Hoàn thiện các quy định của các cấp có thẩm quyền về chất lượng đội ngũ viên chức và NLĐ đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng viên chức tại trường đại học sư phạm hà nội 2 theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp (Trang 106 - 113)

Chương 3. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÍ BỒI DƢỠNG VIÊN CHỨC THEO HẠNG VIÊN CHỨC VÀ CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP Ở TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 HIỆN NAY

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lí bồi dƣỡng viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 hiện nay

3.2.4. Hoàn thiện các quy định của các cấp có thẩm quyền về chất lượng đội ngũ viên chức và NLĐ đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Thông qua biện pháp này nhằm thống nhất trong toàn trường quy định về chuẩn chất lƣợng đội ngũ VC và NLĐ để làm cơ sở tuyển dụng, sử dụng và quản lí VC, NLĐ trong các năm tiếp theo.

Biện pháp này cũng tạo ra căn cứ pháp lý để yêu cầu mọi viên chức và người lao động trong đơn vị phải tự giác, chủ động bồi dưỡng năng lực đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Căn cứ vào quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức của các ngạch viên chức tương ứng với các chức danh nghề nghiệp mà Nhà trường hiện có và dự báo tuyển dụng trong quy hoạch tổng thể của trường để ban hành quy định chuẩn chất lượng đội ngũ, Nhà trường nên tập trung vào các nội dung sau: Nghiên cứu kỹ các văn bản về quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy, viên chức hành chính (chuyên viên và tương đương) viên chức chuyên ngành thư viện, viên chức chuyên ngành kế toán, viên chức chuyên ngành khoa học công nghệ, viên chức chuyên ngành y tế và một số chuyên ngành đặc thù có ở Trường ĐHSP

Hà Nội 2 và xây dựng quy định chuẩn chất lượng đội ngũ của Trường ĐHSP Hà Nội 2; Triển khai đồng bộ quy định chuẩn chất lƣợng đội ngũ cùng ba biện pháp trên; Chỉ đạo thực hiện quy định chuẩn chất lƣợng đội ngũ; Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện và rút kinh nghiệm, điều chỉnh việc thực hiện quy định đối với đội ngũ.

3.2.4.3. Cách thức tiến hành

Thứ nhất, nghiên cứu kỹ các văn bản về quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy, viên chức hành chính (chuyên viên và tương đương) viên chức chuyên ngành thư viện, viên chức chuyên ngành kế toán, viên chức chuyên ngành khoa học công nghệ, viên chức chuyên ngành y tế và một số chuyên ngành đặc thù có ở Trường ĐHSP Hà Nội 2 để làm cơ sở ban hành Quy định chuẩn chất lượng đội ngũ viên chức của Nhà trường.

Đề làm tốt công việc này, cần phải thực hiện một số việc sau:

- Thành lập Tổ công tác Xây dựng “Quy định về chuẩn chất lƣợng đội ngũ viên chức và NLĐ trong Trường ĐHSP Hà Nội 2” (Quy định) trong đó chỉ rõ trách nhiệm, nhiệm vụ, thời gian hoàn thành, yêu cầu về nội dung tối thiểu và tính pháp lí của Quy định.

- Tổ chức lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo “Quy định về chuẩn chất lượng đội ngũ viên chức và NLĐ trong Trường ĐHSP Hà Nội 2”.

Do đặc thù ở Trường ĐHSP Hà Nội 2 có nhiều chức danh nghề nghiệp khác nhau nên phải xây dựng chuẩn chất lƣợng đội ngũ cho từng chức danh đó. Cấu trúc chuẩn chất lƣợng cho mỗi chức danh đảm bảo theo hệ thống dưới đây:

1. Tên và hạng của chức danh nghề nghiệp;

2. Nhiệm vụ: liệt kê chi tiết và cụ thể những công việc phải thực hiện có mức độ phức tạp phù hợp với hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp;

3. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp;

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dƣỡng;

5. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Chúng ta cần xây dựng quy định chuẩn chất lƣợng cho tất cả các chức danh nghề nghiệp của Nhà trường, mặc dù xét tổng thể chắc chắn ở mỗi chức danh nghề nghiệp nhất định sẽ có nhiều điểm chung so với chức danh nghề nghiệp khác bởi nó cùng hạng viên chức (cùng hạng II, hạng III...), nhƣng chúng ta đang hướng tới “làm gì học đấy” để đội ngũ dễ hiểu, dễ nhận biết, dễ tra cứu.

- Sửa chữa, hoàn thiện lấy ý kiến góp ý lần cuối cho dự thảo.

Dưới đây là danh mục một số Thông tư quy định chức danh, mã số, tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức, viên chức và Thông tƣ liên tịch quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức (để nghiên cứu làm căn cứ xây dựng quy định chuẩn chất lƣợng đội ngũ.

Bảng 3.1 Danh mục một số văn bản quy định chức danh, mã số, tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức, viên chức TT Số ký hiệu Ngày

tháng Trích yếu nội dung I LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH

1 11/2014/TT-

BNV 9/10/2014

Thông tƣ quy định chức danh, mã số, tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành Hành chính

2 14/2014/TT-

BNV 31/10/2014

Thông tƣ Quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành văn thƣ

II LĨNH VỰC GIÁO DỤC

1 21/2015/TTLT-

BGDĐT-BNV 16/9/2015

Thông tƣ liên tịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học công lập

2 22/2015/TTLT-

BGDĐT-BNV 16/9/2015

Thông tƣ liên tịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở công lập

3 23/2015/TTLT-

BGDĐT-BNV 16/9/2015

Thông tƣ liên tịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông công lập

