CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI LÀO
2.2. Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển công nghiệp Lào 76 1. Tình hình chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Lào
2.2.2. Các đặc điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Lào
- Đặc điểm về quy mô các dự án đầu tư. Theo số liệu thống kê (Bảng 2.4) cho thấy, giai đoạn 2000-2015, Lào đã cấp phép 2.387 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký là 16.771,30 triệu USD, quy mô vốn đăng ký không đồng đều, vốn đăng ký trung bình 7,03 triệu USD/dự án. Nếu năm 2000 mỗi sự án trung bình chỉ có 0,73 triệu USD thì đến năm 2006, quy mô vốn trên dự án tăng mạnh đạt 8,45 triệu USD/dự án; đặc biệt giai đoạn 2012 – 2015, quy mô vốn tăng đáng kể. Năm 2013, trung bình 45,25 triệu USD/dự án và năm 2014 trung bình 34,29 triệu USD/dự án và đặc biệt năm 2015, quy mô vốn trên dự án đạt cao nhất ở mức 72,21 triệu USD/dự án. Đây là những năm Lào thu hút được dự án lớn trong các lĩnh vực khác thác khoáng sản và thủy điện. Hầu hết các năm còn lại, quy mô vốn đầu tư bình quân trên một dự án khá là do các dự án thu hút chủ yếu trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Đây chính là nguyên nhân giải thích FDI vào Lào còn hạn chế, chưa hấp dẫn nhà ĐTNN lớn.
- Đặc điểm về ngành nghề đầu tư. Theo Luật đầu tư nước ngoài của Lào, tổ chức cá nhân nước ngoài được đầu tư vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Các lĩnh vực được Chính phủ khuyến khích đầu tư là: thực hiện các chương trình kinh tế lớn; sản xuất hàng xuất khẩu và thay thế nhập khẩu; ngành sử dụng kỹ thuật cao, công nhân lành nghề, đầu tư chiều sâu để khai thác, tận dụng và nâng cao công suất của các cơ sở kinh tế hiện có; ngành sử dụng nhiều lao động, tài nguyên thiên nhiên sẵn có; xây dựng CSHT, dịch vụ thu ngoại tệ như du lịch, sân bay. Giai đoạn 2000- 2015, với 2.387 dự án FDI được cấp phép có tổng vốn đăng ký là 16.771 triệu USD
được phân thành 3 nhóm ngành công nghiệp; nông nghiệp; thương mại và dịch vụ , cụ thể:
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư – CHDCND Lào, 2015 Hình 2.5: Cơ cấu dự án FDI theo ngành tại Lào 2000 – 2015 (ĐVT:%) Ngành Công nghiệp gồm khai thác mỏ, chế biến khoáng sản, công nghiệp chế biến thực phẩm, chế tạo điện, công nghiệp gỗ, xây dựng, hóa chất, may mặc;
Ngành dịch vụ gồm các hoạt động thương mại, khách sạn, tư vấn, viễn thông…
+ Về ngành nông nghiệp: đây là ngành thu hút được ít dự án FDI và số vốn đăng ký nhất trong tất cả các ngành. Tuy nhiên, vẫn có nhiều năm thu hút được khá nhiều dự án như: năm 2006 chiếm đến 31,98% tổng số dự án, năm 2014 chiếm đến 25%. Đây là tỷ lệ rất cao so với cơ cấu thu hút FDI vào ngành này ở các quốc gia trên thế giới và khu vực như Việt Nam, Thái Lan. Điều này cho thấy Lào có tiềm năng và lợi thế nhất định đối với ngành nông nghiệp, đặc biệt là diện tích đất nông, lâm nghiệp rất lớn nhưng mật độ dân số khá thấp. Nhà ĐTNN trong ngành này chủ yếu khai thác lợi thế về tài nguyên đất đai, rừng. FDI ở lĩnh vực này tạo điều kiện để Lào phát triển ngành nông nghiệp, tạo ra sản phẩm lương thực hàng hóa và xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Theo Bộ kế hoạch và đầu tư, dòng vốn FDI
vào ngành nông nghiệp ở các năm không đồng đều, nhìn chung khá thấp, trừ một số năm như năm 2005, vốn FDI vào nông nghiệp chiếm 40,79%; năm 2009 có 25,54%
vồn đầu tư nước ngoài vào nông nhiệp và năm 2015 có đến 46,1% lượng vốn FDI tập trung vào lĩnh vực này.
