sự cải tiến. Việc hài lòng với các tiêu chuẩn ngƣỡng sẽ không kích thích sự cải tiến CL.

Nhƣợc điểm của cách tiếp cận này là nó không nêu rõ các tiêu chuẩn này đƣợc xây dựng nên trên cơ sở nào. Hơn nữa thuật ngữ tiêu chuẩn cho ta ý niệm về một hình mẫu tĩnh tại, nghĩa là một khỉ các thông số kỹ thuật đã đƣợc xác định thì không phải xem xét lại chúng nữa.

- Chất lượng là giá trị gia tăng

Quan điểm này nhấn mạnh đến kết quả điều gì sẽ xảy ra đối với VC. CL có nghĩa là giá trị được thêm vào VC trong quá trình Bồi dưỡng. Đây là phương pháp thiết lập kết quả đầu ra và ghi nhận kết quả học tập bồi dƣỡng của VC. Câu hỏi cơ bản đật ra là anh chị đã học đƣợc những gì qua khóa bồi dƣỡng?

- Chất lượng là sự hài lòng của khách hàng

Quan điểm này xuất phát từ việc đặt mình vào vị trí khách hàng thì CL đƣợc miêu tả nhƣ sau: “một vật có CL khi nó đáp ứng đƣợc kỳ vọng của người mua, CL là sự hài lòng của khách hàng.”

Tóm lại dù hiểu theo cách nào đi chăng nữa thì quản lí công tác bồi dƣỡng viên chức là phải làm cho công tác này đạt hiệu quả cao, làm hài lòng nhà quản lí và các viên chức đƣợc bồi dƣỡng bởi lẽ nhà quản lí và viên chức được bồi dưỡng trong trường hợp này đồng thời là “khách hàng”.

1.3.3. Nội dung của công tác quản lí bồi dưỡng viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp

Vì quản lí có 4 chức năng, nên có 4 nội dung tương ứng cho công tác quản lí bồi dƣỡng viên chức. Quản lí công tác bồi dƣỡng viên chức là thực hiện quy trình BD dựa trên cơ sở năng lực thực hiện công việc bao gồm 4 thành tố cơ bản sau:

1.3.3.1. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch và chính sách bồi dưỡng viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp

Xây dựng đƣợc kế hoạch, quy hoạch và chính sách bồi dƣỡng viên chức là khâu có vai trò định hướng trên cơ sở mục tiêu bồi dưỡng vì thế khi xây dựng kế hoạch, quy hoạch cần chú ý:

1. Nhu cầu bồi dƣỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm; yêu cầu quản lí theo tiêu chuẩn của từng chức vụ lãnh đạo, quản lí; tiêu chuẩn của hạng và chức danh nghề nghiệp, hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp của viên chức; quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ viên chức của cơ quan, đơn vị đáp ứng đƣợc yêu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị đó.

Xác định nhu Xác định nhu cầu BD cần dựa trên luận thuyết chính là:

Nhu cầu BD = Năng lực, phẩm chất cần có của VC – Năng lực, phẩm chất hiện có của VC

Nhƣ vậy, nếu VC có năng lực, phẩm chất làm việc hiện tại tốt, cao hơn hoặc bằng mức độ năng lực, phẩm chất cần có cho vị trí công việc của họ thì

Xác định nhu cầu BD

Thực hiện kế hoạch BD

Lập kế hoạch BD Đánh giá bồi dƣỡng

không cần BD. Chúng ta chỉ BD cho những người có năng lực, phẩm chất làm việc chƣa đáp ứng đƣợc mức độ năng lực, phẩm chất cần có cho vị trí công việc của họ.

2. Kế hoạch bồi dƣỡng viên chức đƣợc xây dựng trên cơ sở quy hoạch của Bộ, của ngành, của đơn vị sự nghiệp công lập và các đơn vị quản lí trực tiếp (khoa, phòng, ban, trung tâm…) và phù hợp với tiêu chuẩn chức danh.

Xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng cần trả lời các câu hỏi chính nhƣ: Mục tiêu kế hoạch? Nội dung là gì? Ai thực hiện? thời gian và địa điểm tiến hành?

Cách thức thực hiện? Kinh phí? Kiểm tra đánh giá nhƣ thế nào? Xây dựng một kế hoạch BD bao gồm các nội dung sau:

a/ Mục đích tổng thể f/ Phân phối thời gian

b/ Các mục tiêu cụ thể g/ Nội dung chính: Các chủ đề c/ Đối tƣợng chọn tham gia BD h/ Tài liệu BD

d/ Hỗ trợ đối với việc BD i/ Báo cáo viên, cộng tác viên e/ PPBD, các hoạt động của học viên k/ Các kết quả và tiêu chí cần đạt

n/ Chương trình chi tiết

3. Lựa chọn đối tƣợng cần bồi dƣỡng bảo đảm công khai, dân chủ, minh bạch, hiệu quả trong bồi dƣỡng viên chức.

4. Bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của viên chức liên quan đến bồi dƣỡng theo quy định của pháp luật.

