Chương 2.THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC TẠI TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 HIỆN NAY
2.1. Khái quát về Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
2.1.1. Giới thiệu về Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 được thành lập năm 1967 theo Quyết định số 128/CP ngày 14 tháng 8 năm 1967 của Thủ tướng Chính phủ.
Trường là cơ sở đào tạo giáo viên cho các trường phổ thông đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục, đồng thời đào tạo, bồi dưỡng giảng viên cho các trường đại học, cao đẳng; là cơ sở đào tạo cử nhân đa ngành, đa lĩnh vực phục vụ cho việc phát triển kinh tế, văn hóa xã hội; là trung tâm nghiên cứu khoa học giáo dục, khoa học cơ bản và ứng dụng, là cầu nối chuyển giao khoa học công nghệ mới vào thực tiễn giáo dục, văn hóa, kinh tế.
Nhà trường có quy mô: (Số liệu tính đến ngày 31/12/2015).
+ 12 khoa, 01 Trung tâm Giáo dục Quốc phòng Hà Nội 2, 01 Bộ môn TLGD với 26 ngành đào tạo bậc đại học,16 chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ; 03 chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ.
+ 9 phòng, 09 đơn vị trực thuộc.
Tổng số viên chức: 557 (gồm cả 22 sĩ quan biệt phái); trong đó: Nữ:
310, Nhà giáo Ƣu tú: 04; Phó Giáo sƣ: 15; Tiến sĩ: 91; đang làm NCS: 126;
Thạc sĩ: 253; đang học ThS: 39; đang học ở nước ngoài: 20; Giảng viên cao cấp: 15; Giảng viên chính: 68; Giảng viên: 235 và 22 sĩ quan biệt phái;
Chuyên viên chính: 09; Chuyên viên: 110; tổng số viên chức giảng dạy: 330, chiếm tỉ lệ 57% tổng số viên chức toàn trường.
- Tổng số sinh viên đại học chính quy: 8.402 - Tổng số học viên cao học: 807
- Tổng số nghiên cứu sinh: 46
- Tổng số học viên hệ vừa làm vừa học: 7.650 thuộc các tỉnh: Sơn La, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Thanh Hoá, Hòa Bình, Điện Biên, Ninh Bình, Hải Phòng, Hà Nội[38, tr.2-3].
Số liệu nhà trường 5 năm học gần đây thể hiện qua bảng tổng hợp sau:
2011- 2012
2012- 2013
2013- 2014
2014- 2015
2015- 2016
BGH nhiệm kỳ IX 4 4 4 4 4
Số đơn vị 31 31 31 31 31
Số khoa 11 11 11 11 12
Số phòng 10 10 10 10 9
Số bộ môn trực thuộc 1 1 1 1 1
Số đơn vị trực thuộc 10 10 10 10 9
Số đơn vị thành lập mới 0 0 0 0 2
Số Lao động 555 533 559 563 579
Số LĐ hợp đồng dài hạn 205 180 179 182 572
Số viên chức 555 533 559 563 579
Số nữ viên chức 301 289 290 293 310
Số PGS 6 10 10 13 15
Số TS 47 58 70 78 91
Số Th.s 191 213 252 256 253
Số Cử nhân ĐH 227 184 165 162 168
Số Cử nhân CĐ 7 5 7 4 11
Số GVCC 0 2 3 3 15
Số GVC 74 67 65 64 68
Số GV 228 218 250 254 257
Số CVC 6 5 9 9 9
Số CV 104 106 99 97 110
Số TC,SC 83 73 65 63 42
LĐ hợp đồng công việc 5 5 3 3 5
LĐ tuyển mới 31 5 15 9 26
Số tuyển mới là GV 25 5 13 9 20
Số VC chuyển đi 2 2 2 4 2
Số VC nghỉ hưu 20 16 17 20 14
Số VC chấm dứt HĐ 0 0 14 1 4
[Nguồn: Báo cáo chính trị của BCHĐB khóa XI trình ĐH Đại biểu Đảng bộ Trường ĐHSP Hà Nội 2 lần thứ XII, nhiệm kỳ 2015-2020 và số liệu Phòng TCCB, Trường ĐHSP Hà Nội 2 cung cấp]
2.1.2. Chất lượng viên chức, người lao động và tình hình phát triển của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 trong giai đoạn 2011 – 2015
Qua bảng tổng hợp trên chúng ta dễ dàng nhận thấy thông qua số liệu, trình độ học vấn của viên chức ngày càng tăng cao, năm 2011 chỉ có 47 tiến sĩ, 191 thạc sĩ đến năm 2015 đã có 91 tiến sĩ, 253 thạc sĩ chưa kể 12 người chuyển công tác có tới 10 người có học vị tiến sĩ. Số người có học hàm cũng tăng cao, năm 2011 có 6 PGS đến năm 2015 đã có 15 PGS.
