Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển công nghiệp tại nước CHDCND lào (Trang 23 - 26)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

1.1. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài

Vốn ĐTNN được cung cấp bởi nhà ĐTNN cho các DN trong một nền kinh tế khác với mong muốn thu được lợi nhuận từ việc tham gia vốn trong DN mà họ đầu tư. Hai hình thức ĐTNN là FDI và đầu tư gián tiếp. Một số định nghĩa FDI như:

Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), FDI là vốn đầu tư được thực hiện ở các DN hoạt động ở đất nước khác nhằm thu về những lợi ích lâu dài cho nhà đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư là giành được tiếng nói có hiệu quả trong việc quản lý DN đó. Khái niệm này nhấn mạnh vào hai yếu tố là tính lâu dài của hoạt động đầu tư và động cơ đầu tư là giành quyền kiểm soát trực tiếp hoạt động quản lý DN, điều hành sử dụng vốn đầu tư mà họ bỏ ra tại các cơ sở sản xuất kinh doanh ở nước khác. Do vậy, FDI là sự đầu tư với quan hệ dài hạn, phản ánh lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một chủ thể thường trú tại một DN trong một nền kinh tế khác (nhà ĐTNN, công ty mẹ) không phải là nền kinh tế của nhà ĐTNN (doanh nghiệp FDI, công ty chi nhánh). Dòng vốn FDI có thể do cá nhân, tổ chức kinh doanh thực hiện, cung cấp trực tiếp hoặc thông qua DN liên quan, cho doanh nghiệp FDI, hoặc nhà ĐTNN nhận được từ DN có vốn ĐTNN khác. Có ba thành phần trong FDI: vốn cổ phần, thu nhập tái đầu tư và các khoản vay trong nội bộ công ty.

Theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO), FDI xảy ra khi nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được tài sản ở nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là yếu tố để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Tài sản mà nhà đầu tư quản lý ở nước ngoài phần lớn là cơ sở kinh doanh. Trong trường hợp đó, nhà đầu tư được gọi là công ty mẹ, tài sản gọi là công ty con, chi nhánh.

Như vậy, FDI là loại hình đầu tư quốc tế mà nhà ĐTNN bỏ vốn để xây dựng hoặc mua phần lớn, thậm chí toàn bộ các cơ sở kinh doanh ở nước ngoài trở thành chủ sở hữu toàn bộ hay từng phần cơ sở đó và trực tiếp quản lý hay tham gia quản lý, điều hành hoạt động của đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư, đồng thời họ cũng chịu trách nhiệm theo mức sở hữu về kết quả kinh doanh của dự án.

* Một số đặc điểm của FDI

Thứ nhất, FDI là hình thức di chuyển vốn trên thị trường tài chính quốc tế từ nước này sang nước khác nhằm tìm kiếm lợi nhuận cho nhà đầu tư. Vốn đầu tư là của cá nhân, công ty bỏ ra. Chủ đầu tư nắm giữ quyền quản lý các quyết định kinh doanh cùng với đối tác nước sở tại, cùng chia sẻ rủi ro và cùng hưởng lợi nhuận.

Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia, lợi nhuận và rủi ro được phân chia theo tỷ lệ đóng góp vốn của các bên. Hình thức này có tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, thường không có ràng buộc chính trị và để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế.

Thứ hai, nhà ĐTNN phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong tổng số vốn đầu tư để giành quyền kiểm soát, tham gia kiểm soát DN nhận đầu tư. Số vốn đóng góp tối thiểu này được quy định tuỳ theo luật lệ của mỗi quốc gia. Thu nhập mà nhà ĐTNN thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của DN mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất là khoản thu nhập kinh doanh, không phải là khoản lợi tức.

Thứ ba, FDI liên quan đến việc chuyển giao một gói tài sản gồm: vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý, tổ chức từ nước này sang nước khác. Thông qua FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý.

Đây là những mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được.

Thứ tư, nguồn vốn đầu tư không chỉ có vốn đầu tư ban đầu của nhà ĐTNN dưới hình thức vốn pháp định, trong quá trình hoạt động, nó còn được bổ sung bởi nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhuận thu được và nguồn vốn vay của DN để triển khai, mở rộng dự án.

* Phân biệt FDI và danh mục ĐTNN

Danh mục ĐTNN là hoạt động đầu tư của công ty, cá nhân vào các công cụ tài chính được phát hành bởi chính phủ, công ty nước ngoài như trái phiếu chính

phủ, cổ phiếu, trái phiếu công ty nước ngoài. Mối quan tâm của nhà đầu tư là giá trị vốn đầu tư, lợi tức nhận được, không quan tâm đến mối quan hệ dài hạn cũng như kiểm soát DN. Nhà đầu tư không có bất kỳ quyền kiểm soát nào trong việc ra quyết định của công ty (Dunning, 1993) [65]. Do đó, sự khác biệt chủ yếu giữa FDI với danh mục ĐTNN chính là lợi ích lâu dài mà nhà ĐTNN mong muốn ở DN nước chủ nhà. Nhà ĐTNN kiểm soát lâu dài hoạt động kinh doanh của DN nước chủ nhà bằng cách gây ảnh hưởng đáng kể về quản lý DN thông qua nắm giữ quyền sở hữu tài sản của DN với tỷ lệ đủ lớn. Ngoài ra, so với xuất khẩu và cấp giấy phép, nhà ĐTNN có nguy cơ rủi ro cao hơn, có quyền kiểm soát, quản lý hoạt động của DN một cách đáng kể hơn.

* Mối quan hệ giữa FDI và công ty đa quốc gia (MNEs)

FDI có thể thực hiện dưới hình thức đầu tư mới bằng cách thiết lập công ty con từ đầu hoặc sáp nhập, mua lại công ty hiện có ở nước sở tại và chủ yếu được thực hiện bởi MNEs. Đây là công ty có sự tham gia FDI và sở hữu hoặc kiểm soát giá trị gia tăng hoạt động ở nhiều quốc gia (Dunning, 1993) [65], hay phải có đáng kể FDI chứ không chỉ là một công ty xuất khẩu (Barlett và Ghoshal, 1995) [52].

Hơn nữa, MNEs phải tham gia quản lý hoạt động của các công ty con chứ không chỉ đơn thuần là giữ chúng trong danh mục đầu tư tài chính thụ động. Vì vậy, tất cả công ty có nguồn nguyên vật liệu ở nước ngoài, cấp giấy phép công nghệ, xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, hoặc chỉ nắm giữ cổ phần thiểu số trong liên doanh ở nước ngoài mà không có bất kỳ sự tham gia quản lý nào thì họ chỉ được coi là tập đoàn quốc tế. Họ không phải là MNEs nếu họ không có nhiều hoạt động FDI, chủ động quản lý những hoạt động và coi những hoạt động về chiến lược, tổ chức của công ty mà họ đầu tư như là bộ phận không thể tách rời của công ty. Vì vậy, giữa FDI và MNEs thường có mối quan hệ mật thiết nhau. Đây là đối tượng chủ yếu mà nước chủ nhà cần quan tâm, tạo sự hấp dẫn nhằm thu hút đầu tư của đối tượng này.

* Định nghĩa về FDI tại CHDCND Lào

Theo Luật đầu tư nước ngoài của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào ban hành năm 1988 được bổ sung hoàn thiện sau 2 lần sửa đổi (1994, 2004): "FDI có nghĩa là

sự đưa vào Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào vốn gồm có tài sản, công nghệ và kinh nghiệm quản lý của nước ngoài với mục đích để kinh doanh".

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển công nghiệp tại nước CHDCND lào (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)