Môi trường kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển công nghiệp tại nước CHDCND lào (Trang 75 - 81)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI LÀO

2.1. Khái quát về môi trường có ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Lào

2.1.4. Môi trường kinh tế vĩ mô

Việc ban hành Luật đầu tư nước ngoài (1988), mở đầu cho quá trình thu hút FDI nên dòng vốn này ngày càng tăng, nhiều nhất là ở Viêng Chăn. Sự có mặt của nhà ĐTNN có ảnh hưởng sâu rộng đối với phát triển KT-XH, đặc biệt là việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.

Kế hoạch 5 năm lần III (1991-1995) tiếp tục sự nghiệp đổi mới toàn diện, đặc biệt là chuyển từ nền kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên sang kinh tế sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường có sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Chính phủ đã tập trung phát triển CSHT để thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ xã hội.

Việc tiếp tục đường lối đổi mới được thống nhất và thông qua trong Hội nghị lần thứ V của Đảng, đồng thời, Chính phủ đã đề ra kế hoạch phát triển 08 năm (1993 - 2000) nhằm đảm bảo phát triển KT-XH theo hướng phát triển bền vững. Chính phủ xác định 08 kế hoạch ưu tiên quốc gia để xây dựng nền tảng cho việc mở rộng sản xuất hàng hoá và thúc đẩy từng bước phát triển KT-XH của đất nước (Ủy ban kế hoạch và đầu tư, 2006), đó là: (1) sản xuất lương thực thực phẩm; (2) khuyến khích sản xuất hàng hoá; (3) cấm chặt phá rừng làm nương và phát triển thâm canh; (4) phát triển vùng sâu vùng xa; (5) xây dựng CSHT; (6) phát triển ngành dịch vụ; (7) phát triển nguồn nhân lực; (8) khuyến khích việc hợp tác quốc tế. Đại hội Đảng NDCM Lào lần thứ VI và lần thứ VII tiếp tục triển khai đường lối đổi mới thành chiến lược phát triển tới năm 2020, kế hoạch 5 năm lần V (2001 - 2005) khẳng định tiếp tục thực hiện 08 kế hoạch ưu tiên của Chính phủ, phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo theo hướng CNH, HĐH. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng Lào cũng đạt được kết quả nhất định, thể hiện như sau:

- Về tăng trưởng kinh tế: tốc độ tăng trưởng GDP của Lào không ổn định. Giai đoạn 1985 - 1990 tốc độ tăng trưởng GDP biến thiên mạnh. Năm 1986, Chính phủ Lào thực hiện chương trình cải cách toàn diện (chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường), năm 1988, ban hành Luật đầu tư nước ngoài nhằm thu hút vốn từ bên ngoài phát triển kinh tế. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng GDP đạt thấp nhất vào năm 1987 ở mức âm 1,43%. Sau đó tăng lên một cách

đột ngột đạt 14,19% vào năm 1989 do tác động của yếu tố cả bên trong và bên ngoài. Tuy nhiên, sự kiện hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ năm 1990 làm cho nền kinh tế của một số nước trên thế giới nói chung và Lào nói riêng bị chậm lại, minh chứng là tốc độ tăng trưởng GDP năm 1991 chỉ đạt 4,3%. Giai đoạn (1996 - 2000) do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực (1997) làm ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế Lào dẫn đến tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ này bất ổn. Giai đoạn (2001-2005) được đề ra với mục đích phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo theo hướng CNH, HĐH đất nước, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,2% (năm 2005 đạt 7,11%). Từ năm 2006 đ ế n n a y , tốc độ tăng trưởng GDP l u ô n đạt trên 7 % năm.

