Chương 3. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÍ BỒI DƢỠNG VIÊN CHỨC THEO HẠNG VIÊN CHỨC VÀ CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP Ở TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 HIỆN NAY
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lí bồi dƣỡng viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 hiện nay
3.2.3. Nâng cao nhận thức của bản thân đội ngũ VC và NLĐ về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp cũng như ý thức của họ trong công việc này
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Thông qua biện pháp này nhằm làm cho bản thân đội ngũ viên chức thấy đƣợc tầm quan trọng của việc bồi dƣỡng. Họ cần thấy rằng, từ thu nhập đến vị trí việc làm sẽ đƣợc cải thiện nếu có kết quả bồi dƣỡng tốt để từ đó, các cá nhân sẽ tự sắp xếp công việc bố trí thời gian học tập bồi dƣỡng, phấn đấu để đạt kết quả cao trong học tập. Xây dựng nhà trường học hỏi để mọi người có thể học mọi nơi, mọi lúc, nhằm trao đổi kinh nghiệm, thành tựu cũng nhƣ khắc phục nhƣợc điểm... và một điều quan trọng trong QLCL lôi kéo mọi người tham gia vào học tập, trao đổi để hiểu và nhận ra cách làm đạt được chất lƣợng.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
Ngoài công tác tuyên truyền vận động, Nhà trường cần có chính sách đãi ngộ hợp lý, khuyến khích người tham gia học tập bồi dưỡng và cương quyết xử lí các đối tƣợng trây ì, không chịu bồi dƣỡng để đạt tiêu chuẩn hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp.
Để nâng cao nhận thức của VC và NLĐ về công tác BD, điều cần thiết hiện nay là Nhà trường cần làm một số nội dung sau: Rà soát tất cả các vị trí việc làm, so sánh đối chiếu với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; phân loại được viên chức và người lao động; Có chính sách động viên khen thưởng kịp
thời, cương quyết đấu tranh, sắp xếp, thay đổi vị trí việc với các cá nhân trây ì, không chịu BD - Xây dựng chính sách đãi ngộ và môi trường học tập thân thiện, văn hóa chất lƣợng.
3.2.3.3. Cách thức tiến hành
Thứ nhất, rà soát tất cả các vị trí việc làm, so sánh đối chiếu với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Được biết, hiện tại đội ngũ của Trường ĐHSP Hà Nội 2 có 22 ngạch viên chức thể hiện qua bảng tổng hợp viên chức theo mã ngạch nhƣ sau (số liệu lấy tại thời điểm tháng 3 năm 2016)
TT Mã ngạch Ngạch viên chức Số
lƣợng Ghi chú
1) 01002 Chuyên viên chính 9 Hạng II
2) 01003 Chuyên viên 110 Hạng III
3) 01004 Cán sự 4 Hạng IV
4) 01007 Nhân viên kỹ thuật 14 Hạng IV
5) 01009 Nhân viên phục vụ 6 NLĐ
6) 01010 Lái xe cơ quan 4 NLĐ
7) 01011 Nhân viên bảo vệ 24 NLĐ
8) 02015 Lưu trữ viên trung cấp 1 Hạng IV
9) 06031 Kế toán viên 11 Hạng III
10) 06032 Kế toán viên trung cấp 2 Hạng IV
11) 13091 Nghiên cứu viên chính 1 Hạng II
12) 13092 Nghiên cứu viên 4 Hạng III
13) 13096 Kỹ thuật viên 17 Hạng IV
14) V.07.01.01 Giảng viên cao cấp 2 Hạng I 15) V.07.01.02 Giảng viên chính 62 Hạng II
16) V.07.01.03 Giảng viên 256 Hạng III
17) 15.113 Giáo viên Trung học 1 Hạng III
18) 16118 Bác sỹ 1 Hạng III
19) 16122 Y tá 5 Hạng IV
20) 16136 Dƣợc tá 1 Hạng IV
21) 17170 Thƣ viện viên 11 Hạng III
22) 17171 Thƣ viện viên Trung cấp 3 Hạng IV (Một số ngạch viên chức để theo mã số trước đây – Số liệu do Phòng TCCB Trường ĐHSP Hà Nội 2 cung cấp)
Qua bảng tổng hợp trên, nhận thấy việc rà soát VC và NLĐ để phân chia theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm theo lí thuyết không mấy khó khăn. Tuy nhiên, do đội ngũ còn nhiều bất cập nên việc cần làm ngay là đối chiếu với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm của mỗi cá nhân xem đã phù hợp chƣa? Họ cần bổ sung những gì?
