Chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ cho công tác bồi dưỡng viên chức

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng viên chức tại trường đại học sư phạm hà nội 2 theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp (Trang 86 - 95)

Chương 3. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÍ BỒI DƢỠNG VIÊN CHỨC THEO HẠNG VIÊN CHỨC VÀ CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP Ở TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 HIỆN NAY

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lí bồi dƣỡng viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 hiện nay

3.2.1. Chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ cho công tác bồi dưỡng viên chức

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Mỗi cá nhân trong Nhà trường (Trường ĐHSP Hà Nội 2) thấy được sự cần thiết có sự hiểu biết về văn bản quy phạm pháp luật về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với sự nghiệp giáo dục nói chung, đối với Nhà trường nói riêng. Đọc và hiểu văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi viên chức và người lao động trong Trường.

Mỗi VC và NLĐ luôn sẵn sàng chủ động trong việc BD, tự tìm hiểu đầy đủ thông tin về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của mình.

Tạo sự đồng thuận giữa các cấp trong đơn vị về chủ trương BD viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp.

Rà soát nhân sự, tìm hiểu nhu cầu, lựa chọn đối tƣợng, lập kế hoạch tổng thể về bồi dƣỡng VC và NLĐ theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Các điều kiện phục vụ cho công tác bồi dƣỡng viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp đạt kết quả cao gồm:

Tuyên truyền văn bản quy phạm pháp luật về chế độ, chính sách pháp luật về giáo dục, quyền lợi nghĩa vụ của VC và NLĐ tham gia bồi dƣỡng, trách nhiệm của các cơ quan quản lí ĐTBD.

Chủ động về cơ sở vật chất, kinh phí, điều kiện phục vụ cho giảng dạy bồi dƣỡng

Rà soát nhân sự, nhu cầu bồi dƣỡng và tìm hiểu thấu đáo về các cơ sở ĐTBD, cơ quan quản lí ĐTBD để từ đó lập kế hoạch chiến lƣợc cho công tác BDVC và NLĐ.

Kế hoạch chiến lƣợc cần chỉ rõ: Nhu cầu BD, đối tƣợng đƣợc BD, lộ trình BD; cơ sở BD; thời gian BD; nội dung BD phù hợp vị trí việc làm, hạng viên chức. Trong quá trình lập kế hoạch cần đặc biệt chú ý tới 4 vấn đề trong ĐTBD đó là: Cơ quan quản lí ĐTBD, cơ sở ĐTBD, người học và người dạy.

3.2.1.3. Cách thức tiến hành

Thứ nhất, Tuyên truyền văn bản quy phạm pháp luật về chế độ, chính sách pháp luật về giáo dục, quyền lợi nghĩa vụ của VC và NLĐ tham gia bồi dưỡng, trách nhiệm của các cơ quan quản lí ĐTBD viên chức theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp.

Tập hợp văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục, hệ thống hóa một cách khoa học, dễ đọc, dễ hiểu, đảm bảo cho các cá nhân đều có thể nắm đƣợc những văn bản thuộc phạm vi hoạt động của mình (vị trí việc làm) để quan tâm đúng mục đích, hiệu quả; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền; kiểm tra đánh giá công tác tuyên truyền; giao và gắn trách nhiệm tuyên truyền tới từng đơn vị chức năng và từng cá nhân. Mục đích của công tác tuyên truyền là mọi người trong đơn vị hiểu được việc BDVC và NLĐ theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp là việc làm cần thiết, nó phải được diễn ra thường xuyên.

Qua khảo sát và phân tích thực trạng công tác BD VC và NLĐ 5 năm qua tại Trường ĐHSP Hà Nội 2 nhận thấy một số VC và NLĐ đã quan tâm đến công tác BD và quản lí công tác BD của Nhà trường. Số VC và NLĐ còn lại thiếu hiểu biết các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục về chủ trương, chính sách ĐTBD. Nguyên nhân của tồn tại đó là do:

Nguyên nhân 1: VC và NLĐ vẫn nghĩ rằng việc tìm hiểu, nắm bắt văn bản quy phạm pháp luật là việc của các nhà lãnh đạo, quản lí, vì thế họ không quan tâm. Sự thờ ơ, lạnh nhạt và thiếu hiểu biết về văn bản pháp luật nhiều khi lại được coi là ưu điểm của họ - câu trả lời thường thấy ở họ là “tôi không quan tâm đâu!”. Hiện tại vẫn còn nhiều viên chức vẫn không biết mình là

công chức hay viên chức, quyền lợi và nghĩa vụ của mình là gì? Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của mình ra sao.

