Kết quả thu hút FDI trong ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển công nghiệp tại nước CHDCND lào (Trang 95 - 101)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI LÀO

2.2. Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển công nghiệp Lào 76 1. Tình hình chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Lào

2.2.3. Tình hình thu hút FDI phát triển công nghiệp Lào

2.2.3.2. Kết quả thu hút FDI trong ngành công nghiệp

Công nghiệp là lĩnh vực được đầu tư lớn nhất so với các lĩnh vực khác.

Trong giai đoạn 2000 – 2005 lượng vốn và số dự án FDI vào ngành công nghiệp không đồng đều(Hình 2.7). Từ 2000-2015, số dự án FDI của công nghiệp là 918 dự án được cấp giấy phép, chiếm 38,45% tổng số dự án FDI vào Lào thời gian này và tổng số vốn đầu tư là 11.346,84 triệu USD, chiếm 67,66% tổng số vốn đầu tư của cả nước. Số dự án FDI trong ngành công nghiệp đã đi vào hoạt động chiếm 51,5% số dự án công nghiệp được cấp phép trong thời kỳ này, chiếm 35,4% tổng số dự án được cấp phép đầu tư của toàn bộ nền kinh tế. Lượng vốn và số dự án đạt mức cao ở các năm 2006, 2008 và giai đoạn 2010 – 2013, sau đó giảm nhẹ.

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư – CHDCND Lào, 2000 - 2015 Hình 2.6. Số dự án, vốn FDI trong công nghiệp năm 2000-2015

- Về quy mô của dự án FDI: quy mô vốn bình quân một dự án vẫn chưa ổn định. Cụ thể, giai đoạn 2000–2007, quy mô vốn bình quân thấp, dưới 5 triệu USD/dự án, trừ năm 2002, 2006, 2008 có quy mô bình quân dự án lớn, lần lượt là 25,22; 19,18; 17,15 triệu USD/dự án. Những năm gần đây, tuy số dự án đầu tư vào ngành công nghiệp giảm (122 dự án năm 2008 giảm xuống còn 8 dự án năm 2015) nhưng lượng vốn vẫn được duy trì. Điều đó làm cho quy mô vốn bình quân dự án các năm từ 2012 đến 2015 khá cao; năm 2015 quy mô vốn bình quân đạt cao nhất với 67,33 triệu USD/dự án.

Bảng 2.8: Cơ cấu quy mô dự án ngành công nghiệp 2000-2015 Loại quy mô Số dự án

(dự án)

Vốn đầu tư (triệu USD)

% số dự án

% vốn đầu tư

Quy mô trên 10 triệu USD 86 10.007,44 9,37 88,20

Quy mô từ 5 đến 10 triệu USD 74 512,87 8,06 4,52

Quy mô dưới 5 triệu USD 758 826,52 82,57 7,28

Tổng 918 11.346,84 100 100

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư – CHDCND Lào, 2000-2015 Qua Bảng 2.8 cho thấy, quy mô vốn đầu tư bình quân trên mỗi dự án FDI của ngành công nghiệp nhìn chung còn nhỏ. Xét theo số dự án thì tính đến năm 2015, loại quy mô vốn bình quân dưới 5 triệu USD/ dự án chiếm 82,57%, loại quy mô vốn bình quân từ 5 triệu đến 10 triệu USD chiếm 8,06% và loại quy mô vốn bình quân trên 10 triệu USD chỉ chiếm 9,37% số dự án. Các dự án có quy mô vốn bình quân trên có vốn đăng ký lần lượt chiếm tỷ trọng là 7,28%, 4,52% và 88,20%

trên tổng số vốn đăng ký. Việc phát triển hàng loạt DN vừa và nhỏ trong thời gian qua là hướng đi thích hợp với chính sách của Chính phủ là “ưu tiên và tạo mọi điều kiện thuận lợi phát triển DN vừa và nhỏ” ở Lào (Trung tâm thống kê quốc gia Lào, 2013), phù hợp với điều kiện Lào về cơ sở vật chất kỹ thuật, về năng lực tổ chức quản lý đã cho phép sử dụng có hiệu quả các cơ sở sản xuất hiện có và tận dụng nguồn lao động dồi dào hiện có. Bên cạnh phát triển DN vừa và nhỏ, Lào cũng đang tập trung xây dựng các công trình quy mô lớn thuộc lĩnh vực xây dựng CSHT, bưu chính viễn thông, bảo vệ môi trường nhằm tạo ra sức bật mạnh mẽ cho một số lĩnh

vực then chốt của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, với số dự án FDI có quy mô lớn thu hút được trong thời gian qua chưa nhiều nên không đáp ứng được các nhu cầu phát triển của một số ngành kinh tế quan trọng.