Sau đó thông báo để họ biết, bản thân họ có trách nhiệm đối chiếu với văn bản, tự giác, tự nguyện tham gia các lớp học phù hợp do Nhà trường bố trí.
Đồng thời, Nhà trường cần ban hành văn bản về quản lí công tác BD viên chức và NLĐ làm cơ sở pháp lý để điều hành và quản lí đội ngũ.
Thứ hai, phân loại được viên chức và người lao động; trên cơ sở đó, sắp xếp việc làm cho viên chức và người lao động trong Nhà trường theo đúng năng lực của họ.
Từ trước tới nay chúng ta thường có thói quen “cào bằng”, ngại va chạm, ngại nhắc nhở; khen thưởng, động viên không kịp thời, “dĩ hòa vi quý”. Việc này làm thui chột khả năng sáng tạo của NLĐ có năng lực, đồng thời tạo thêm sức ì đối với NLĐ kém năng lực, kém phẩm chất đạo đức. Do đó:
- Cần chú trọng xây dựng các tiêu chí thi đua, bình bầu danh hiệu “Chiến
sĩ thi đua” và “Lao động tiên tiến” hợp lý.
- Lãnh đạo Nhà trường cần có tổng kết công tác, có nhận xét cụ thể từng cá nhân và tập thể, kịp thời tổng kết nêu gương điển hình và nhân rộng điển hình đến đông đảo viên chức và NLĐ trong toàn trường.
- Xây dựng tiêu chí, tiến hành bình xét cho các vị trí việc làm cụ thể. Tổ chức các kỳ thi tay nghề ở các đơn vị Khoa, Phòng, Ban, TT và cấp trường nhằm tôn vinh, động viên mọi người làm tốt công việc.
Từ các kết quả đạt đƣợc trên đây, tổ chức bình chọn các cá nhân giỏi tiêu biểu theo từng hạng viên chức, chức danh nghề nghiệp và vị trí việc làm.
Đồng thời cũng phải mạnh dạn nhắc nhở, uốn nắn những cá nhân và tập thể chƣa hoàn thành nhiệm vụ phải có ý thức tự điều chỉnh phấn đấu theo đồng nghiệp. Sau khi đã có biện pháp nhắc nhở, phê bình nhƣng những cá nhân vẫn không có chuyển biến cần điều động, luân chuyển vị trí công tác cho phù hợp với năng lực của VC và NLĐ.
Thứ ba, có chính sách động viên khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân đạt kết quả cao trong hoạt động bồi dưỡng, đồng thời cương quyết đấu tranh, sắp xếp, thay đổi vị trí việc với các cá nhân trây ì, không chịu BD.
- Các cá nhân đã tự giác phấn đấu hoàn thành các điều kiện, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cần phải đƣợc xem xét thăng hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp theo đúng quy định của pháp luật nhằm động viên, khích lệ tạo dựng phong trào học tập trong toàn trường. Tuy nhiên, việc xem xét thăng hạng chức danh phải theo quy hoạch tổng thể, kế hoạch của nhà trường, sự cần thiết của các vị trí việc làm nhất định, nhất thiết phải xem xét đối chiếu kỹ lƣỡng và kiểm tra sát hạch theo đúng quy định tránh tình trạng “xin cho” hoặc hợp pháp giấy tờ, bằng cấp, nghĩa là phải chọn được người xứng đáng với vị trí, tránh dị nghị trong đội ngũ viên chức, dị nghị trong và ngoài đơn vị.
- Đối với các cá nhân trây ì phải bị xử lí, cương quyết điều động sắp
xếp lại đối tượng “ngồi nhầm chỗ” gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng toàn trường. Sẵn sàng sắp xếp lại vị trí việc làm phù hợp khi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ bồi dƣỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp. Có nhƣ vậy, mỗi cá nhân mới tự giác tìm hiểu thông tin, nắm vững văn bản pháp luật để chủ động kế hoạch tự bồi dƣỡng bản thân.
- Có thể khen thưởng, động viên kịp thời đối với các cá nhân đạt kết quả cao trong học tập bồi dưỡng như nâng lương trước thời hạn, xét thăng hạng chức danh, quy hoạch chức vụ lãnh đạo...Cấp kinh phí hỗ trợ kịp thời cho các đơn vị Khoa, Phòng, Ban, Trung tâm sớm hoàn thành kế hoạch bồi dƣỡng trong một giai đoạn nhất định và nhân điển hình tiên tiến trong toàn trường.