Bảng 2.5. Cơ cấu vốn FDI đăng ký theo ngành của Lào 2000-2015 (ĐVT:%) Năm Nông nghiệp Công nghiệp TM&DV
2000 18,39 49,86 31,75
2001 35,42 32,62 31,97
2002 0,59 96,36 3,04
2003 17,18 24,53 58,29
2004 15,87 45,26 38,87
2005 40,79 36,87 22,34
2006 4,72 70,30 24,99
2007 10,65 55,22 34,13
2008 6,90 59,83 33,27
2009 25,54 48,95 25,51
2010 21,44 55,11 23,45
2011 19,98 54,34 25,68
2012 6,57 91,58 1,85
2013 4,66 87,68 7,66
2014 3,35 96,65 0,00
2015 46,10 53,28 0,62
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư – CHDCND Lào, 2000 - 2015 + Về ngành thương mại và dịch vụ: Giai đoạn từ năm 2000-2002, số dự án vào ngành dịch vụ khá lớn, năm 2001 có đến 50,79% số dự án đầu tư vào ngành này. Năm 2011, số dự án trong ngành thương mại dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu (61,17%) nhưng vốn FDI chiếm tỷ trọng nhỏ, chỉ 3,04%. Từ năm 2003-2011, lượng vốn cũng như số dự án mà ngành thương mại thu hút vào khá ổn định; số dự án hàng năm đều chiếm trên 30%. Từ năm 2012 đến 2015, số dự án FDI và vốn
đăng ký trong ngành này chiếm rất ít, thay vào đó là ngành công nghiệp. Mặc dù vốn FDI đăng ký trong lĩnh vực này không nhiều, nhưng vốn giải ngân chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong ngành thương mại và dịch vụ, hầu hết các dự án thuộc lĩnh vực thương mại, giáo dục có quy mô vốn đăng ký nhỏ, bình quân chỉ khoảng 0,5 triệu USD đến 1 triệu USD/ dự án. Bên cạnh đó, một số lĩnh vực có quy mô vốn đăng ký lớn trong ngành này như: ngân hàng (13,9 triệu USD/ dự án), viễn thông (15,9 triệu USD/ dự án), y tế (9,5 triệu USD/ dự án).
+ Về ngành công nghiệp: đây là ngành luôn duy trì tỷ lệ dự án FDI và vốn đăng ký chủ yếu ở Lào góp phần không nhỏ vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Đáng chú ý, nếu như trong những năm trước, FDI hướng vào những ngành công nghiệp khai thác và thay thế nhập khẩu thì kể từ năm 2010 đến nay, dự án FDI vào ngành công nghiệp chế biến và định hướng xuất khẩu đã tăng nhanh, góp phần tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của Lào trong những năm gần đây. Trong lĩnh vực công nghiệp, công nghiệp chế tạo điện là lĩnh vực hấp dẫn FDI nhất tại Lào. Giai đoạn từ 2000-2015, ngành công nghiệp đã thu hút được 918 dự án FDI với vốn đăng ký trên 11.346,84 triệu USD, bình quân là 12,3 triệu USD/ dự án.
Đây là ngành có nhiều vốn FDI nhất và quy mô vốn đăng ký bình quân trên một dự án lớn nhất và lớn hơn gấp nhiều lần so với các lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, công nghiệp khai thác mỏ thu hút được nhiều dự án (182 dự án với vốn đăng ký 4.230,36 triệu USD), quy mô vốn đăng ký bình quân lớn (23,24 triệu USD/ dự án); ngành công nghiệp điện thu hút được 34 dự án với vốn đăng ký 5.059,46 triệu USD, quy mô vốn bình quân 148,81 triệu USD/dự án. Đây là 2 ngành có thế mạnh về tài nguyên tại Lào nên đã hấp dẫn FDI. Ngoài ra, lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng thu hút nhiều dự án (495 dự án, với 2,5 tỷ USD) nhưng quy mô vốn bình quân của dự án nhỏ (2,58 triệu USD/ dự án).