Chương trình bồi dưỡng đã được các cơ quan Nhà nước, Chính phủ xây dựng và ấn định. Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị và cá nhân đƣợc cử đi bồi dưỡng để lựa chọn phương pháp, hình thức, bồi dưỡng cho phù hợp.

Trong quá trình xây dựng kế hoạch, quy hoạch và chính sách bồi dƣỡng viên chức cần tính toán dự trù kinh phí và trang thiết bị cho bồi dƣỡng để đảm bảo tính khả thi của công tác này tránh tình trạng bị động dẫn đến hiện tƣợng

“đầu voi, đuôi chuột” làm mất lòng tin đối với viên chức.

1.3.3.2. Tổ chức và chỉ đạo công tác bồi dưỡng viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp

Chỉ đạo tổ chức công tác bồi dƣỡng viên chức là thực hiện nhiệm vụ lấp đầy khoảng trống giữa một bên là những điều đã đạt đƣợc, đã có trong hiện tại với một bên là những yêu cầu cho những thứ cần ở tương lai, những thứ mà cần phải có theo chuẩn mực. Bồi dƣỡng viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp là thực hiện nhiệm vụ làm cho người ta “tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất” sao cho cập với chuẩn chức danh nghề nghiệp.

Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng về GD&ĐT, thực hiện chiến lƣợc phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay là “đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo”. Đảng và Nhà nước cùng ngành GD&ĐT đã ban hành rất nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác này. Về phía Nhà trường công chỉ đạo, tổ chức công tác bồi dưỡng VC, NLĐ cần làm những việc sau

 Phổ biến, tuyên truyền văn bản pháp luật để mỗi cá nhân nắm đƣợc đường lối, chủ trương… nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của hoạt động ĐTBD, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, của mỗi cá nhân trong việc đảm bảo chất lƣợng BD.

 Xây dựng các văn bản cấp trường chỉ đạo thực hiện công tác BD, giao trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận làm công tác tổ chức quản lí và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong công tác này.

 Ban hành quy chế về ĐTBD gắn với tổ chức và hoạt động trong nhà trường, quy chế chi tiêu nội bộ…nghĩa là phải thực hiện đồng bộ hóa các văn bản thuộc cùng cấp quản lí, phân cấp, phân quyền rõ ràng.

 Đặt ra mục tiêu cụ thể của Nhà trường, của từng đơn vị và của mỗi cá nhân trong công tác BD thậm chí kí cam kết thực hiện.

 Lập kế hoạch tổng thể cho từng giai đoạn, từng năm, thậm chí từng tháng, đƣa ra đầy đủ các tiêu chí lƣạ chọn VC, NLĐ đi bồi dƣỡng để tránh sự chồng chéo, thiếu tính khả thi.

 Lựa chọn cơ sở ĐTBD có uy tín, đúng với từng vị trí việc làm, đúng với hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp.

 Kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo thường xuyên về công tác BD VC và NLĐ.

 Động viên khích lệ kịp thời đối với VC, NLĐ thực hiên tốt công tác này.

 Quy trách nhiệm, đền bù chi phí ĐTBD, thậm chí kỉ luật đối với tổ chức, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ BD gây ảnh hưởng tới kế hoạch tổng thể của Nhà trường.

1.3.3.3. Kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp

Kiểm tra, đánh giá công tác bồi dƣỡng viên chức để thấy đƣợc mức độ hài lòng của nhà quản lí và của người học. Nếu tổ chức công tác BD xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng, cụ thể hóa bằng các văn bản chỉ đạo của các ngành các cấp, đến xây dựng kế hoạch, đến lựa chọn học viên theo học thì quá trình kiểm tra đánh giá sẽ theo một quy trình ngƣợc lại. Từ kiểm tra, đánh giá các học viên chúng ta có thể thấy đƣợc.

1. Kết quả học tập.

2. Học viên biết những gì mà họ không biết trước đây (thay đổi về kiến thức).

3. Học viên có thể làm được những gì mà họ không thể làm trước đây (thay đổi về kỹ năng).

4. Thái độ học viên thay đổi thế nào so với trước đây (thay đổi về thái độ).

Kiểm tra đánh giá giữ một vai trò quan trọng trong công tác quản lí chất lƣợng ĐTBD. Qua kiểm tra, đánh giá mới có thể rút ra các bài học kinh nghiệm để điều chỉnh, uốn nắn kịp thời trong quá trình BD.

Qua kiểm tra, đánh giá BD chúng ta sẽ trả lời đƣợc các câu hỏi chính như: BD có đạt mục tiêu không? Nội dung có phù hợp không? Chương trình có phù hợp không? Giảng viên có đáp ứng được yêu cầu của chương trình BD không? Học viên có tham gia vào quá trình BD không? Công tác tổ chức có tốt không? Học viên học đƣợc những gì và họ áp dụng đƣợc những điều đã học vào thực tế công việc không? Hiệu quả của chương trình BD?

