Yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI trong ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển công nghiệp tại nước CHDCND lào (Trang 41 - 50)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

1.3. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển công nghiệp

1.3.2. Yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI trong ngành công nghiệp

1.3.2.1. Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên sẽ tạo cho nước chủ nhà có vị trí địa lý thuận lợi, hay nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Đây là một đặc điểm quan trọng mà các nhà ĐTNN trong ngành công nghiệp rất quan tâm khi lựa chọn địa điểm đầu tư bởi phần lớn các MNEs đặt trụ sở chính tại các nền kinh tế phát triển, nơi nguồn tài nguyên thường khan hiếm, cạn kiệt, nếu mua nguyên vật liệu ở các nước khác để sản xuất thì hiệu quả kinh tế sẽ kém hơn nhiều so với FDI. Điều này đã được minh chứng trong nhiều nghiên cứu lý thuyết lẫn thực chứng, đó là:

- Vị trí địa lý. Đây là yếu tố khá quan trọng tác động đến quyết định địa điểm của nhà ĐTNN trong ngành công nghiệp. Brainard (1997) [54] cho rằng, khi lợi ích sản xuất ở nước ngoài như: sự gần gũi khách hàng, chi phí vận chuyển thấp, rào cản

thương mại lớn hơn lợi ích sản xuất tập trung quy mô lớn trong nước thì FDI sẽ xảy ra. Vì thế, lợi thế vị trí địa lý đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến khả năng thu hút FDI của một quốc gia. MNEs sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, thuận lợi trong việc tiếp cận, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đến các khu vực khác hay toàn cầu. Ngoài ra, Krugman (1991) [83] cho rằng, vị trí thuận lợi sẽ kích thích các công ty trong cùng ngành công nghiệp tích tụ, từ đó giúp họ khai thác hiệu quả các đầu vào trung gian chung của ngành như nguồn nhân lực, nguồn nguyên liệu. Vị trí địa lý là đặc thù riêng của từng quốc gia, địa phương, không thể sao chép, tạo ra lợi thế rất lớn trong thu hút FDI. Tuy nhiên, yếu tố này sẽ không ảnh hưởng đến thu hút FDI (Nguyễn Mạnh Toàn, 2010) [12] nếu thiếu thể chế hợp lý, tạo ra các điều kiện thuận lợi khác như: CSHT, CNHT, các ưu đãi khác.

Điều này được minh chứng rõ nét qua kinh nghiệm thu hút FDI của các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các vùng ven biển Trung Quốc.

- Nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên dồi dào, dễ tiếp cận, nguồn nguyên liệu giá rẻ là yếu tố khá quan trọng tác động đến quyết định địa điểm của nhà ĐTNN trong ngành công nghiệp bởi đây là đầu vào quan trọng của nhiều ngành công nghiệp, nhất là FDI với động cơ tìm kiếm tài nguyên. Số liệu thống kê cho thấy, 5 quốc gia: Brazil, Indonesia, Malaysia, Mexico và Singapore đã thu hút hơn 50% FDI thế giới (1973-1984) do thị trường lớn và tài nguyên thiên nhiên dồi dào.

Nghiên cứu thực chứng tại một số quốc gia cũng cho thấy nguồn tài nguyên ảnh hưởng quan trọng đến dòng vốn FDI như: tìm kiếm tài nguyên là động cơ quan trọng nhất của nhà ĐTNN ở các nước Trung và Đông Âu (Altomonte, 2000) [51], hay ở Nga (Ksenia và Philipp, 2013) [86].

1.3.2.2. Môi trường chính trị, văn hóa, xã hội

- Môi trường chính trị: các yếu tố chính phủ, xu hướng chính trị, những diễn biến trong môi trường chính trị, sự ổn định chính trị, chính sách đối ngoại của chính phủ, mối quan hệ giữa các nhóm lợi ích, thể chế chính trị và quan điểm của chính quyền về phát triển kinh tế ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của DN trong tất cả các ngành của nền kinh tế. Sự ổn định chính trị, nhất quán quan điểm, chính

