Chương 2.THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC TẠI TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 HIỆN NAY
2.4. Nguyên nhân của thực trạng và những bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác quản lí bồi dƣỡng viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
2.4.1. Nguyên nhân của thực trạng
Tìm ra nguyên nhân thực trạng để khắc phục luôn là yếu tố quan trọng trong quản lí và giáo dục cũng giống nhƣ bác sĩ nhìn thấy bệnh của bệnh nhân nhƣng không hẳn đã chữa khỏi mà cần tìm ra căn nguyên của bệnh mới có thể trị bệnh triệt để.
Qua tìm hiểu thực trạng, khảo sát, phân tích, đánh giá những thế mạnh và những tồn tại trong quản lí công tác BD VC và NLĐ ở Trường ĐHSP Hà Nội 2 trong 5 năm gần đây có thể nhận thấy, sở dĩ công tác này vẫn còn những tồn tại là do 4 nguyên nhân chủ yếu sau:
- Thứ nhất, Nhà trường chưa chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ cho công tác bồi dƣỡng viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp.
Cụ thể:
+ Nhà trường vẫn chưa làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục để đội ngũ lao động nhận thức đƣợc tầm quan trọng của sự bồi dƣỡng; chƣa có sự tuyên truyền phổ biến các văn bản về giáo dục bằng một hình thức nào khác ngoài việc chuyển các văn bản đó lên Website của Nhà trường.
+ Viên chức mới được tuyển dụng vào Nhà trường theo hình thức xét tuyển nên khâu tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục cũng bị bỏ qua, ứng viên đƣợc tuyển dụng không nắm đƣợc các chính sách về ĐTBD, quyền lợi và nghĩa vụ về ĐTBD dẫn tới tình trạng có ứng viên sau khi đƣợc tuyển dụng đã hết thời gian tập sự vẫn chƣa có đủ các điều kiện để xét hết tập sự (nhƣ chứng chỉ bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm dành cho giảng viên, chứng chỉ quản lí hành chính nhà nước dành cho chuyên viên...). Khi được hỏi tại sao thiếu thì họ chỉ biết trả lời “em không biết là phải chuẩn bị (ít nhất trong năm học 2015 – 2016 đã có 02 ứng viên gặp phải lỗi nhƣ vậy đó là ứng viên Phan Trường Huy tuyển dụng làm chuyên viên Phòng Quản trị Đời sống; ứng viên Trần Thị Hạnh tuyển dụng làm chuyên viên TT GDQP Hà Nội 2).
+ Nhà trường chưa chuẩn bị cơ sở vật chất kĩ thuật, trang thiết bị, học liệu,...cho ĐTBD đội ngũ mà mới chỉ chú trọng chuẩn bị cơ sở, vật chất, trang thiết bị cho đào tạo sinh viên. Đến 14 tháng 8 năm 2015 Nhà trường mới chính thức thành lập Trung tâm Nghiệp vụ Sƣ phạm [QĐ số 784/QĐ- ĐHSPHN2].
+ Nhà trường chưa xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển đội ngũ, chƣa có kế hoạch cụ thể cho công tác BD viên chức và NLĐ.
+ Nhà trường chưa ĐTBD đội ngũ giảng viên, cộng tác viên để làm nòng cốt cho công tác BD nên không chủ động việc BD cho đội ngũ ngay tại cơ sở.
- Thứ hai, nhận thức và quan điểm của lãnh đạo đơn vị về công tác bồi
dƣỡng viên chức và NLĐ còn hạn chế.
Như phân tích ở chương 1, chúng ta thấy vai trò của đội ngũ lãnh đạo là hết sức quan trọng - trong đó có vai trò chỉ đạo, định hướng. Tuy nhiên công tác BDVC và NLĐ theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp ở Trường ĐHSP Hà Nội 2 chưa được lãnh đạo Nhà trưởng ủng hộ, phải chăng nhận thức của lãnh đạo về công tác này chƣa thực sự cần thiết? Vẫn biết rằng do cách quản lí, tuyển dụng theo kiểu “người tìm việc” đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người lao động Việt Nam nên việc chuyển đổi tư duy sang “việc tìm người”, tuyển dụng, phân công theo vị trí việc làm và hạng viên chức là một vấn đề mới đòi hỏi cần có thời gian thích nghi.