Chú ý công tác đánh giá, kiểm tra đối với việc thực hiện công việc của VC, NLĐ phải thực sự là động lực cho VC, NLĐ thực hiện tốt hơn nhiệm vụ đƣợc giao. Muốn vậy VC, NLĐ cần đƣợc đánh giá, công nhận một cách công bằng, dân chủ, khách quan. Cách đánh giá cào bằng, trung bình chủ nghĩa sẽ không khuyến khích đƣợc họ làm việc hăng say, nhiệt tình với tất cả khả năng của mình.

Khi bàn về công tác ĐTBD Hồ Chủ Tịch đã chỉ ra , “Dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan hệ với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó đƣợc khen ngợi, thì những người đó càng thêm hăng hái và người khác cũng học theo. Càng dân chủ thì càng có nhiều sáng kiến. Sáng kiến chỉ ra đời khi người đó tâm huyết, hăng hái làm việc trong một môi trường dân chủ” [(Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 5, trang 543; Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội).]

1.4. Tính tất yếu phải thực hiện công tác quản lí bồi dƣỡng viên chức ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp

Công tác quản lí BD chỉ phát huy tác dụng khi sự vận hành các yếu tố của nó hợp với những quy luật khách quan. Phải thực hiện công tác quản lí

bồi dưỡng viên chức ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp bởi bốn lí do sau:

Thứ nhất, do yêu cầu tất yếu trong thời kỳ đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế.

Khi hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta có nhiều những thuận lợi, đƣợc tiếp xúc với những nền văn minh tiên tiến, con người được nâng cao chất lƣợng cuộc sống, đƣợc sử dụng những máy móc hiện đại, những sản phẩm có chất lƣợng, hàng hóa đa dạng, cao cấp hơn nữa là những “mặt hàng thông minh” giúp cuộc sống đổi thay, phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi ấy đòi hỏi mỗi chúng ta phải đổi mới, phải hòa nhập và đặc biệt là phải học tập, nâng cao trình độ kiến thức, nâng cao nhận thức để có thể sử dụng những “mặt hàng thông minh”, những cỗ máy hiện đại. Lẽ tất yếu, giáo dục sẽ phải là đối tƣợng đầu tiên phải đổi mới.

Yêu cầu tất yếu đặt ra không chỉ với bản thân các viên chức đi bồi dƣỡng (học viên) mà còn là yêu cầu đối với toàn Đảng, toàn dân, mọi cấp mọi ngành vì thế mà chúng ta cần đổi mới “toàn diện”.

Với bản thân mỗi viên chức, NLĐ trong Nhà trường không thực hiện việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng không đáp ứng được đổi mới của chương trình sách giáo khoa, không đáp ứng đƣợc ngày càng cao trong thực thi nhiệm vụ nhƣ sử dụng thành thạo vi tính, sử dụng và cập nhật các phần mềm mới hỗ trợ công tác, cập nhật văn bản pháp quy, sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp...

Không tự BD là tự loại bỏ bản thân ra khỏi cuộc chơi “Hội nhập kinh tế quốc tế”. Khi ra nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái bình dương (TPP) không còn chuyện “đánh trống ghi tên” mà phải lao động thực sự, thụ hưởng từ chính sự nỗ lực phấn đấu của bản thân.

Đối với ngành: Nâng cao toàn diện chất lƣợng, hiệu quả hoạt động ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đổi mới là một nhiệm vụ cấp bách.

Đối với Trường ĐHSP Hà Nội 2: Cần phải khẳng định mình trong TOP 7 trường sư phạm trọng điểm của cả nước. Trên thế giới việc đánh giá các trường ĐH đã thực hiện từ rất lâu, qua đó mỗi trường tự xem xét và đổi mới, phấn đấu cho sự tồn tại, phát triển nhà trường. Tại Việt Nam việc đánh giá các trường ĐH đã tiến hành khoảng chục năm trở lại đây, một số trường đã thông qua được bước một, còn ĐHSP Hà Nội 2 đã và đang rất khó khăn để hoàn thành bước này mà lí do rất quan trọng là đội ngũ chưa cập chuẩn. Vì thế, trong thực thi nhiệm vụ của mình, Trường chưa đáp được ứng yêu cầu.

Về phía Nhà nước và Chính phủ, coi vấn đề ĐTBD là nhiệm vụ trọng tâm trong đổi mới giáo dục. Vì thế Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về công tác ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức. Ở đây, có thể kể ra hàng loạt các văn bản sau:

Nghị quyết số 29-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (2015) Cộng sản Việt Nam về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Thông tƣ số 19/2014/TT-BNV ngày 04 tháng 12 năm 2014 quy định, hướng dẫn công tác bồi dưỡng viên chức...

Ngày 25 tháng 01 năm 2016 Thủ tướng đã ký Quyết định số 163/QĐ- TTg phê duyệt Đề án ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 – 2025. Theo đó, mục tiêu chung là “Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lƣợng và hiệu quả đào tạo, bồi dƣỡng, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế”.

Thứ hai, do yêu cầu phải chuẩn hóa chức danh nghề nghiệp ở các cơ sở giáo dục và đào tạo của Chính phủ, của Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trước yêu cầu cấp bách phải đổi mới giáo dục, Chính phủ, Bộ Nội vụ

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng viên chức tại trường đại học sư phạm hà nội 2 theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp (Trang 31 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)