GIỚI THIỆU CÁCH THỨC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Long đến năm 2020 (LV thạc sĩ) (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC

1.6 GIỚI THIỆU CÁCH THỨC NGHIÊN CỨU

Để có cái nhìn toàn diện khách quan hơn về thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Long, tác giả đã tiến hành lập phiếu khảo sát và tiến hành hỏi ý kiến cá nhân của công chức đang làm việc tại Chi cục Thuế dưới dạng bảng câu hỏi xoay quanh các nhóm chức năng chủ yếu của công tác quản trị nguồn nhân lực với các nội dung: Công tác đào tạo, phân công, bố trí công việc;

đánh giá kết quả thực hiện công việc, công tác qui hoạch, động viên, khuyến khích, bổ nhiệm; bên cạnh đó tác giả cũng tiến hành khảo sát ở người nộp thuế về công tác

hỗ trợ người nộp thuế. Từ dữ liệu thu thập được tác giả tổng hợp xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel để tính mức độ trung bình của các câu trả lời.

Bảng câu hỏi gồm 02 phần: phần 1 gồm các thông tin về cá nhân người được khảo sát chủ yếu dùng cho mục đích thống kê, phần 2 gồm 25 câu hỏi đối với công chức trong đơn vị và 03 câu hỏi đối với người nộp thuế, sử dụng thống nhất thang đo Likert với 5 mức độ từ “hoàn toàn không đồng ý” đến “hoàn toàn đồng ý”. Số lượng phiếu khảo sát là 88 phiếu được phát cho 88 công chức đang làm việc tại Chi cục Thuế, kết quả thu hồi phiếu về được 80 phiếu.

Sau khi khảo sát tác giả phỏng vấn sâu một số lãnh đạo Chi cục Thuế và các đội trưởng đã từng trãi qua công tác quản trị nguồn nhân lực để xác định các nguyên nhân của các tồn tại về công tác quản trị nguồn nhân lực ở Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Long.

Tóm tắt chương 1

Chương 1 đã trình bày tóm tắt các lý thuyết liên quan đến quản trị nguồn nhân lực, các nội dung chính của công tác quản trị nguồn nhân lực và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực của tổ chức hành chính công. Quản trị nguồn nhân lực là một trong những chức năng cơ bản của quá trình hoạt động quản trị. Bởi vì, trong một tổ chức con người bao giờ cũng là yếu tố quan trọng nhất.

Việc lựa chọn sắp xếp con người có năng lực, phẩm chất phù hợp với các vị trí trong một bộ máy tổ chức là nhiệm vịu hàng đầu của nhà quản trị.

Nội dung hoạt động quản trị nguồn nhân lực rất đa dạng, phong phú bao gồm các chức năng:

- Thu hút nguồn nhân lực là nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị nguồn nhân lực, suy cho cùng, một tổ chức thành công hay không chung quy cũng do chính sách “dùng người”, trong đó tuyển chọn người đúng đúng khả năng vào làm việc là giai đoạn hết sức quan trọng. Do đó, việc tuyển dụng người có khả năng và bố trí họ vào chức vụ hoặc công việc thích hợp với họ là tiền đề cơ bản của sự thành công, nhà quản trị không thể không tìm hiểu các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động quản trị nguồn nhân lực.

- Đào tạo và phát triển, chức năng này chú trọng việc nâng cao năng lực của nhân viên, đảm bảo cho nhân viên trong đơn vị có kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thành tốt công việc được giao và tạo điều kiện cho nhân viên phát triển tối đa có năng lực cá nhân. Nhóm chức năng này thường thực hiện các hoạt động như: hướng nghiệp, huấn luyện, đào tạo kỹ năng thực hành cho công nhân; bồi dưỡng nâng cao trình độ lành nghề và cập nhật kiến thức quản lý, kỹ thuật công nghệ cho cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ.

- Duy trì nguồn nhân lực: Đánh giá năng lực nhân viên là chìa khóa giúp cho đơn vị công tác có cơ sở hoạch định, tuyển chọn, phát triển nguồn nhân lực. Thông qua việc đánh giá nhằm cung cấp các thông tin giúp nhân viên biết được mức độ thực hiện công việc của họ so với các tiêu chuẩn mẫu và so voiws các nhân viên khác, giúp họ điều chỉnh sửa chữa các sai lầm trong quá trình làm việc, kích thích động viên nhân viên thông qua những tiêu chí đánh giá, ghi nhận và hỗ trợ, cung cấp các thông tin làm cơ sở cho các vấn đề đào tạo, trả lương, khen thưởng, luân phiên, luân chuyển, thăng tiến,.., tăng cường quan hệ tốt giữa lãnh đạo với nhân viên.

Tóm lại: nhóm chức năng nào cũng quan trọng, nhà quản trị không nên xem trọng chức năng này hoặc xem nhẹ chức năng khác trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ VĨNH LONG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Long đến năm 2020 (LV thạc sĩ) (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)