Quy định của các cấp có thẩm quyền về chất lượng đội ngũ viên chức đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng viên chức tại trường đại học sư phạm hà nội 2 theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp (Trang 50 - 54)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC

1.5. Một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới công tác quản lí bồi dưỡng viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp

1.5.3. Quy định của các cấp có thẩm quyền về chất lượng đội ngũ viên chức đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm

Điều 5 Thông tƣ số 12/2012/TT-BNV ngày 18 tháng 12 năm 2012 quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đã nêu:

Kết cấu chung của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Mỗi chức danh nghề nghiệp đƣợc kết cấu bao gồm:

1. Tên và hạng của chức danh nghề nghiệp;

2. Nhiệm vụ: liệt kê chi tiết và cụ thể những công việc phải thực hiện có mức độ phức tạp phù hợp với hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp;

3. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp;

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dƣỡng;

5. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Điều 7 Luật Viên chức quy định về vị trí việc làm nhƣ sau: Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ

quản lí tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lí viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Nhƣ vậy, chất lƣợng đội ngũ VC đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm nghĩa là đội ngũ VC đạt tất cả các tiêu chí về nhiệm vụ, đạo đức nghề nghiệp, trình độ ĐTBD và năng lực chuyên môn nghề nghiệp tương ứng với từng vị trí việc làm, từng hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp. Chính những quy định này là tác động mạnh mẽ để người lao động nói chung phải phấn đấu học tập, đồng thời giúp cho các nhà quản lí hoạch định chính sách và xây dựng kế hoạch ĐTBD viên chức và NLĐ của đơn vị mình sao cho phù hợp.

Ví dụ chất lượng của giảng viên trong trường ĐHSP là đầy đủ những phẩm chất, năng lực, khả năng của một viên chức đạt đƣợc các tiêu chí sau:

1. Tên hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp: Giảng viên (hạng III) - Mã số: V.07.01.03.

2. Nhiệm vụ:

a) Giảng dạy, hướng dẫn và chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp trình độ cao đẳng, đại học. Giảng viên trong thời gian làm công tác trợ giảng thực hiện hỗ trợ giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sƣ, giáo sƣ trong các hoạt động giảng dạy, bao gồm: Chuẩn bị bài giảng, phụ đạo, hướng dẫn bài tập, thảo luận, thí nghiệm, thực hành và chấm bài;

b) Tham gia giảng dạy chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và hướng dẫn, đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nếu có đủ tiêu chuẩn theo quy định;

c) Tham gia xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo; tham gia đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên;

d) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn sách phục vụ đào tạo;

đ) Tổ chức và tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học; viết và tham gia báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học; tham gia triển khai các hoạt động chuyển giao công nghệ cho cơ sở sản xuất;

e) Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và bảo đảm chất lƣợng giáo dục đại học;

g) Tham gia công tác chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập; hướng dẫn thảo luận, thực hành, thí nghiệm và thực tập;

h) Học tập bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

i) Tham gia công tác quản lí, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác đƣợc phân công.

3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dƣỡng:

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành giảng dạy;

b) Có chứng chỉ bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giảng viên;

c) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tƣ số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Đối với giảng viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tƣ số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

d) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tƣ số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

a) Nắm vững kiến thức cơ bản của môn học đƣợc phân công giảng dạy

và có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo đƣợc giao đảm nhiệm;

b) Nắm vững mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học đƣợc phân công thuộc chuyên ngành đào tạo. Xác định đƣợc thực tiễn và xu thế phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước;

c) Biên soạn giáo án, tập hợp các tài liệu tham khảo liên quan của bộ môn, chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình, sách hướng dẫn bài tập, thực hành, thí nghiệm;

d) Có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học và tổ chức cho sinh viên nghiên cứu khoa học; ứng dụng, triển khai những kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ vào công tác giáo dục và đào tạo, sản xuất và đời sống;

đ) Có phương pháp dạy học hiệu quả, phù hợp với nội dung môn học;

giảng dạy đạt yêu cầu trở lên.

Tiểu kết chương 1

Chương I của luận văn này trình bày một cách hệ thống những vấn đề có tính lý luận của việc quản lí công tác bồi dƣỡng viên chức và NLĐ theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp với một hệ thống các khái niệm và quan điểm có tính chất nền tảng nhƣ: Bồi dƣỡng, bồi dƣỡng VC, chức danh nghề nghiệp, hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp, tiêu chuẩn hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp, quản lí, nhận thức của lãnh đạo, nhận thức của VC về công tác bồi dƣỡng, quy trình ĐTBD; Tính tất yếu phải thực hiện công tác quản lí bồi dưỡng VC ở Trường ĐHSP Hà Nội 2 theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp vv.. Những nội dung nghiên cứu này sẽ làm cơ sở cho việc tiếp tục đi sâu vào tìm hiểu thực trạng quản lí công tác bồi dưỡng viên chức ở Trường ĐHSP Hà Nội 2 và xa hơn nữa là việc đề ra các biện pháp giúp quản lí công tác này ở Trường ĐHSP Hà Nội 2 đạt hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng viên chức tại trường đại học sư phạm hà nội 2 theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)