- Về cơ cấu đầu tư theo ngành: thu hút FDI trong thời gian qua phù hợp với phương hướng CNH mà Lào đã chọn lựa. Đó là tập trung phát triển các ngành có suất đầu tư thấp, thời gian thu hồi vốn và thu lời nhanh để tạo tích luỹ ban đầu cho CNH nhằm tạo ra điều kiện để chuẩn bị phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao. Do đó, Lào tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm (nông lâm), công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa và xuất khẩu Có thể thấy các ngành thủ công nghiệp tuy thu hút được số dự án lớn (492 dự án) chiếm 53,59%

tổng số dự án, nhưng chủ yếu là các dự án có quy mô nhỏ nên lượng vốn đầu tư vào các ngành này chỉ chiếm 11,24% tổng vốn đầu tư.

Bảng 2.9. Cơ cấu vốn FDI trong ngành công nghiệp năm 2000-2015

Tên ngành Số dự án

(dự án) Tỷ lệ % Vốn đầu tư

(triệu USD) Tỷ lệ % Khai thác và chế biến KS 179 19,5 4.230,36 37,28

CN chế biến 142 15,47 203,38 1,79

Xây dựng 72 7,84 578,45 5,1

CN điện nước 33 3,59 5.059,46 44,59

Thủ công nghiệp và CN khác 492 53,6 1275,19 11,24

Tổng 918 100 11.346,84 100

Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư – CHDCND Lào, 2000-2015 Ngành công nghiệp điện năng và khai thác khoáng sản là hai ngành hấp dẫn và có tiềm năng phát triển nên đã thu hút được lượng vốn lớn. Từ 2000-2015, có 44,59 và 37,38% tổng vốn FDI lần lượt được đầu tư vào ngành công nghiệp điện tử và khai thác chế biến khoáng sản. Theo thống kê từ Bộ kế hoạch và đầu tư Lào thì hiện nay xu hướng vốn FDI vào hai ngành này vẫn tiếp tục tăng về cả số dự án và quy mô bình quân vốn trên dự án. Ngược lại, số lượng dự án vào ngành may mặc và công nghiệp chế biến gỗ lại giảm đáng kể.

- Về cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ: xét theo số dự án, tính đến năm 2014, phần lớn FDI trong công nghiệp chủ yếu tập trung vào vùng kinh tế trọng điểm đất nước như Vieng Chan, Bo Ly Kham Xay, Kham Muon, Savannakhet, Cham Pa Sac và một số tỉnh khác, chiếm khoảng 89,6% tổng số dự án FDI trong công nghiệp đã đăng ký và đang thực hiện tại Lào, trong đó, Viêng Chan, chiếm 75% số dự án đã thực hiện, Savannakhet chiếm 14,6% số dự án, Cham Pa Sac chiếm 4% số dự án.

Nếu xét từng giai đoạn thu hút FDI vào Lào sẽ nhận thấy cơ cấu FDI phân bổ theo vùng lãnh thổ từng bước đã có những chuyển biến rõ ràng, phù hợp với yêu cầu xây dựng cơ cấu và phát triển kinh tế đất nước theo hướng CNH, HĐH. Tuy nhiên, nhiều dự án ĐTNN chưa thực hiện đúng định hướng về quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ. Đầu tư của FDI vào công nghiệp ở các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa còn quá ít, thậm chí không có một dự án nào đã làm hạn chế tác động của FDI tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Lào. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do chưa có quy hoạch chi tiết và định hướng còn chung chung về thu hút FDI, nhiều trường hợp không phù hợp với tình hình thực tế đã có nhiều đổi thay, hơn nữa chính sách ưu đãi có phân biệt chưa đủ hấp dẫn. Nhà ĐTNN cũng muốn Chính phủ Lào có một quy hoạch chi tiết về thu hút FDI để họ khỏi bị mất nhiều thời gian và hao phí vật chất khi đã xác định được cơ hội đầu tư. Một số dự án bị từ chối do không phù hợp với chủ trương chính trị của Lào và giữa bản thân cơ quan quản lý ĐTNN với các bộ ngành có liên quan không thống nhất được chủ trương dự án.