sách lớn luôn là sự hấp dẫn với nhà đầu tư. Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh không chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện trong các quan hệ quốc tế. Vì thế, yếu tố hấp dẫn hàng đầu đối với nhà ĐTNN là sự ổn định của môi trường chính trị bởi yếu tố này ảnh hưởng đến mức độ rủi ro của đồng vốn mà nhà ĐTNN bỏ ra. Những bất ổn chính trị sẽ ảnh hưởng đến khả năng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm như: thiếu lao động, nguyên liệu hay mất thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, gây ra nguy cơ rủi ro mất lợi nhuận, thậm chí, có thể bị phá sản cho nhà ĐTNN. FDI trong ngành công nghiệp là hoạt động kinh doanh trong môi trường xa lạ, vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài nên nhà ĐTNN rất sợ tài sản của họ bị nước chủ nhà quốc hữu hóa. Vì vậy, chính trị ổn định sẽ dẫn đến kinh tế ổn định và vốn đầu tư được đảm bảo an toàn, giảm nguy cơ rủi ro đầu tư. Điều đó sẽ khuyến khích nhà ĐTNN đến đầu tư ở nước nhận đầu tư hơn. Sự mất ổn định chính trị biểu hiện dưới nhiều góc độ khác nhau làm thiệt hại tới lợi ích nhà ĐTNN. Cụ thể, xung đột giữa các đảng phái chính trị có thể làm tổn hại tới công trình đầu tư, ảnh hưởng thị trường giá cả lao động, tính mạng, tài sản của nhà đầu tư. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, chính trị có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định FDI của Mỹ Latinh từ Mỹ (Nigh, 1986) [99], ổn định chính trị là yếu tố quan trọng ảnh hưởng thu hút FDI ở châu Phi (Dupasquier và Osakwe, 2006) [68], ở Ghana (Kyereboah và Agyire, 2008) [87]. Bên cạnh đó, hệ thống chính trị ủng hộ quyền sở hữu FDI, đạo đức quan chức chính phủ (tham nhũng phổ biến gây khó khăn cho DN) cũng tác động dòng vốn FDI (Zenegnaw, 2010) [113].

- Môi trường văn hóa, xã hội: là các yếu tố liên quan đến niềm tin, giá trị và các chuẩn mực của đa số người dân trong một xã hội, biểu hiện ra bên ngoài là trình độ dân trí, chất lượng nguồn lao động, lối sống, phong tục tập quán, đức tin, thói quen, sở thích, mật độ dân số, quan điểm tiêu dùng, tiết kiệm. Môi trường văn hóa xã hội tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của DN trong ngành công nghiệp như tính kỷ luật của người lao động, cách ứng xử, giao tiếp trong kinh doanh, hành vi và thói quen, sở thích tiêu dùng của các vùng miền, quốc gia. Vì thế, yếu tố này đóng vai trò quan trọng, tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn, ảnh hưởng đến quyết định lựa

chọn địa điểm của nhà ĐTNN bởi yếu tố này ảnh hưởng đến lực lượng lao động, trình độ lao động, tổ chức quản lý lao động. Các nước hấp dẫn FDI thường có lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện nay thì yếu tố trình độ, chất lượng của lực lượng lao động và tổ chức quản lý đóng vai trò quan trọng, hấp dẫn FDI. Chính vì thế, cơ cấu dân cư, lao động trẻ, hệ thống giáo dục và đào tạo vững mạnh rộng lớn là những yếu tố thuận lợi để thu hút FDI. Ngoài ra, những phong tục, tập quán, tôn giáo, ngôn ngữ có thể gây ra những khó khăn cho hoạt động SXKD của các doanh nghiệp FDI. Nghiên cứu của chương trình hỗ trợ phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) cho thấy xu hướng đầu tư vào khu vực Đông Nam Á có nhiều chuyển biến tích cực là nhờ vào tính kỷ luật của lực lượng lao động cùng với sự ổn định về chính trị, kinh tế tại nhiều quốc gia trong khu vực này.

1.3.2.3. Môi trường thể chế

Nhà ĐTNN nhận thức sự thuận lợi của yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến ý định, hành vi đầu tư của họ bởi thể chế thuận lợi không chỉ giúp tiết giảm chi phí giao dịch, thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch mà còn cải tiến các yếu tố liên quan đến quá trình kinh doanh. Chẳng hạn như: thủ tục hành chính, chính sách ưu đãi về ngành, lĩnh vực, quản lý hoạt động các dự án càng rõ ràng, chi tiết, đầy đủ sẽ tạo ra hành lang pháp lý ổn định và tạo những điều kiện thuận lợi cho nhà ĐTNN khi đầu tư. Nếu hệ thống luật pháp rắc rối, phức tạp và không rõ ràng dễ làm nản lòng các chủ đầu tư có thiện chí nhất. Bên cạnh đó, bộ máy quản lý nhà nước các cấp (người thực thi hệ thống pháp luật) cũng ảnh hưởng lớn đến sự hấp dẫn của địa điểm đầu tư. Bởi nếu việc nhận thức và thực thi của đội ngũ trong bộ máy quản lý nhà nước về quy định của pháp luật tốt, nhà ĐTNN sẽ tiết giảm được chi phí thông tin, giao dịch. Ngoài ra, yếu tố về sự ổn định của môi trường pháp lý và sự nhất quán của các chính sách khuyến khích đầu tư sẽ rất quan trọng để hình thành nên địa điểm hấp dẫn FDI. Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện chính sách khá thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà ĐTNN, nhưng xét ở