4 19/2016/TTLT-

BGDĐT-BNV 22/6/2016

Thông tƣ liên tịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập

5

36/2014/

TTLT-

BGDĐT-BNV

28/11/2014

Thông tƣ liên tịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập

III LĨNH VỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

1 24/2014/TTLT-

BKHCN-BNV 01/10/2014

Thông tƣ liên tịch của Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Nội vụ Quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ

2 01/2016/TTLT-

BKHCN -BNV 11/01/2016 Thông tƣ liên tịch của liên Bộ Khoa học, công nghệ và Bộ Nội vụ hướng dẫn việc bổ nhiệm và

xếp lương đối với viên chức chuyên ngành Khoa học và Công nghệ

IV LĨNH VỰC LAO ĐỘNG, TB&XÃ HỘI

1

30/2015/TTLT- BLĐTBXH-

BNV

19/08/2015

Thông tƣ liên tịch quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội

2

35/2015/TTLT- BLĐTB&XH-

BNV

16/9/2015

Thông tư liên tịch của Bộ Lao động, thương binh và xã hội và Bộ Nội vụ Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Kiểm định an toàn kỹ thuật lao động

V LĨNH VỰC LƯU TRỮ

1 13/2014/TT-

BNV 31/10/2014

Thông tƣ của Bộ Nội vụ Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Lưu trữ

VI LĨNH VỰC Y TẾ

1 10/2015/TTLT-

BYT-BNV 27/5/2015

Thông tƣ liên tịch của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Bác sĩ, Bác sĩ y học dự phòng, Y sĩ

2 11/2015/TTLT-

BYT-BNV 27/5/2015

Thông tƣ liên tịch của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Y tế công cộng

3 26/2015/TTLT-

BYT-BNV 7/10/2015

Thông tƣ liên tịch của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Điều dƣỡng, Hộ sinh, kỹ thuật Y

4 27/2015/TTLT-

BYT-BNV 27/5/2015

Thông tƣ liên tịch của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Dƣợc

5 28/2015/TTLT-

BYT-BNV 07/10/2015 Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dinh dƣỡng

Thứ hai, triển khai đồng bộ “Quy định về chuẩn chất lượng đội ngũ viên chức và NLĐ trong Trường ĐHSP Hà Nội 2” (nói cách khác, tổ chức học tập về quy định chuẩn chất lượng).

Sau khi đã hoàn thiện “Quy định về chuẩn chất lƣợng đội ngũ viên chức và NLĐ trong Trường ĐHSP Hà Nội 2” cần tổ chức học tập, tìm hiểu, đưa văn bản này trở thành văn bản quy phạm pháp luật trong Nhà trường.

Có nhiều cách tổ chức tìm hiểu học tập quy định về chuẩn chất lƣợng đội ngũ:

- Tuyên truyền trên thông tin đại chúng, gửi email cho mỗi cá nhân và đơn vị, yêu cầu hội thảo về quy định, gắn việc tìm hiểu quy định với tổ chức đánh giá viên chức hằng năm.

- Họp đơn vị (Khoa, Phòng, Ban, TT...) lấy ý kiến xây dựng kế hoạch BD dựa trên quy định chuẩn chất lƣợng đội ngũ.

- Thực hiện phiếu hỏi ý kiến, phỏng vấn...qua đó nắm bắt tình hình triển khai quy định tại các đơn vị.

Thứ ba, chỉ đạo thực hiện Quy định về chuẩn chất lượng đội ngũ viên chức và NLĐ trong Trường ĐHSP Hà Nội 2.

“Quy định về chuẩn chất lƣợng đội ngũ viên chức và NLĐ trong Trường ĐHSP Hà Nội 2” mang một ý nghĩa rất to lớn trong việc đổi mới giáo dục và phát triển Nhà trường, vì vậy, cần có biện pháp chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả quy định.

Để làm tốt công việc này, cần phải thực hiện các nội dung sau:

- Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện quy định chuẩn chất lƣợng đội ngũ.

Ban Chỉ đạo thực hiện quy định này ngoài việc tham mưu giúp Đảng ủy, BGH Nhà trường trong công tác chỉ đạo thực hiện tốt quy định còn giữ vai trò chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc hoạt động của các đơn vị trong trường.

- Ban Chỉ đạo thực hiện quy định chuẩn chất lƣợng đội ngũ cần phối hợp với các đơn vị chức năng nhƣ Phòng TCCB, Phòng Tài vụ, Phòng Đào tạo, Phòng CTCT – HSSV...tăng cường công tác tuyên truyền vận động VC và NLĐ thực hiện tốt quy định chuẩn chất lƣợng đội ngũ.

Thứ tư, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện và rút kinh nghiệm, điều chỉnh việc thực hiện Quy định đối với đội ngũ viên chức và người lao động.

Chỉ có thông qua kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm, chúng ta mới có cơ sở để điều chỉnh đội ngũ thực hiện đúng, đủ, đảm bảo chất lƣợng của quy định. Suy cho cùng, văn bản pháp luật dùng để điều chỉnh các mối quan hệ, hành vi của con người - Quy định chuẩn chất lượng đội ngũ cũng như vậy, nó thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh VC và NLĐ thực hiện đúng đầy đủ chức trách, nhiệm vụ của mình trong một tập thể Nhà trường và rộng ra là thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ của một công dân đối với tổ quốc.

Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện và rút kinh nghiệm phải được diễn ra liên tục, thường xuyên trong suốt quá trình thực hiện quy định, đồng thời phải có hình thức khen thưởng, động viên kịp thời đối với các cá nhân và các tập thể làm tốt quy định. Đồng thời, xử phạt, kỉ luật đối với tổ chức và cá nhân thiếu trách nhiệm trong công tác thực hiện hoặc làm trái quy định chuẩn chất lƣợng đội ngũ.

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng viên chức tại trường đại học sư phạm hà nội 2 theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp (Trang 106 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)