Sở dĩ đội ngũ viên chức có học hàm, học vị ngày càng cao là do:
Thứ nhất, Nhà trường tạo điều kiện để các viên chức được đi đào tạo, bồi dƣỡng, nhất là đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ, không hạn chế về số lƣợng, không yêu cầu về thâm niên công tác.
Thứ hai, do chính sách tuyển dụng, nhằm thúc đẩy và động viên các viên chức trẻ đi ĐTBD. Trong kế hoạch tuyển dụng viên chức từ năm 2007 đến năm 2011 đều yêu cầu: “Những người đã được ký hợp đồng sẽ được xét tuyển và bổ nhiệm chính thức vào ngạch viên chức nếu đạt 2 tiêu chuẩn sau:
1/ Kết quả làm việc trong thời gian hợp đồng đáp ứng yêu cầu của ngạch viên chức.
2/ Đạt kết quả tốt về bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ:
a/ Giảng viên: thi đỗ cao học và có trình độ ngoại ngữ tương đương TOEFL 500 điểm trở lên hoặc thi đỗ nghiên cứu sinh.
b/ Ngạch chuyên viên và tương đương: có chứng chỉ Quản lí hành chính Nhà nước và trình độ ngoại ngữ C, tin học C”
Thứ ba, yêu cầu tuyển dụng ngày càng khắt khe, các đối tƣợng có học vị cao được ưu tiên trong tuyển dụng khi xét hồ sơ và được hưởng bậc lương cao hơn người có học vị thấp (người có trình độ đại học hưởng lương bậc 1;
người đã có trình độ thạc sĩ hưởng lương bậc 2; người đã có trình độ tiến sĩ hưởng lương bậc 3).
Thông báo tuyển dụng viên chức từ các năm 2012 đến 2016 của Trường ĐHSP Hà Nội 2 chỉ rõ “Tuyển thẳng (còn gọi là xét tuyển đặc cách):
Ứng viên có học vị Tiến sỹ hoặc đạt giải nhất trong kỳ thi Olympic sinh viên toàn quốc; Ứng viên thuộc lĩnh vực thể dục, thể thao có tài năng, năng khiếu đặc biệt”.
Thứ tư, xu thế “đám đông” trong cùng một đơn vị có nhiều người đi học có bằng cấp cao hơn đã tạo ra áp lực cho những người còn lại cũng phải phấn đấu đi học.
Thứ năm, các nguyên nhân khác nhƣ đi học để đủ điều kiện thi nâng ngạch, chuyển ngạch, đi học để khẳng định mình không thua kém người khác...
Khi xem xét, đánh giá về chất lượng viên chức, người lao động thông qua kết quả lao động, chúng ta có thể xem xét theo các đối tƣợng nhƣ sau:
- Viên chức quản lí.
- Viên chức giảng dạy.
- Viên chức khối hành chính.
- Người lao động (hợp đồng không qua thi tuyển hoặc xét tuyển và hợp đồng theo nghị định 68 của Chính phủ nhƣ bảo vệ, lái xe cơ quan, vệ sinh môi trường, nhân viên điện nước...).