- Thứ ba, nhận thức của bản thân đội ngũ viên chức về công tác bồi dƣỡng viên chức và NLĐ còn hạn chế.
+ Nhƣ phân tích ở trên, chúng ta nhận thấy công tác tuyên truyền văn bản của Nhà trường chưa hiệu quả do đó đội ngũ viên chức và NLĐ thiếu hẳn một kênh thông tin cực kỳ quan trọng. Do không hiểu biết các văn bản quy phạm pháp luật, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước nên nhận thức về bồi dƣỡng là rất mơ hồ. Vì vậy, họ không mặn mà với việc bồi dƣỡng và quên mất nhiệm vụ quan trọng của mình là phải “thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ”[Khoản 4, Điều 7 Luật Viên chức].
Chỉ đến khi họ muốn thăng hạng viên chức hoặc muốn thay đổi vị trí việc làm thì mới nhận thấy cần phải bồi dƣỡng và khi đó mục đích của việc học không phải là để lấp đầy chỗ còn thiếu về kiến thức, thay đổi về nhận thức để tiến bộ mà vì bằng cấp, vì chứng chỉ để hoàn thiện hồ sơ mà thôi.
+ Công tác quản lí lỏng lẻo cũng là nguyên nhân làm cho đội ngũ VC và NLĐ không nhận thấy vai trò của bồi dƣỡng quan trọng nhƣ thế nào.
Trong thực tế, Nhà trường không có chính sách khuyến khích, động viên đối với tập thể, cá nhân tham gia tích cực quá trình BD đồng thời không xử phạt hay trừ thi đua với những tập thể và cá nhân không tham gia BD. Khi viên
chức và NLĐ tham gia BD nhƣng không có kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm dẫn đến các cá nhân sẽ coi thường việc BD, cảm nhận chuyến đi học tập mà Nhà trường cử đi giống với đi du lịch hơn là đi bồi dưỡng, học hỏi kinh nghiệm.
- Thứ tư, thiếu các quy định về chất lƣợng đội ngũ viên chức đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm.
Nguyên nhân này đã và đang xảy ra ở rất nhiều cơ sở giáo dục trong đó có Trường ĐHSP Hà Nội 2. Do chưa có sự thống nhất trong quản lí về ĐTBD từ Trung ương đến cơ sở, chưa đồng bộ trong việc ban hành các chủ trương, chế độ chính sách đối với ĐTBD. Trong thời gian qua Nhà nước, Chính phủ, các Bộ, Ban ngành đều đã có sự chuyển biến lớn về cải cách hành chính nhưng vẫn còn rất nhiều thủ tục rườm rà, nhiều chủ trương chính sách ở cơ sở chƣa kịp ban hành thì văn bản ở cấp trên đã lỗi thời. Ví dụ Luật Viên chức đã có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 2012 trong đó có ghi “Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan quy định hệ thống danh mục, tiêu chuẩn và mã số chức danh nghề nghiệp”[21, tr.2]. Vậy mà đến nay - gần 5 năm Luật Viên chức có hiệu lực, còn rất nhiều ngành, nhiều vị trí việc làm vẫn chƣa có quy định hệ thống danh mục, tiêu chuẩn và mã số chức danh nghề nghiệp, một số vị trí việc làm đã có đƣợc quy định nhƣng cũng rất chậm so với Luật Viên chức (xem bảng 3.1 thống kê các văn bản quy định hệ thống danh mục, tiêu chuẩn và mã số chức danh nghề nghiệp ở chương III). Ở Trường ĐHSP Hà Nội 2 hiện số công chức, viên chức và NLĐ thuộc 22 ngạch viên chức khác nhau nhƣng vẫn có một số ngạch viên chức chƣa có văn bản quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ Công chức và Luật Viên chức. Trường ĐHSP Hà Nội 2 cũng chƣa chính thức có quy định chất lƣợng đội ngũ viên chức đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm, do đó đội ngũ lao động
chƣa chủ động trong công tác BD.