Nguồn: Ngân hàng thế giới, 2015 Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Lào giai đoạn 1985 – 2015

- Về kiểm soát lạm phát: Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, chính phủ đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ II (1986 - 1990) nhằm phát triển kinh tế đất nước theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kế hoạch này được thực hiện cùng với cải cách nhiều vấn đề như xoá bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, cải cách về giá, áp dụng nhiều thành phần kinh tế để thúc đẩy sản xuất hàng hoá,

năm

mở rộng hợp tác quốc tế để thu hút FDI và tiếp nhận công nghệ mới. Tỷ lệ lạm phát của Lào năm 1989 là 61,33%. Sau đó giảm đáng kể còn 6,27% năm 1993. Giai đoạn tiếp theo tỷ lệ lạm phát có nhiều biến động cộng thêm ảnh hưởng khủng hoảng tài chính tiền tệ (1997) làm tỷ lệ lạm phát tăng lên tới 3 con số, đạt đỉnh điểm ở 128,42% năm 1999. Trước tình hình đó, Nhà nước đã vào cuộc và thực hiện nhiều chính sách nhằm ổn định nền kinh tế góp phần làm cho tỷ lệ lạm phát giảm mạnh, đến năm 2001 tỷ lệ này chỉ còn 7,81%. Giai đoạn từ 2003 đến nay tỷ lệ lạm phát được kiểm soát và dao động trong khoảng dưới 10% năm.

Nguồn: Ngân hàng thế giới, 2015 Hình 2.2: Tỷ lệ lạm phát ở Lào giai đoạn 1989 - 2015

%

- Về cơ cấu kinh tế và thu nhập của người dân:

Nguồn: Niên giám thống kê CHDCND Lào, 2005 - 2014 Hình 2.3 Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2005 – 2014 (ĐVT: %)

Cơ kinh tế Lào thay đổi khá tích cực do những chính sách thúc đẩy phát triển nền kinh tế nhiều thành phần được thực hiện. Tỷ trọng các ngành trong cơ cấu nền kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ. Tỷ trọng ngành công nghiệp đạt 29,46% năm 2005 liên tục tăng qua các năm, đạt cao nhất là 37,20% năm 2012, sau đó có giảm nhẹ tuy nhiên đến nay vẫn giữ ở mức 34,7%. Tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 25,72% năm 2005 lên 40,53% năm 2014. Ngược lại tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm mạnh từ 44,83% năm 2005 giảm đều qua các năm, đến năm 2014 chỉ chiếm 24,77% trong tổng cơ cấu nền kinh tế(Niên giám thống kê). Vì thế, thu nhập bình quân của người dân tăng mạnh qua từng năm, nếu năm 2005, GDP trung bình chỉ đạt 511USD/người thì con số này đã tăng lên đến 1.447USD/người năm 2012 và các năm sau vẫn tiếp tục tăng, đạt 1.628 USD /người năm 2013, năm 2014 là 1725 USD/người.

Nguồn: Niên giám thống kê CHDCND Lào, 2005 – 2014 Hình 2.4: GDP trung bình đầu người giai đoạn 2005 – 2014 (ĐVT: USD)

- Về vốn đầu tư trong nền kinh tế: Từ năm 2000 - 2015 Chính phủ đã thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư có tính minh bạch, đơn giản và nhanh chóng như: cơ chế một cửa, tổ chức gặp gỡ nhà đầu tư. Trong giai đoạn này tổng lượng vốn đầu tư tại Lào đạt hơn 23.167 triệu USD trong đó có 16.771,30 triệu USD vốn FDI thực hiện từ 53 quốc gia trên thế giới.

- Về cơ sở hạ tầng: để tăng cường hoạt động đầu tư, ngoài môi trường pháp lý thông thoáng, minh bạch đòi hỏi phải có kết cấu hạ tầng phát triển tương xứng, tạo điều kiện thuận lợi để chủ đầu tư triển khai dự án đầu tư. Đối với các nước không tiếp giáp với biển (LDC), trong đó có Lào, hạ tầng giao thông hiện đại sẽ tạo điều kiện mở cửa với thị trường thế giới, tiết giảm chi phí vận tải sẽ hấp dẫn đầu tư.

