Chương 2.THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG VIÊN CHỨC TẠI TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 HIỆN NAY
2.2. Thực trạng bồi dưỡng viên chức của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2.2.2. Thực trạng bồi dưỡng kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Qua khảo sát cho thấy có 90% (99 người) được hỏi cho rằng, trong giai đoạn 2011 - 2015 công tác bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho VC và NLĐ đã đạt hiệu quả tốt, đáp ứng tiêu chuẩn nghề nghiệp (vị trí việc làm) của VC và NLĐ; 6,3% (7 người) được hỏi còn phân vân với công tác này và 3,6% (4 người) được hỏi không đồng ý với kết luận rằng công tác BD VC và NLĐ trong 5 năm qua của Nhà trường là tốt. Với tỷ lệ trả lời như vậy là hoàn toàn khách quan bởi trong thực tế chỉ với 5 năm nếu tính riêng viên chức giảng
dạy, bình quân mỗi năm có 330 người thì có tới 70 người được cử đi ĐT mỗi năm, chiếm 22%. Số VC giảng dạy cử đi bồi dưỡng mỗi năm là 22 người chiếm 6%. 71 VC đi học lớp chuyên viên và 15 viên chức đi học lớp chuyên viên chính là để hoàn thiện yêu cầu của ngạch viên chức. Các VCQL và VC được hỏi đã có sự nhầm lẫn giữa ĐT và BD - Số người được cử đi ĐT là quá lớn nhưng số người được cử đi BD lại quá ít. Công tác BD xét về mặt xây dựng kế hoạch còn tỏ ra nhƣợc điểm “ăn đong”. Đối với mỗi cá nhân chỉ khi nào “nước đến chân mới nhảy”. Qua tìm hiểu được biết năm 2016, Nhà trường có 03 giảng viên chính được cử đi thi thăng hạng viên chức từ hạng II lên hạng I (giảng viên cao cấp) và 45 giảng viên đƣợc cử đi thi thăng hạng viên chức từ hạng III lên hạng II (giảng viên chính) thì 100% số viên chức cử đi đều phải đi học chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên các trường ĐH,CĐ để hoàn thiện hồ sơ.
Một số viên chức đã thừa thời gian ở hạng viên chức cũ để có thể thi thăng hạng viên chức lên hạng cao hơn (theo quy định nhƣ đã có 9 năm trở lên ở ngạch chuyên viên thì đƣợc thi lên chuyên viên chính...) nhƣng họ lại không có đủ các văn bằng chứng chỉ để minh chứng đủ về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, để khẳng định đã tích lũy đầy đủ kiến thức và điều kiện theo yêu cầu của hạng viên chức cao hơn.
Qua đó cũng thấy đƣợc nhận thức của VC và NLĐ về ý thức tự học, tự cập nhật thông tin và tự chuẩn hóa còn nhiều hạn chế.
Nhƣ vậy, xét về tổng thể công tác BD chuyên môn nghiệp vụ cho VC và NLĐ chƣa đƣợc chú trọng, trong khi chúng ta luôn hô hào đổi mới giáo dục, cải tiến phương pháp giảng dạy, nắm bắt công nghệ thông tin, cập nhật và đáp ứng hội nhập quốc tế.
Để có đƣợc cái nhìn chuẩn xác về công tác này, chúng tôi cũng đã làm cuộc khảo sát đối với các đối tƣợng kể trên, với câu hỏi “Xin đồng chí cho
biết ý kiến của mình về chất lượng VC và NLĐ ở Nhà trường qua đánh giá các tiêu chí về vị trí việc làm đạt ở mức độ nào?
Bảng 2.2: Nhận thức của VC và NLĐ về thực trạng chất lƣợng VC và NLĐ đối chiếu với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
TT
Nội dung đánh giá về năng lực
Các mức độ
Tốt Khá Trung bình SL % SL % SL %
1)
Trình độ chuyên môn đào tạo chuẩn, phù hợp với vị trí việc làm, nắm vững các quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
91 83 11 10 8 7
2)
Xây dựng kế hoạch công tác, kế hoạch tự ĐTBD đáp ứng chuẩn hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp
72 65,4 14 12,7 24 21,8
3) Có năng lực quản lí, điều hành hoạt
động của đơn vị. 44 40 25 22,7 41 37,3
4) Có năng lực và phương pháp tổ chức,
thu thập, xử lí thông tin. 55 50 33 30 22 20 5) Biết phối hợp chặt chẽ với các lực lƣợng
giáo dục trong và ngoài nhà trường. 31 28,1 61 55,4 8 16,3 6) Tự học tập, tu dưỡng thường xuyên về
chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sống. 58 52,7 22 20 30 27,2 7) Trình độ tin học, ngoại ngữ đáp ứng
chuẩn nghề nghiệp, vị trí việc làm. 31 28,1 40 36,3 39 35,4
Thông qua tỷ lệ phần trăm (%) tốt, khá, trung bình cho từng tiêu chí của chuẩn chức danh nghề nghiệp một cách chung nhất đƣợc tính bởi 7 tiêu chí trên đây chúng ta nhận thấy nhu cầu về bồi dƣỡng để đáp ứng chuẩn hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp là rất cao bởi các tiêu chí đòi hỏi chỉ có thông qua bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng mới có đƣợc đó là các tiêu chí: Trình độ tin học, ngoại ngữ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp, vị trí việc làm; Biết phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường; Có năng lực quản lí, điều hành hoạt động của đơn vị; Có năng lực và phương pháp tổ chức, thu thập, xử lí thông tin. Nói cách khác, công tác bồi dƣỡng VC và NLĐ ở Trường ĐHSP Hà Nội 2 rất cần có những giải pháp tốt để nâng cao chất lƣợng đội ngũ đáp ứng hội nhập quốc tế và đáp ứng nhu cầu thực tế của những năm tiếp theo, trong đó chất lƣợng nghiệp vụ quản lí cũng không là ngoại lệ.