- Về hình thức đầu tư: từ khi Luật đầu tư nước ngoài ra đời đến nay, hình thức DN liên doanh trong ngành công nghiệp tuy chỉ chiếm khoảng 34,31% tổng số dự án nhưng chiếm đến 67,83% tổng vốn đầu tư. Trong khi đó, hình thức đầu tư 100% vốn ĐTNN trong ngành này chiếm 65,69% tổng số dự án nhưng chỉ chiếm 32,17% tổng vốn đầu tư.

Bảng 2.10. Cơ cấu số dự án theo hình thức đầu tư ngành công nghiệp 2000-2015 Số dự án

(dự án) Tỷ lệ % Vốn đầu tư

(triệu USD) Tỷ lệ %

100% VNN 603 65,69 3.649,87 32,17

Liên doanh 315 34,31 7.696,97 67,83

Tổng 918 100 11.346,84 100

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư – CHDCND Lào, 2000-2015 Qua Bảng 2.10 cho thấy, hình thức liên doanh là hình thức thu hút vốn FDI lớn nhất. Với hình thức này, tỷ lệ góp vốn pháp định của bên Lào thường không quá 51%, chủ yếu góp vốn dưới hình thức quyền sử dụng đất và nhà xưởng sẵn có, nhà ĐTNN thường góp vốn bằng tiền mặt, trang thiết bị nhập khẩu hay giá trị công nghệ chuyển giao. Nhà ĐTNN thường quan tâm tới hình thức đầu tư này vì tận dụng được hệ thống phân phối sẵn có, lương nhân công thấp hơn, giá thuê đất rẻ hơn, đầu tư vào lĩnh vực cấm 100% vốn ĐTNN, tranh thủ mối quan hệ các đối tác trong nước để giải quyết những khó khăn về thủ tục hành chính, thông tin, sử dụng có hiệu quả hơn mặt bằng, nhà xưởng, máy móc thiết bị, khỏi mất nhiều thời gian nghiên cứu mới và xây dựng mối quan hệ ngay từ ban đầu. Ngoài ra, thông qua liên doanh với đối tác chủ nhà, nhà ĐTNN sẽ yên tâm và mạnh dạn hơn trong kinh doanh bởi họ đã có người bạn đồng hành, do đó, nhà ĐTNN sớm thích nghi với phong tục tập quán của môi trường đầu tư mới và chia sẻ rủi ro của mình với đối tác chủ nhà.

Thời kỳ đầu kinh doanh, môi trường đầu tư còn nhiều bất trắc, chưa nghiên cứu kỹ thị trường thì phần lớn nhà ĐTNN hạn chế vốn đầu tư để thăm dò, nhưng khi làm ăn đạt kết quả họ đều muốn mở rộng hoạt động kinh doanh. Do đó, hình thức liên doanh có khả năng thuận lợi để mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh hơn so với hình thức 100% vốn ĐTNN. Với hình thức này, nhà ĐTNN có quyền tự mình thực hiện dự án đầu tư (doanh nghiệp 100% vốn ĐTNN) hoặc hợp tác cùng với bên đối tác Lào thực hiện dự án đầu tư cụ thể theo hình thức liên doanh hoặc hợp đồng BOT. Hình thức doanh nghiệp 100% vốn ĐTNN cũng được hưởng ưu đãi như DN trong nước khác. Chính phủ cho phép nhà đầu tư Lào trong liên doanh với nước ngoài có thể mua từng phần vốn trong liên doanh trên cơ sở nhất trí của cả hai

bên nhằm mục đích tăng dần tỷ trọng góp vốn của đối tác Lào. Hơn nữa, đối với các DN trong nước, chính phủ cũng khuyến khích và hỗ trợ đầu tư phát triển theo chiều sâu, tạo điều kiện, hỗ trợ DN trong nước liên doanh với đối tác nước ngoài nhằm sử dụng có hiệu quả nhà xưởng, mặt bằng và máy móc thiết bị hiện có. Tuy nhiên, mấy năm gần đây nhà ĐTNN có xu hướng giảm dần sự quan tâm tới hình thức liên doanh và số dự án 100% vốn ĐTNN tăng lên. Nguyên nhân là do:

(i) Môi trường đầu tư ở Lào ngày càng ổn định, luật pháp được cải thiện;

(ii) Vấn đề phức tạp khi làm việc với bên Lào dưới hình thức liên doanh khiến các bên đối tác muốn chuyển sang hình thức 100% vốn ĐTNN;

(iii) Khả năng tham gia góp vốn trong liên doanh của đối tác Lào ngày càng giảm xuống vì thiếu vốn đóng góp và thiếu cán bộ.

- Về đối tác đầu tư: sau khi Luật đầu tư nước ngoài của Lào ra đời, trong giai đoạn đầu đa số là những công ty nhỏ và thậm chí cả công ty môi giới đầu tư, các công ty thuộc khu vực ASEAN - Thái Bình Dương và Đông Nam Á thực hiện đầu tư vào Lào. Từ năm 2005 tới nay, có hơn 1.320 công ty thuộc 53 quốc gia và khu vực tham gia đầu tư vào Lào.

Trong thời gian tới, để thực hiện chủ trương đa dạng hoá hoạt động FDI, Chính phủ cần có những điều chỉnh thích hợp nhằm thu hút vốn và công nghệ tiên tiến của các công ty, tập đoàn có tiềm lực tài chính và khả năng kỹ thuật ở các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật Bản và EU. Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan dẫn đầu về tổng số vốn đầu tư đăng ký đã được cấp phép, chiếm tới 53,8%.

Trong số các đối tác tham gia đầu tư vào Lào thì có 10 quốc gia có số vốn đầu tư lớn nhất chủ yếu tập trung vào các quốc gia Châu Á, trong đó các nhà đầu tư thuộc các quốc gia ASEAN chiếm 36,9% tổng số vốn đầu tư đăng ký, Đông Bắc Á chiếm 7,7%, Mỹ chiếm 6,6% và Liên minh Châu Âu chiếm tỷ lệ rất thấp so với các khu vực khác khoảng 5,3%. Có thể nói, gần 59% vốn FDI vào Lào chủ yếu tập trung ở các quốc gia Châu Á, công nghệ chưa cao và quy mô nhỏ.

Tóm lại, thu hút FDI vào ngành công nghiệp Lào trong thời gian qua đã đạt được kết quả nhất định, tạo cơ hội để phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động,

ít vốn phù hợp với chính sách của Lào “tập trung kêu gọi vốn FDI vào tất cả các ngành, đặc biệt ưu tiên, khuyến khích ngành sử dụng nhiều lao động”, cụ thể như:

ngành may mặc, dệt, da, tất, giày, lắp ráp điện tử; ngành chế biến nông lâm sản (chế biến lương thực, thực phẩm, gỗ và sản phẩm từ gỗ); công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thay thế nhập khẩu (sản xuất vật liệu xây dựng như: xi măng, gạch đá hoa, sắt, đồng; sản xuất giấy; công nghiệp hoá chất (phân bón, axít); công nghiệp cơ khí (phương tiện đi lại, máy bơm nước, cơ khí phục vụ nông nghiệp); công nghiệp dựa trên tài nguyên thiên nhiên (khai thác than, đúc kim loại, chế tác đá quý, đồng vàng); công nghiệp nhỏ – thủ công (sản xuất đồ nội thất theo kiểu truyền thống, sản xuất đồ điêu khắc, đồ lưu niệm, mỹ nghệ du lịch). Tuy nhiên, các đối tác FDI đến từ các nước châu Á, có công nghệ cũ, lạc hậu, quy mô vốn đầu tư nhỏ, hầu như chưa có các MNEs lựa chọn Lào. Hơn nữa, các dự án FDI tập trung chủ yếu vào công nghiệp khai thác tài nguyên, công nghiệp cơ khí, chế tạo và lắp ráp chưa nhiều, Ngoài ra, so với các nước như Việt Nam, Thái Lan, thu hút FDI vào ngành công nghiệp Lào còn kém hấp dẫn hơn nhiều.

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển công nghiệp tại nước CHDCND lào (Trang 95 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)