Từ lúc mở cửa đến nay, Lào đã phát triển một số tuyến đường tới nông thôn, vùng sâu, vùng xa và các nước láng giềng như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc. Cải tạo và nâng cấp các tuyến đường từ trung ương đến các tỉnh, địa phương, đặc biệt, giai đoạn 2006 - 2010, đã xây dựng 39 cầu trên đường quốc lộ với tổng chiều dài 2.611m và 4 cầu lớn vượt sông Mê Kông (cầu Hữu nghị Viêng Chăn, Pác Sê, Xa Van na Khêt, và Thà khạch). Năm 2008, tổng chiều dài đường bộ là 37.270 km, chỉ có ba loại đường là đường đất tự nhiên, đường đá và đường nhựa. Đến năm 2009, tổng chiều dài đường bộ là 39.568 km. Năm 2009, hệ thống đường bộ được nâng

cấp, có thêm đường nhựa Asphan và đường bê tông. Tính đến năm 2014, tổng chiều dài đường bộ đã lên đến 47.318 km, tăng 39,7% so với năm 2005. Tổng độ dài của đường bê tông và đường nhựa tăng đều qua các năm. Bên cạnh hệ thống đường bộ, mạng lưới vận tải đường thủy đã được cải tạo nâng cấp, đã xây dựng hoàn thành 02 cảng sông xây dựng tường chắn dài 1.790m dọc sông MêKông và nâng cấp tuyến đường thủy dọc sông MêKông đoạn miền Bắc, có chiều dài 243km để cho thuyền chứa sức nặng từ 150-300 tấn có thể chạy được, tạo thuận lợi cho vận tải đường sông tới được các nước Thái Lan, Myanma và Trung Quốc. Ngoài ra, Lào đã đầu tư phát triển mạng lưới đường hàng không với 13 sân bay (04 sân bay quốc tế), gần đây, Bộ Giao thông vận tải đã bắt đầu khảo sát kinh tế kỹ thuật tuyến đường sắt từ Viêng Chăn đến biên giới Lào – Trung Quốc, tuyến đường sắt từ Nong Khai (Thái Lan) đến Bạn KhamXaVat (Viêng Chăn).

Bên cạnh đó, hạ tầng điện, nước, viễn thông cũng đã phát triển vượt bậc, đến nay, cả nước có điện lưới dài 29.601km, trong đó có hệ thống lưới điện cao thế 500kv là 138km, lưới điện trung thế 230kv là 406 km (xuất khẩu), hệ thống lưới điện cao thế 115kv (dùng trong nước) có chiều dài 2.060,9 km. Lưới điện trung thế (35kv, 34kv, 22kv) có chiều dài 14.577,2 km và điện trung thế 0,4kv dài 12.419km.

Nhìn chung, hệ thống điện đảm bảo cung cấp điện ổn định cho sản xuất và sinh hoạt. Hệ thống cấp nước cung cấp đủ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp và cơ bản cho sản xuất nông nghiệp nhờ hệ thống sông ngòi, hồ, hệ thống các nhà máy nước hiện có và các nhà máy đang tiếp tục được đầu tư xây dựng đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất. Cơ sở vật chất và mạng lưới bưu chính viễn thông hiện đại, với đầy đủ các loại hình dịch vụ có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu trao đổi thông tin, liên lạc trong nước và quốc tế, các mạng điện thoại cố định và di động, phủ sóng hết các tỉnh thành cả nước.

Bảng 2.1. Hệ thống giao thông đường bộ của Lào năm 2008 – 2014 (ĐVT: Km)

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng 37.270 39.568 41.492 41.949 44.005 45.844 47.318

Đ.bêtông - 34 83 97 141 222 233

Đ. nhựa

Asphan - 496 614 684 725 735 722

Đ. nhựa 4.739 4.882 5.324 6.603 6.896 6.888 7.233 Đ. đá 13.204 13.864 14.556 14.142 15.324 16.380 16.380 Đ. đất 19.327 20.293 20.915 20.423 20.919 21.619 22.700 Nguồn: Niên giám thống kê và Bộ giao thông vận tải – CHDCND Lào, 2005 - 2014

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển công nghiệp tại nước CHDCND lào (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)