Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực

Một phần của tài liệu Hoạch định hệ thống chính sách đảm bảo nhân lực cho chiến lược phát triển KT XH tỉnh ninh bình (Trang 49 - 55)

Biểu 1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (tính theo GDP giá thực tế)

2.2.2. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực

- Chính sách quy định về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhằm mục đích để xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh có phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh và làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức.

Đối tượng được đào tạo là đội ngũ cán bộ, công chức đang công tác tại các cơ quan đảng, đoàn thể, nhà nước và cán bộ chính quyền cơ sở.

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng:

+ Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, cập nhật đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.

+ Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về hành chính và quản lý hành chính nhà nước cho cán bộ, công chức hành chính, công chức chính quyền cơ sở và viên chức quản lý.

+ Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

+ Đào tạo sau đại học (cao học, nghiên cứu sinh) các chuyên ngành cần thiết cho cán bộ, công chức để từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ cao hơn.

+ Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức, viên chức.

+ Đào tạo tiền công vụ.

+ Đào tạo về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ chủ chốt và những người đảm nhận các chức danh chuyên môn của chính quyền cơ sở.

+ Đào tạo, bồi dưỡng để thi nâng ngạch công chức và theo quy hoạch để bố trí, sử dụng cán bộ.

+ Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ và kiến thức tin học cho cán bộ, công chức.

+ Đào tạo về chuyên môn, kỹ thuật cho cán bộ hợp tác xã nông nghiệp.

UBND tỉnh giao nhiệm vụ thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cho Trường Chính trị tỉnh chuẩn bị về nội dung, chương trình giảng dạy, thời gian mở lớp, cơ sở vật chất để tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng; Sở Giáo dục - Đào tạo chỉ đạo Trường Trung học kinh tế – kỹ thuật và tại chức, các đơn vị trực thuộc ngành tổ chức triển khai thực hiện tốt các lớp đào tạo cho cán bộ, công chức và cán bộ hợp tác xã nông nghiệp và các lớp học chuyên tu, tại chức các bậc học; Trường Cao đẳng Sư phạm và Trường Trung học Y tế tổ chức đào tạo mới, đào tạo lại cho cán bộ công chức là giáo viên và ngành y.

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được cân đối vào ngân sách hàng năm và được sử dụng để chi cho các khoản: tiền học phí, tiền trả

thù lao cho giảng viên, tiền tài liệu, tiền khai giảng, tiền bế giảng, hỗ trợ tiền ăn, ở nội trú cho học viên… ngoài ra tỉnh còn hỗ trợ kinh phí đi lại được lấy từ nguồn kinh phí chi hành chính của đơn vị theo quy định của nhà nước.

Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các xã vùng dân tộc thiểu số đã được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và trình độ lý luận đến từng đội ngũ cán bộ thôn bản nhất là 3 xã trong vùng 135 đặc biệt khó khăn. Nhà nước đã có hỗ trợ kinh phí để phục vụ cho công tác đào tạo già làng, trưởng bản.

Mức chi cụ thể như sau:

Cán bộ, công chức được tỉnh uỷ, UBND tỉnh cử đi đào tạo tiến sỹ, thạc sỹ, bác sỹ, dược sỹ chuyên khoa thì được hưởng nguyên lương, được hỗ trợ một khoản kinh phí phục vụ cho việc học tập.

Cán bộ, công chức được tỉnh uỷ cử đi học các lớp cử nhân chính trị, cao cấp chính trị được hưởng nguyên lương, được hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại, tiền thực tập, nghiên cứu…

Cán bộ, công chức cơ sở xã, phường, thị trấn được cử đi đào tạo tại các lớp đại học, cao đẳng, trung học tại chức được hưởng nguyên lương, được hỗ trợ học phí, tiền mua giáo trình, được hỗ trợ chỗ ở nội trú.

Cán bộ, công chức, cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn được cử đi học trung cấp và sơ cấp chính trị được hưởng nguyên lương, miễn tiền học phí, được mượn tài liệu, được bố trí chỗ ở.

Ngoài ra, tỉnh còn hỗ trợ cho các cơ sở được giao tổ chức lớp học chi phí cho giảng viên (thù lao, tiền ăn, tiền ở, đi lại…) và công tác tổ chức lớp.

- Chính sách khuyến công: ngoài việc tạo việc làm, thu hút lao động cũng gắn với việc đào tạo cho người lao động, cụ thể là đã có các chính sách:

Hỗ trợ công tác đào tạo quản lý sản xuất kinh doanh cho các chủ doanh nghiệp, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước về công nghiệp, đào tạo nghề cho người lao động;

Hỗ trợ ban đầu cho các tổ chức dịch vụ tư vấn phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề quy mô nhỏ; hướng dẫn tổ chức thực hiện quy hoạch các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề quy mô nhỏ.

