NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM
Tiết 20: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM
Ngày soạn :20 / 9 /2011 Ngày dạy : 21 / 9 / 2011
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh
- Hiểu được văn bản biểu cảm nảy sinh là do nhu cầu biểu cảm của con người, - Biết phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp củng cố như phân biệt các yếu tố đó trong văn bản
B.Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định
2. Kiểm tra:Nhắc lại khái niệm văn bản và kể tên các loại văn bản đã học ở lớp 6.
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt
Hình thành khái niệm nhu cầu biểu cảm và văn bản
I ) Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm.
?Khi bố mẹ đi công tác vắng trong em nảy sinh tình cảm gì? Em bộc lộ điều đó với ai?
- Em nhớ thương, mong bố mẹ về.
-Bộc lộ với ông bà, cha mẹ, bạn.
?Khi em được điểm tốt em biểu lộ tình cảm của mình với ai? Biểu lộ như thế nào?
- Em ôm chầm lấy mẹ, em hát vang, vui sướng ghi lại tình cảm của mình trong nhật kớ.
GV: Từ lúc nhớ mong cha mẹ, từ lúc nhận được điểm tốt đến lúc bộc lộ tình cảm trong em đã xuất hiện nhu cầu biểu cảm.
? Khi nào người ta có nhu cầu biểu cảm?
? Người ta biểu cảm bằng những cách nào? đ Khi biểu cảm người ta có thể dùng hoạt động, ánh mắt, cử chỉ. Khi sử dụng phương tiện người để viết ra những tình cảm, cảm xúc của mình thì những văn bản đó là văn biểu cảm.
- Khi có những chất chất chứa muốn biểu hiện cho người khác.
- Bằng hành động, ca hát, vẽ tranh, nhảy múa, đánh đàn, viết thư, sáng tác thơ văn
đ Ánh mắt, cử chỉ, hoạt động.
Có nhiều cách bộc lộ cảm xúc ,văn biểu cảm là 1 trong những cách đó.
1. Nhu cầu biểu cảm
GV: treo bảng phụ 2 bài ca dao
? Nhận xét 2 bài sử dụng phương tiện gì để biểu cảm?
? 2 bài ca dao nhằm biểu đạt điều gì?
- HS: Đọc bài ca dao
- Phương tiện ngôn ngữ tạo văn bản.
- Bài 1: Niềm xót thương của tác giả dân gian với con cuốc + H/ a người dân lao động.
- Bài 2: Tính chất yêu mến, tự hào gắn bó với vẻ đẹp trù phú, với cánh đồng lúa xanh tốt...
2.Văn biểu cảm.
? Cho biết đối tượng mà con người biểu đạt tính chất.
- Con vật, cánh đồng, con người đ TG xung quanh ta
? Các bài ca dao mang lại cho em tình cảm gì?
đ Các bài ca dao đã khơi gợi sự đồng cảm ở nơi người đọc.
? Nếu gọi văn bản trên là văn biểu cảm, thì em hiểu thế nào là văn biểu cảm?
- Thấy thương con cuốc, yêu mến tự hào vẻ đẹp quê hương vẻ đẹp của con người lao động.
- Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tính chất, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với Thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc,người nghe.
a. Khái niệm
? Hãy nói 1,2 câu văn biểu cảm của em khi đọc đoạn thơ "Rồi Bác đi...
ngọn lửa hồng"
? Kể tên 1 số văn bản biểu cảm trong lớp 6?
- Em rất xúc động trước cử chỉ đầy quan tâm yêu thương của Bác với anh đội viên.
- Lượm, Đêm nay Bác không ngủ, Tre Việt Nam, Lao xao, Cô Tô.
b. Đặc điểm
? Văn biểu cảm thường xuất hiện ở những thể loại nào?
- Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình bao gồm các thể loại văn học: Thơ trữ tình, ca dao,
- Văn biểu cảm thể hiện qua những thể loại.
đ ở các thể loại này các tác giả s/d các BPNT dùng từ ngữ tăng sức gợi cảm cho câu văn, câu thơ. Biểu cảm và gợi cảm có sự gắn bó chặt chẽ
trữ tình, tuỳ bút, ký...
- GV: Đưa 2 đoạn văn
? 2 đoạn văn biểu đạt nội dung gì?
2 đoạn có là văn biểu cảm không?
- Tiếng hát của cô giá biến thành tiếng hát của quê hương, của ruộng vườn của nơi chôn rau, của đất nước.
- Đọc to 2 đoạn
Đoạn 1: Biểu hiện nỗi nhớ bạn, nhắc lại những kỷ niệm với bạn.
Đoạn 2: Miêu tả tiếng hát đêm khuya trên đài rồi im lặng, rồi tiếng hát trong tâm hồn, trong tưởng tượng.
đ Cả 2 đều là văn biểu cảm.
GV: Nỗi xót thương con quốc, tình cảm yêu mến, tự hào trước vẻ đẹp qh, nỗi nhớ bạn, t/yêu q/ h ,đ/n đã được các t/giả thể hiện trong văn bản biểu cảm.
? Theo em tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm như thế nào?
- Là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tính nhân văn, như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, ghét những thói tầm thường độc ác.
H - Đọc thầm đoạn văn 1
- Tình cảm trong văn biểu cảm.
? Theo em, người viết đã biểu lộ tình cảm của mình bằng cách nào?
- Sử dụng các từ ngữ để trực tiếp bày tỏ tình cảm của mình:
Thảo thương nhớ ơi, xiết bao thương nhớ.
? Ở đoạn văn 2 cách thức biểu cảm có giốn đoạn 1 không?
Biểu cảm bằng cách nào?
? Văn biểu cảm có mấy cách thể hiện?
- Gián tiếp biểu lộ tình cảm, cảm xúc của mình qua việc miêu tả.
- 2 cách: + Trực tiếp + Gián tiếp
- Cách biểu hiện trong văn biểu cảm.
? Bài học, cần ghi nhớ điều gì?
HS - Đọc ghi nhớ * Ghi chú.
Học sinh thực hiện theo yêu cầu của các bài tập.
II. Luyện tập BT1
? Đánh dấu vào văn bản biểu cảm và giải thích
a. Sen: Cây mọc ở nước, lá to tròn, hoa màu hồng hay trắng, nhị vàng hương thơm nhẹ, hạt ăn đựơc
b. "Trong đầm.... mùi bùn"'' c. Tháp Mười đẹp .... Bác Hồ"
Bài tập 1:
b,c
? Đọc và làm bài tập2 - Đoạn 2 là văn biểu cảm
+ Khơi gợi cảm xúc, đánh giá về loài hoa
+ Lời văn giàu cảm xúc, hình ảnh.
Bài tập 2: (BT1 SGK)
? Chỉ ra nội dung biểu cảm ở 2 bài thơ: "Sông núi nước Nam" và
"Phò giá về Kinh"
- Bài 1: Tự hào về nền độc lập tự chủ và ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc
- Bài 2: Ca ngợi, tự hào trước những chiến thắng lẫy lừng của dân tộc. Khát vọng dựng xây đất nước, niềm tin đất nước vững bền
Bài tập 3:
? Kể tên các bài văn thơ biểu cảm (trữ tình) trong chương trình ngữ văn 6
- Đêm nay Bác không ngủ.
- Lượm.
BT3.
D.HDVN:
-Học thuộc ghi nhớ và hoàn thiện các bài tập còn lại -Soạn bài :Côn sơn ca và Thiên trường vãn vọng.
Ngày soạn:20 / 9/ 2011 Ngày dạy: 21 /9/ 2011