giác độ dài hạn thì hệ thống pháp luật hoàn thiện rõ ràng, đồng bộ, mới là yếu tố tích cực để thu hút FDI.

Nghiên cứu thực nghiệm cho rằng, thể chế ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh quốc tế của công ty như: quyết định địa điểm, hình thức, quy mô đầu tư và khả năng sống sót của quyết định đầu tư. Cộng hòa Séc, Ba Lan và Hungary là quốc gia thành công nhất ở Trung và Đông Âu trong thu hút FDI bởi họ có tiến bộ hơn trong việc chuyển đổi nền kinh tế theo định hướng thị trường (Resmini, 2000) [105]. Quốc gia có chế độ chính sách tương lai dự đoán được (Mudambi và Navarra, 2002) [98], tiến bộ trong cải cách thị trường vốn, quy định quyền sở hữu, thị trường lao động (Bevan và cộng sự, 2004) [56] sẽ hấp dẫn FDI hơn. Nhà ĐTNN tại Việt Nam xác định chọn những địa điểm có chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương để phát triển thị trường, tiếp cận tài nguyên (Meyer và cộng sự, 2005) [96]. Chính sách ưu đãi đặc biệt của chính quyền địa phương Trung Quốc (về thuế, phát triển đặc khu kinh tế) ảnh hưởng đến sự lựa chọn của công ty Nhật (Zhou và cộng sự, 2002) [114]. Những vùng thực thi thể chế tốt hơn thu hút nhiều công ty mới ở Nga (Bruno và cộng sự, 2008) [59].

1.3.2.4. Môi trường kinh tế vĩ mô

Môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm: (1) mô hình vận hành, trạng thái của nền kinh tế và (2) hệ thống CSHT. Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động của DN trong ngành công nghiệp. Mức độ thuận lợi của các yếu tố này có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với DN. Vì thế, để đảm bảo thành công cho hoạt động của mình, DN phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của từng yếu tố để đưa ra quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư, cụ thể:

- Mô hình vận hành và trạng thái của nền kinh tế: Các yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô như: tăng trưởng kinh tế, tình trạng lạm phát, tỷ giá, khả năng quản lý vĩ mô của nhà nước, khả năng sinh lợi của nền kinh tế tác động đến lợi nhuận và rủi ro kỳ vọng của nhà ĐTNN nên có ảnh hưởng rất lớn đến FDI. Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định như lạm phát, tỷ giá ổn định, nền kinh tế có khả năng tăng trưởng và khả năng sinh lợi cao sẽ hấp dẫn FDI. Các nghiên cứu thực chứng cho thấy, môi

trường kinh tế vĩ mô ảnh hưởng quan trọng đến thu hút FDI, trong đó, sự tăng trưởng kinh tế, khả năng cạnh tranh kinh tế được cho là yếu tố ảnh hưởng quyết định. Nghiên cứu FDI Mỹ từ bảy quốc gia công nghiệp (Klein và Rosnegren, 1994) [82], FDI Hàn Quốc từ Mỹ (Jeon và Rhee, 2008) [79] cho rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng mạnh đến thu hút FDI. Thu nhập thực tế là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thu hút FDI ở Thái Lan (Brahmasrene và Jiranyakul, 2001) [60]. Bên cạnh đó, tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ đáng kể với FDI ở Pakistan (Khair và cộng sự, 2006) [81] hay có ảnh hưởng nghịch với thu hút FDI ở châu Phi (Nnadozie và Osili, 2004) [100].