- Các công việc trên đây cần phải tiến hành thường xuyên, quyết liệt, đối tƣợng rà soát không chỉ là VC và NLĐ đã có thâm niên công tác mà cả đối tƣợng mới đƣợc tuyển dụng, hợp đồng lao động cũng phải thực hiện
“cùng một chế độ”. Thực tế đã xảy ra hiện tượng người được tuyển dụng vào một vị trí việc làm nhất định nhƣ giảng viên, chuyên viên... mặc dù đã hết thời gian tập sự nhưng nhiều người vẫn chưa đủ các điều kiện, tiêu chuẩn của hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp. Đối với những đối tƣợng này cần cương quyết không đánh giá hoàn thành tập sự,có vậy mới làm gương để cho người đi sau rút kinh nghiệm.
Thứ tư, xây dựng chính sách đãi ngộ và môi trường học tập bồi dưỡng thân thiện, văn hóa và có chất lượng.
- Chính sách đãi ngộ đƣợc xây dựng không chỉ để động viên kịp thời người học mà còn phải động viên và trả thù lao xứng đáng đối với người dạy (giảng viên, cộng tác viên). Việc này đòi hỏi bộ phận tham mưu, xây dựng chính sách của Nhà trường do Hiệu trưởng ký quyết định thành lập (có thể là Ban Xây dựng chính sách hoặc Tổ công tác) có nhiệm vụ tham mưu giúp Hiệu trưởng trong công tác xây dựng chính sách đãi ngộ về công tác bồi
dƣỡng đội ngũ. Chính sách đãi ngộ đƣợc thực hiện theo hiệu quả công tác giảng dạy và kết quả học tập của VC và NLĐ. Chính sách đãi ngộ cần đảm bảo các tiêu chí sau:
+ Tương xứng với mức độ hoàn thành công việc và những giá trị đóng góp cho Nhà trường: Một người dù làm ở cương vị nào đi chăng nữa trong xã hội cũng luôn muốn đƣợc ghi nhận công lao mình đã bỏ ra. Nếu chính sách đãi ngộ đảm bảo tương xứng với mức độ hoàn thành công việc, với sức lao động (kể cả giảng dạy hay học tập) thì sẽ có tác dụng động viên khuyến khích họ làm tốt hơn. Ngƣợc lại, nếu không có chính sách đãi ngộ tương xứng với mức độ hoàn thành công việc chắc chắn công tác BD VC và NLĐ sẽ không đạt hiệu quả cao.
+ Cạnh tranh theo thị trường: Công tác BD đội ngũ không chỉ xảy ra ở Trường ĐHSP Hà Nội 2, vì vậy chính sách đãi ngộ (tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp ăn trưa, tiền công tác phí, tiền phúc lợi…) phải đủ sức giữ đƣợc chân giảng viên, cộng tác viên và đủ sức để khuyến khích VC và NLĐ tham gia học tập đạt kết quả cao.
+ Công bằng và minh bạch: Chúng ta luôn nhớ đến câu nói “Không sợ ít chỉ sợ không công bằng” nghĩa là chính sách cần phải ghi nhận đúng công lao, có sự bàn bạc, trao đổi thậm chí đƣa ra quy chế tri trả phù hợp, công khai, minh bạch tránh sự đàm tiếu, gây mất đoàn kết.
- Tạo môi trường học tập bồi dưỡng thân thiện, văn hóa và có chất lượng.
Muốn vậy cần đƣa mục đích học tập: “học để biết, học để làm việc, học để chung sống và học để tự khẳng định mình” làm khẩu hiệu để tạo dựng văn hóa của Trường ĐHSP Hà Nội 2 nói riêng.
+ Nếu mọi người đều sẵn sàng “học để biết” thì không cần vận động họ vẫn sẽ đi học và cố gắng học tốt.
+ Nếu mọi người đều sẵn sàng “học để làm việc” thì không cần vận động họ vẫn xem vị trí việc làm của mình cần trang bị những gì? tìm kiếm nó nhƣ
thế nào? học ở đâu? và học nhƣ thế nào để có đƣợc.
+ Nếu mọi người đều sẵn sàng “học để chung sống” thì sẽ tạo ra môi trường học tập trở nên thân thiện và họ sẽ thấy cần ở nhau sự học hỏi, sự hiểu biết, sự cảm thông và chia sẻ.
+ Nếu mọi người đều sẵn sàng “học để tự khẳng định mình” thì không cần vận động họ cũng sẽ tới lớp học không kể tuổi tác, giàu nghèo, địa vị, sang hèn vì cái họ cần là “học để là chính mình”.