2.2.3. Thực trạng bồi dưỡng kỹ năng làm việc của viên chức và NLĐ trong hoạt động nghề nghiệp
Chúng ta biết rằng, một người có kiến thức uyên bác chưa hẳn đã mang lại hiệu quả làm việc, gây ảnh hưởng tốt đến nhiều người làm cho kiến thức đó tiếp tục đƣợc phát triển, đƣợc bộc lộ, khám phá, hay nói ngắn gọn là chƣa chắc họ đã biết sử dụng vốn kiến thức mà mình có đem lại những lợi ích cho cộng đồng, xã hội và bản thân bởi vì những người này chưa có kỹ năng làm việc.
Trên thực tế, kỹ năng làm việc là vô cùng quan trọng. “Sản phẩm tri thức” chỉ có giá trị khi ta biết sử dụng nó, vì thế, chúng ta cần phải có các kỹ năng sử dụng các tri thức trong thực tiễn công việc nhƣ: kỹ năng truyền đạt, kỹ năng hướng dẫn, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức, kỹ năng hướng dẫn, điều hành, kỹ năng kiểm tra đánh giá, kỹ năng làm việc nhóm,...
Qua tìm hiểu công tác bồi dƣỡng kỹ năng làm việc của viên chức và
NLĐ trong hoạt động nghề nghiệp ở Trường ĐHSP Hà Nội 2, chúng tôi nhận thấy vấn đề này ít đƣợc quan tâm. Đây không chỉ là vấn đề của nhà quản lí mà còn là vấn đề ở bản thân viên chức chƣa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của nó. Vì vậy, trong một năm học, số viên chức và NLĐ xin đƣợc tham gia các khóa bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm, học hỏi kinh nghiệm từ các đơn vị bạn, học kỹ năng làm việc còn ít, các viên chức chủ động xin đi bồi dƣỡng chủ yếu là viên chức tại bộ môn phương pháp giảng dạy ở các khoa.
Báo cáo tổng kết 5 năm công tác ĐTBD khẳng định chỉ có 109 viên chức đƣợc cử tham gia các đợt tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, về đổi mới phương pháp giảng dạy. Như vậy, tính bình quân 01 năm chỉ có 22 người đi BD về kỹ năng làm việc (chiếm 3,8% số lao động của Nhà trường). Nếu như vậy, để 100% số người được bồi dưỡng về kỹ năng làm việc phải mất thời gian khoảng gần 27 năm. Do đó, nếu so với thời gian công tác của một người thì trong suốt cuộc đời công tác của mình, một người chỉ được đi bồi dưỡng kỹ năng làm việc một lần (thông thường một người đi công tác ở tuổi 23 và nghỉ hưu ở tuổi 55 hoặc 60). Hơn nữa, ngoài viên chức làm công tác giảng dạy và một số chuyên viên tham gia bồi dƣỡng, hầu hết không có viên chức thuộc các ngạch viên chức khác nhƣ: nghiên cứu viên, kỹ thuật viên, kế toán viên, thƣ viện viên, bác sĩ, kĩ sƣ... tham gia công tác bồi dƣỡng (xem các phụ lục báo cáo 367 [39, tr.6-14].
2.3. Thực trạng công tác quản lí bồi dƣỡng viên chức và NLĐ của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 trong giai đoạn 2011 - 2015
Đặc thù của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 là một trong số ít trường đại học nằm ở một tỉnh không phải là thành phố nhưng cũng không xa Hà Nội (chỉ cách khoảng 30 km). Điều đó rất thuận lợi để VC và NLĐ có những lựa chọn trong công tác bồi dƣỡng, nhƣng cũng là cơ hội để họ có thể
tìm cho mình một nơi làm việc mới ngay tại Thủ đô, thuận lợi hơn rất nhiều.
Vì thế, đòi hỏi các nhà quản lí phải thận trọng trong xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra, đánh giá công tác bồi dƣỡng VC và NLĐ theo hạng viên chức và chức danh nghề nghiệp, theo vị trí việc làm sao cho hiệu quả, đảm bảo tính ổn định của đội ngũ.
Nhận thức đƣợc vấn đề này nên trong thời gian gần đây việc quản lí đội ngũ ở Nhà trường đã dược quan tâm hơn với các việc làm cụ thể như xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng định kỳ trên cơ sở bám sát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Bộ Nội vụ. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2011 - 2015 công tác quản lí bồi dưỡng viên chức và NLĐ của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 chưa được tiến hành thường xuyên liên tục, vẫn còn mang tính hình thức, hành chính, “ăn đong” đặc biệt công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản về giáo dục về ĐTBD chƣa đƣợc quan tâm đúng mức nên hiệu quả chƣa cao.