Nguyên nhân 2: Đã hơn 5 năm nay Nhà trường tuyển viên chức bởi hình thức xét tuyển. Vì vậy, ứng viên dự tuyển không phải làm bài thi tìm hiểu những văn bản liên quan đến giáo dục, họ chỉ lo soạn giảng, lo học ngoại ngữ và tin học [39],[40],[41],[42],[43]

Nguyên nhân 3: Công tác tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục bị xem nhẹ và tuyên truyền không khoa học, chƣa đúng cách.

Để làm tốt công tác tuyên truyền văn bản quy phạm pháp luật về chế độ, chính sách pháp luật về giáo dục, quyền lợi nghĩa vụ của VC và NLĐ tham gia bồi dƣỡng, trách nhiệm của các cơ quan quản lí ĐTBD, cần phải thực hiện tốt một số công việc cụ thể sau:

- Thay đổi hình thức xét tuyển viên chức bằng hình thức thi tuyển theo đúng quy định của Nghị định 29.

1. Người dự thi tuyển viên chức phải thực hiện các bài thi sau: Thi kiến thức chung và thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành. Việc thi tin học văn phòng và ngoại ngữ đối với người dự thi tuyển viên chức thực hiện theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và yêu cầu của vị trí việc làm.

2. Thi kiến thức chung: Thi viết về pháp luật viên chức; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những hiểu biết cơ bản về ngành hoặc lĩnh vực tuyển dụng.

3. Thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành thông qua hình thức thi viết hoặc trắc nghiệm và thi thực hành. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định hình thức và nội dung thi phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.

Trường hợp vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc công nghệ thông tin, bài thi chuyên môn, nghiệp vụ

chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc công nghệ thông tin thì người dự tuyển không phải thi ngoại ngữ hoặc thi tin học văn phòng quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.

4. Thi ngoại ngữ: Thi một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.

Trường hợp vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc ít người, việc thi ngoại ngữ được thay thế bằng tiếng dân tộc ít người. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định hình thức và nội dung thi tiếng dân tộc ít người.

5. Thi tin học văn phòng: Thi thực hành trên máy hoặc thi trắc nghiệm theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.

Nếu làm được như vậy, người được tuyển dụng đã có một vốn kiến thức rất cơ bản về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những hiểu biết cơ bản về ngành hoặc lĩnh vực tuyển dụng. Có nhƣ vậy, họ sẽ biết đƣợc rằng, BD về chuyên môn nghiệp vụ về hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp, về chính trị, pháp luật là quyền lợi, là nghĩa vụ đối với công chức, VC và NLĐ - điều mà họ phải thực hiện suốt đời. Và tất nhiên họ sẽ dành thời gian thích hợp, thỏa đáng cho công việc này. Một khi họ đã thực hiện thì những người khác trong đơn vị, đồng nghiệp không thể thờ ơ với công tác bồi dƣỡng đƣợc nữa.

- Tổ chức đa dạng các cuộc thi tìm hiểu về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những hiểu biết cơ bản về ngành hoặc lĩnh vực tuyển dụng. Để đạt hiệu quả cao nên áp dụng hình thức thi “trực tuyến” hoặc tổ chức “ngày hội” tìm hiểu pháp luật. Tất nhiên chúng ta phải hạn chế vùng văn bản liên quan.

- Thành lập “Tổ tƣ vấn” pháp luật và các chế độ chính sách đối với VC và NLĐ dưới hình thức thiện nguyện hoặc giao cho bộ phận tổ chức

nhân sự chịu trách nhiệm. Với cách làm này, VC và NLĐ sẽ mạnh dạn hơn trong cách tìm hiểu văn bản và là con đường ngắn nhất để các cá nhân hiểu biết về pháp luật.

Giao cho một đơn vị chịu trách nhiệm (thường là Tổ chức nhân sự hoặc hành chính tổng hợp) thống kê, tập hợp văn bản trong phạm vi cần phổ biến để gửi tới các đơn vị và cá nhân, kèm theo Công văn yêu cầu thực hiện có kiểm tra đánh giá mức độ thực hiện thông qua bài thi đƣợc tổ chức một cách bài bản, nghiêm túc. Với cách làm này sẽ mang lại sự tự do cho mỗi cá nhân hơn, hợp với VC và NLĐ hơn. Tuy nhiên để có kết quả nhƣ mong muốn cần phải làm một cách nghiêm túc, triệt để.

Cho tới thời điểm hiện tại, cần tuyên truyền, phổ biến các văn bản sau tới VC và NLĐ

1/Luật Giáo dục 2005

2/ Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lí viên chức 3/Luật Viên chức (Luật số: 58/2010/QH12)

4/ Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập (Nghị định 41)

5/ Thông tƣ số 19/2014/TT-BNV ngày 04 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nội vụ quy định, hướng dẫn công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức.

6/ Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025.