Đánh giá chất lượng viên chức quản lí: Trong 5 năm qua dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, BGH, đội ngũ viên chức quản lí đã có những bước tiến rõ dệt, có nhiều kinh nghiệm quản lí, vì thế nền nếp hành chính đƣợc chấn chỉnh, cải thiện, tác phong lề lối làm việc chuẩn chỉ hơn, viên chức không còn đi muộn, về sớm. Giảng viên không bỏ giờ, bỏ tiết, việc coi thi, chấm thi cũng đƣợc các viên chức quản lí xiết chặt. Nói chung, đội ngũ viên chức quản lí đã đem lại niềm tin cho viên chức và sinh viên Nhà trường. Bên cạnh đó, vẫn còn một số viên chức quản lí chƣa làm hết trách nhiệm hoặc thiếu kinh nghiệm quản lí, thiếu năng lực lãnh đạo và đặc biệt chƣa đƣợc bồi dưỡng về công tác quản lí. Vì thế, Nhà trường đã phải cho tạm dừng công tác quản lí đối với một vài người hoặc điều động làm công việc khác, một số vị trí đang chờ tìm kiếm người thay thế.
Đánh giá về viên chức giảng dạy: Phần đa viên chức giảng dạy đã phát huy tốt năng lực chuyên môn, khả năng truyền thụ kiến thức cho sinh viên và đặc biệt là trách nhiệm với nghề. Tuy nhiên, qua đánh giá từ phía người học (thông qua phiếu đánh giá, phản hồi từ phía người học) và thăm dò tín nhiệm đã nhận thấy rằng: Một số ít giảng viên (khoảng 5%) không có đổi mới, vẫn bị chê là yếu kém (yếu kém ổn định), một số giảng viên còn lúng túng khi truyền đạt nội dung tới sinh viên. Một số biểu hiện năng lực yếu kém.
Đánh giá về viên chức khối hành chính: Số viên chức này chiếm tỷ lệ khá cao (CVC: 9 người; CV và tương đương 110 người) trong trường. Họ có vai trò “ong thợ” trong bộ máy hành chính, tuy nhiên, qua phản hồi từ viên chức quản lí: những chú “ong thợ” này cần phải đƣợc đi học nghề cơ bản vì hầu hết họ chỉ làm việc theo thói quen và kinh nghiệm từ các thế hệ đi trước,
100% họ không đƣợc học để làm hành chính (trái nghề). Tồn tại một số viên chức qua kiểm tra nhiều lần không đạt nhƣng cũng chỉ chuyển đơn vị công tác chƣa có biện pháp cứng rắn khiến các đối tƣợng đó buộc phải tự BD đáp ứng nhu cầu công tác. Các viên chức đó không bị hạ ngạch, không bị chuyển vị trí việc làm nhƣ vậy họ vẫn ung dung mặc dù mình thiếu trách nhiệm với bản thân và thiếu trách nhiệm với đơn vị.
Đánh giá về người lao động: Khi tìm hiểu và nghiên cứu về đối tượng này ở Trường ĐHSP Hà Nội 2, chúng tôi nhận thấy, vẫn còn hiện tượng công tác tuyển và ký hợp đồng đối với những lao động này dễ dãi, do hợp lý hóa gia đình (vợ, chồng, con, em,... Số lao động này chƣa đảm bảo đƣợc chất lƣợng nghề nghiệp, sức khỏe không đảm bảo, ý thức kỷ luật lao động kém thể hiện ở chỗ dù đã bị nhắc nhở nhiều lần vẫn không thay đổi.
Tóm lại, chất lượng VC và NLĐ của Trường ĐHSP Hà Nội 2 trong 5 năm gần đây (2011 - 2015) đƣợc đánh giá có chất lƣợng hơn; viên chức, người lao động được cử đi ĐTBD ngày càng tăng; mỗi năm số VC và NLĐ đạt đƣợc học hàm, học vị và bằng cấp cao hơn ngày càng nhiều. Tuy nhiên, để áp ứng nhu cầu phát triển của Nhà trường và thách thức trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà trường cần phải có chính sách phát triển đội ngũ đi vào thực tế hơn, công tác ĐT, BD VC và NLĐ cần chấn chỉnh và quản lí chặt chẽ hơn nữa. Đối tƣợng LĐ chƣa đáp ứng yêu cầu công việc cần phải sớm được bồi dưỡng để đảm bảo môi trường làm việc vui vẻ, công bằng, đồng thuận không có sự so bì, tị nạnh giữa các đối tượng. Người làm tốt cần được động viên, khích lệ kịp thời, người làm chưa tốt cần có biện pháp xử lý thậm chí phải bỏ tiền túi ra để tự đi học đáp ứng yêu cầu công việc.