Tuy mới giai đoạn đầu nhưng cơ cấu FDI có sự chuyển dịch theo hướng ngày càng phù hợp với yêu cầu xây dựng cơ cấu kinh tế Lào. Trong ngành công nghiệp, các dự án, vốn đăng ký tập trung vào công nghiệp chế tạo điện, khai khoáng. Hiện Lào đang có cơ hội và điều kiện thu hút vốn FDI một cách đa dạng,
đồng thời cũng cần xem xét ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế quốc dân trước mắt và lâu dài.
- Đặc điểm về đối tác đầu tư.
Bảng 2.6: Cơ cấu vốn và dự án FDI đăng ký theo quốc gia từ 1989 – 2015 (ĐVT:%)
STT Quốc gia 1989-2004 2005-2010 2011-2015 Vốn ĐT Dự án Vốn ĐT Dự án Vốn ĐT Dự án
1 China 5,56 12,05 30,69 29,02 39,13 34,39
2 ThaiLan 50,49 27,45 23,38 19,04 16,03 17,66
3 VietNam 5,87 4,91 25,07 15,51 17,47 16,36
4 Malaysia 5,66 3,36 1,04 2,96 8,79 2,23
5 Korea, South 2,15 8,61 5,17 9,18 3,43 5,58
6 France 16,16 9,90 0,68 4,90 0,10 4,09
7 Japan 0,93 3,53 3,54 2,17 1,40 4,28
8 Netherlands 0,03 0,43 0,08 0,46 6,57 0,56
9 Norway 0,03 0,26 3,78 0,17 - -
10 United Kingdom 0,87 1,89 0,27 1,37 2,38 1,49
11 Khác 12,24 - 6,30 - 4,69 -
Tổng 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư - CHDCND Lào, 1989 - 2015 Hiện đã có 53 quốc gia có dự án FDI tại Lào, trong đó, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Hàn Quốc là 5 quốc gia có số dự án, vốn FDI đăng ký chiếm trên 60% tổng số dự án lẫn vốn đăng ký trong suốt thời kỳ. Trong 5 quốc gia này, nhà ĐTNN đến từ Trung Quốc luôn duy trì tỷ lệ số dự án đầu tư cao nhất và tăng qua các giai đoạn. Việt Nam và Thái Lan hiện có số dự án sau Trung Quốc nhưng có xu hướng biến động khác nhau.
Ngoài 05 quốc gia trên, các quốc gia khác có số dự án tại Lào hầu như chưa có thay đổi với số dự án rất khiêm tốn. Các nước Châu Á như Nhật Bản, Malaysia, Camphuchia, Đài Loan vẫn là nhà ĐTNN có số dự án FDI đăng ký lớn, trong khi các đối tác từ châu Âu, Mỹ không đáng kể, chỉ mới xuất hiện trong vài năm gần
đây. Tuy nhiên, vốn FDI đăng ký (Bảng 2.6) có xu hướng biến động ngược với số dự án, năm quốc gia dẫn đầu số dự án có vốn FDI đăng ký thường chiếm trên 60%
tổng vốn đăng ký trong suốt thời kỳ. Ngoài ra, vốn đăng ký từ 48 quốc gia còn lại hầu như không đáng kể (trừ Nhật Bản: năm 2006 chiếm 17%; Malaysia: năm 2003 chiếm 16,6% tổng vốn đăng ký).
- Đặc điểm về phân bố đầu tư theo lãnh thổ. Cơ cấu vốn đầu tư theo vùng cũng chuyển dịch đúng hướng hơn, phần lớn dự án tập trung ở vùng trọng điểm quốc gia (Viêng Chăn, Savannakhet, Khăm Muồn, Bo Ly Khăm Xây, Chăm Pha Sắc), chiếm 89,6% tổng số dự án và 80% tổng vốn đầu tư. Nếu trong 5 năm đầu, đầu tư ở Viêng Chăn chỉ chiếm 36,9% số dự án, thì đến năm 2015 con số đó lên tới 75% số dự án. Địa phương thu hút FDI lớn nhất là Viêng Chăn (4.439,03 triệu USD bằng 26,47% tổng vốn đầu tư cả nước). Các tỉnh miền núi hầu như không có một dự án nào.