7/ Thông tƣ 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28 tháng 11 năm 2014 quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.

8/ Thông tƣ số 47/2014/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ làm việc đối với giảng viên.

Nghiêm túc triển khai Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi tắt là Nghị định 41) và Thông tƣ số 14/2012/TT-BNV ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 41/2012/ND-CP ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi tắt là Thông tƣ 14). Lấy Nghị định 41 và Thông tƣ 14 làm căn cứ tuyển dụng, bố trí, sử dụng viên chức. Trên cơ sở vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp để xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng cụ thể, khả thi, thiết thực, tránh lãng phí. Bồi dƣỡng phải gắn với sử dụng có trọng tâm, trọng điểm.

Chúng ta có thể triển khai Nghị định 41 và Thông tƣ 14 bằng cách giao cho Phòng Tổ chức cán bộ làm đầu mối triển khai Nghị định 41 và Thông tƣ 14 tới Công chức, VC và NLĐ trong toàn trường. Thành lập Tổ công tác xây dựng Đề án Vị trí việc làm tiến tới giao công việc cụ thể tới từng người thông qua hợp đồng làm việc và hợp đồng lao động theo đúng Bộ luật Lao động năm 2012 và Nghị định 29 của Chính phủ.

Phòng Tổ chức cán bộ rà soát nhân sự, phối hợp với các phòng, ban chức năng nhƣ Tài vụ, Quản trị đời sống, Đào tạo... xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng VC và NLĐ theo từng năm học và theo giai đoạn 5 năm. Để làm đƣợc điều này, Phòng TCCB ngoài việc rà soát nhân sự còn phải cùng các đơn vị khảo sát nhu cầu BD của cá nhân và của Nhà trường gắn với kế hoạch phát triển bền vững của Nhà trường. Kế hoạch BD VC và NLĐ cần chỉ rõ các nội dung như số lượng người, thời gian, cơ sở ĐTBD, kinh phí, tài liệu, khen thưởng, kỉ luật về thực hiện kế hoạch BD.

Thứ hai, Chủ động về cơ sở vật chất, kinh phí, điều kiện phục vụ cho giảng dạy bồi dưỡng viên chức theo hạng viên chức và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

Để làm tốt công việc này, cần phải thực hiện các việc cụ thể sau:

- Tạo đủ cơ sở vật chất để VC và NLĐ có thể tham gia công tác BD được tốt như: tài liệu, sách giáo khoa, phòng học, phương tiện vật chất, kỹ thuật để phục vụ công tác BD,...

Loại chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bao gồm:

a) Chương trình, TLBD tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng I;

b) Chương trình, TLBD tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng II;

c) Chương trình, TLBD tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng III, d) Chương trình, TLBD tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng IV.

- Tạo điều kiện có đủ kinh phí cho bồi dưỡng: Nhà trường cần chủ động dành riêng một khoản kinh phí hàng năm cho công tác BD.

- Theo Thông tƣ 19 thì “Kinh phí đào tạo, bồi dƣỡng viên chức đƣợc lấy từ các nguồn: Kinh phí của đơn vị sự nghiệp công lập, của viên chức; tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước”. Để công tác BD đạt hiệu quả chúng ta cần cụ thể hóa trong kế hoạch bồi dƣỡng về chi phí cần thiết, chủ động nguồn kinh phí không “ăn đong”, tránh tình trạng “đầu voi, đuôi chuột”

và đổ lỗi cho nhau. Muốn vậy, phòng TCCB phải là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong rà soát đối tƣợng để biết rõ viên chức và NLĐ hiện còn thiếu gì so với yêu cầu của hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp? Thiếu tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ hay thiếu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dƣỡng…cụ thể hơn nữa là phải chỉ cho bằng đƣợc nhu cầu về số lƣợng học viên theo học các lớp trong học kỳ, trong năm học và các năm tiếp theo.

Dựa vào kế hoạch tuyển dụng để có dự báo cần thiết. Phòng Tài vụ, quản trị đời sống của Nhà trường sẽ căn cứ vào kế hoạch và dự báo của phòng TCCB để lập kế hoạch chi tiết chuẩn bị về cơ sở vật chất và kinh phí cần thiết trình Đảng ủy, BGH phê duyệt.

- Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, phục vụ BD, tổ chức cho VC và NLĐ đi tham quan, giao lưu học tập các trường tiên tiến, mở mang nhận thức, giúp họ học hỏi kinh nghiệm, tăng vốn hiểu biết và tổ chức các Hội nghị trao đổi kinh nghiệm, trao đổi học thuật.