- Cơ sở hạ tầng: Đây là tiện ích cơ bản cho hoạt động SXKD của nhà ĐTNN tại nước chủ nhà và là yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI ngành công nghiệp bởi mức độ phát triển của các tiện ích này có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả SXKD và được nhà đầu tư rất quan tâm trước khi ra quyết định. CSHT ảnh hưởng đến thu hút FDI chủ yếu là mức độ phát triển của hạ tầng kỹ thuật và kinh tế (Hasnah và cộng sự, 2010) [71] như: hạ tầng thông tin, truyền thông, giao thông, hạ tầng KCN, hệ thống cung cấp điện, nước, ngân hàng, kiểm toán. Kinh nghiệm từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan (Nguyễn Xuân Thành, 2013) [14], để thu hút FDI trong ngành công nghiệp, họ đã đẩy mạnh đầu tư CSHT, cụ thể, đầu tư của Trung Quốc (2003–

2004) bình quân: 8%/GDP; Hàn Quốc (1960–1990): 8,7%/ GDP; Đài Loan (1970 – 1990): 9,5%/GDP. Ba nước này đã hình thành hệ thống hạ tầng thông suốt, kết nối các CCN với hệ thống hạ tầng quốc gia. Trong thập niên 90, Trung Quốc xây dựng KCN ở vùng có mức độ công nghiệp thấp, xa trung tâm đô thị nhưng vẫn thu hút được FDI nhờ hệ thống hạ tầng từ KCN này đến hệ thống hạ tầng quốc gia được kết nối thông suốt, giúp tiết giảm chi phí và thời gian vận chuyển. Ngoài ra, khu CNHT với hạ tầng đặc biệt (nhà xưởng theo yêu cầu, điện, nước, xử lý môi trường, các dịch vụ mềm khác) rất phát triển ở Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan hấp dẫn nhiều nhà đầu tư. Tuy vậy, không phải quốc gia nào cũng thành công với KCX có hạ tầng hiện đại mà đó chỉ là một trong các yếu tố cùng với yếu tố khác như: con người, vị trí địa lý, cơ chế chính sách ảnh hưởng đến sự thành công của việc thu hút vốn đầu tư.

1.3.2.5. Môi trường kinh tế vi mô

Môi trường kinh tế vi mô bao gồm các yếu tố nằm bên ngoài DN như đối thủ cạnh trạnh hiện tại và tiềm ẩn, nhà cung cấp, khách hàng và sản phẩm thay thế. Môi trường kinh tế vi mô thường có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và kết quả hoạt động của một DN nhưng DN khó kiểm soát được. Để thành công trong hoạt động kinh doanh của mình, DN phải phân tích, đánh giá chi tiết về từng yếu tố của môi trường kinh tế vi mô, cụ thể như sau:

- Quy mô và tiềm năng về thị trường nước chủ nhà: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như: số lượng dân cư, mật độ dân số, GDP, GDP bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng GDP, đặc điểm người tiêu dùng. Theo diễn đàn thương mại và phát triển Liên Hiệp quốc (UNCTAD), quy mô thị trường là yếu tố quan trọng trong việc thu hút FDI ở mọi quốc gia, mọi nền kinh tế. Thị trường nội địa là nơi sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm do nhà đầu tư tạo ra, giới hạn của thị trường nội địa cũng chính là giới hạn của sản xuất và do đó cũng chính là giới hạn của đầu tư. Muốn mở rộng hoạt động đầu tư và quy mô của nó thì điều quan trọng đầu tiên là mở rộng thị trường. Quy mô và tính chất của thị trường nội địa quyết định quy mô tính chất của quả trình quy mô sản xuất và hướng dòng vốn đầu tư vào các sản phẩm hoặc những lĩnh vực mà thị trường nội địa yêu cầu. Như vậy, quy mô của thị trường quyết định quy mô đầu tư và tổng lợi nhuận của chủ đầu tư. Phát hiện này có được là nhờ phân tích trong giá thành sản phẩm, chi phí lao động chiếm tỷ trọng rất nhỏ nên dù giá nhân công rẻ, chi phí cũng không giảm được nhiều và tổng lợi nhuận thu được tăng thêm rất hạn chế. Cho nên, các nhà đầu tư hiện nay thường hướng về những nước nào có quy mô thị trường nội địa lớn để đầu tư và vấn đề giá nhân công rẻ không còn là yếu tố hấp dẫn chủ yếu. Ðây cũng chính là lý do giải thích tại sao những quốc gia đông dân như Trung Quốc, Ấn Độ hay những quốc gia phát triển với mức thu nhập cao của người dân luôn là địa điểm hấp dẫn FDI trên thế giới. Nhiều quan điểm lý thuyết cho rằng quy mô thị trường lớn sẽ hấp dẫn FDI và nhiều nghiên cứu thực chứng đã minh chứng điều này như: quy mô thị trường nước chủ nhà là yếu tố quan trọng nhất thu hút công ty Mỹ đầu tư (Brainard, 1997)

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển công nghiệp tại nước CHDCND lào (Trang 41 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)