- Chuẩn bị tài liệu, phương tiện, trang thiết bị cho bồi dưỡng nếu như chúng ta có thể mời đƣợc giảng viên hoặc cộng tác viên BD tại đơn vị cho VC và NLĐ, thay vì phải để một số lƣợng lớn VC và NLĐ phải di chuyển thì mời các giảng viên có uy tín, đủ năng lực... đến Nhà trường BD. Nếu vậy, chúng ta cần chuẩn bị tốt và đầy đủ các phương tiện phục vụ cho công tác giảng dạy đạt hiệu quả nhƣ tài liệu, máy chiếu, máy tính, loa đài, bảng thông minh... Nói chung, các phương tiện kỹ thuật cần phải đầy đủ theo yêu cầu của từng tiết học và đảm bảo học đi đôi với hành. Nếu điều kiện cho phép chúng ta thành lập Tổ công tác chuyên tƣ vấn, thiết kế giúp đỡ hoàn thiện khâu chuẩn bị này sao cho hiệu quả, hợp lý.

- Lựa chọn cơ sở BD tin cậy, hiệu quả, lựa chọn giảng viên đủ năng lực, nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề dạy học.

Chúng ta biết rằng, khi mua sắm trang thiết bị hoặc xây dựng một công trình, hay làm một việc gì đó, việc chọn nhà thầu có đủ năng lực, làm ăn nghiêm túc đúng tiến độ là hết sức quan trọng. Nếú đem so sánh việc này với việc chọn cơ sở BD và chọn giảng viên thì công việc lựa chọn cơ sở BD và chọn giảng viên còn quan trọng hơn rất nhiều bởi nó là yếu tố quyết định chất lƣợng BD. Khi mua một thiết bị tồi có thể bỏ đi đƣợc, nhƣng ĐTBD ra một VC tồi không dễ gì bỏ đƣợc và chính viên chức tồi ấy sẽ có vài chục năm làm những việc tồi tệ nhƣ chính bản thân họ vậy, bởi từ khi tuyển dụng đến khi nghỉ hưu người đó có thâm niên công tác là 30 đến 40 năm.

- Một thực tế hiện nay cho thấy, đội ngũ những người làm công tác ĐTBD NLĐ đƣợc đào tạo kỹ lƣỡng, chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn

cũng không có nhiều, nên gặp không ít khó khăn trong hoạt động nghề nghiệp của họ. Một giải pháp đáng được quan tâm đó là Nhà trường cần chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức như Trưởng khoa, Trưởng phòng, Giám đốc trung tâm...(viên chức quản lí làm công tác giảng dạy bồi dƣỡng cho người lao động nói chung) đủ về số lượng, chất lượng đào tạo, có bề dày kinh nghiệm quản lí và công tác thực tiễn. Hiện nay, đội ngũ quản lí hầu hết có học hàm, học vị cao - là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá cần phải khai thác. Chúng ta cần tìm kiếm những nhà quản lí giỏi, tài năng (giỏi cả lí thuyết và thực hành) trong lĩnh vực công tác của họ để làm giảng viên kiêm chức.

Đương nhiên BDVC và NLĐ theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp nên chú ý đến chức danh nghề nghiệp trước đây của giảng viên và những hiểu biết, kiến thức uyên thâm về lĩnh vực, về nghề nghiệp thực tế chúng ta đề đạt tới nhƣ giảng viên, chuyên viên, kế toán, nghiên cứu viên, kỹ thuật viên....

Tiếp theo cần chọn, bồi dƣỡng chính đội ngũ giảng viên, cộng tác viên và nhân rộng mô hình BD để luôn chủ động cho công tác ĐTBD VC và NLĐ ngay tại cơ sở.

Thứ ba, rà soát nhân sự, nhu cầu bồi dưỡng và tìm hiểu thấu đáo về các cơ sở ĐTBD, cơ quan quản lí ĐTBD từ đó lập kế hoạch chiến lược cho công tác BDVC và NLĐ theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp.

Trên cơ sở đội ngũ sẵn có, Nhà trường cần rà soát đầy đủ về vị trí việc làm hiện tại, đối chiếu với nhu cầu về vị trí việc làm, có phương án sắp xếp, điều động hợp lý, xuất phát từ nhu cầu việc tìm người, nhu cầu về năng lực tay nghề, yêu cầu về nhận thức, đạo đức nghề nghiệp để có nhu cầu bồi dƣỡng đội ngũ hợp lý. Sau khi rà soát, phân loại đối tƣợng để lập kế hoạch chiến lƣợc về nhu cầu bồi dƣỡng, từ đó sẽ tìm hiểu cơ sở BD, tìm hiểu về các cơ quan quản lí về ĐTBD để tìm “đối tác chiến lƣợc” phục vụ phát triển đội ngũ thông qua công tác BD theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng viên chức tại trường đại học sư phạm hà nội 2 theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp (Trang 86 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)