Hàng năm tỉnh trích từ ngân sách địa phương 0,5% nguồn chi ngân sách của tỉnh (đã trừ lương và xây dựng cơ bản) cho Quỹ khuyến công hỗ trợ các dự án đào tạo nghề và thu hút được từ 30 lao động của địa phương có việc làm trở lên cho một cơ sở sản xuất công nghiệp được hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo nghề;

Hỗ trợ đào tạo ngắn ngày cho chủ doanh nghiệp nâng cao trình độ quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh, được hỗ trợ 100% kinh phí phục vụ giảng dạy như: kinh phí cho giáo viên, tài liệu...

Hỗ trợ đào tạo năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước được duyệt theo kế hoạch cụ thể; hỗ trợ kinh phí nghiên cứu thăm quan học tập, tiếp cận thị trường sẽ được xét duyệt cụ thể cho từng chuyến nghiên cứu; hỗ trợ 50% kinh phí tham gia hội chợ...

- Chính sách khuyến nông: một trong những mục tiêu của chính sách khuyến nông đó là tư vấn, hướng dẫn, rèn luyện tay nghề kỹ thuật cho nông dân, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, thông tin thị trường, tạo điều kiện để nông dân mở rộng hợp tác, liên kết với nhau, phòng chống thiên tai, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, sử dụng tối đa thời gian lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Bên cạnh những chính sách hỗ trợ về vốn, về giống, chế biến và tiêu thụ sản phẩm… tỉnh còn ban hành một loạt các văn bản chính sách hỗ trợ đào tạo chuyên sâu về chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ khuyến nông, tập huấn quy trình sản xuất và kỹ thuật thâm canh theo mùa vụ sản xuất các cây trồng, vật nuôi mới cho nông dân.

Kết quả, trong 10 năm (1993 - 2003) tổ chức 20 lớp đào tạo chuyên sâu về chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ khuyến nông, tập huấn quy trình sản xuất và kỹ thuật thâm canh theo mùa vụ sản xuất các cây trồng vật nuôi mới.

Bình quân mỗi năm mở được từ 100 - 120 lớp tập huấn cho 5 - 6 ngàn lượt nông dân.

Tổ chức gần 100 cuộc tham quan, hội thảo đầu bờ, đầu chuồng; các mô hình trình diễn kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi cho trên 5.000 lượt hộ nông dân.

Xây dựng mô hình, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật góp phần tăng năng suất, chất lượng hiệu quả cây trồng con nuôi.

Đã xây dựng từ gần 70 điểm trình diễn giống cây trồng, vật nuôi, ngành nghề nông thôn mới để người nông dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, và công nghệ mới trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.

- Chính sách dạy nghề: bên cạnh các trường, các cơ sở tổ chức dạy nghề trên địa bàn tỉnh, tỉnh còn đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong công tác dạy nghề do đó nhiều thành phần kinh tế, tổ chức xã hội, các làng nghề cũng tham gia dạy nghề và truyền nghề, mỗi năm đào tạo được khoảng 20.000 lượt lao động ngắn hạn tập trung chủ yếu ở các nghề thủ công mỹ nghệ, trồng trọt, chăn nuôi... đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2005 dự kiến đạt 25%, đạt chỉ tiêu đề ra.

Công tác dạy nghề nông thôn cũng được chú trọng và có hiệu quả, năm 2004 - 2005 với nguồn kinh phí từ trung ương hỗ trợ là 1,4 tỷ đồng, cùng với kinh phí địa phương tỉnh đã tập trung đào tạo nghề cho người lao động mới bị thu hồi đất làm khu công nghiệp. Trong 2 năm qua, đã đào tạo được khoảng 3.000 lao động góp phần tích cực vào việc thu hồi đất, giải quyết việc làm cho người lao động làm ổn định tình hình kinh tế - chính trị - xã hội ở địa phương.

- Chính sách quản lý đào tạo nghề: mặc dù tỉnh chưa có trường dạy nghề, các cơ sở dạy nghề khác còn nhỏ lẻ, phân tán, song tỉnh đã tập trung quản lý chỉ đạo, hướng dẫn các trường dạy nghề của trung ương cũng như các cơ sở dạy nghề khác của địa phương thực hiện tốt mọi chính sách về công tác dạy nghề như chế độ kiểm tra, chế độ tuyển sinh, đội ngũ giáo viên, giáo trình,

giáo án, sổ sách, biểu mẫu phục vụ cho giảng dạy nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Hàng năm các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh đều tuyển sinh vượt chỉ tiêu; số học sinh ra trường 80 - 90% có việc làm. Trong 5 năm qua, tỉnh đã tổ chức 2 lần hội thi tay nghề để lựa chọn các tay nghề giỏi tham gia hội thi tay nghề giỏi quốc gia và các nước ASEAN… nhìn chung, kết quả là các cơ sở đều thực hiện tốt mọi chính về dạy nghề và cấp chứng chỉ nghề. Từ 2001 – 2004, tỉnh đã cấp 21.842 chứng chỉ nghề và 16.929 bằng nghề cho các trường và các cơ sở dạy nghề trong tỉnh và trung ương đóng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

- Chính sách đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động: tiếp theo việc thực hiện các chính sách giải quyết việc làm, UBND tỉnh ra quyết định 964/QĐ- UB ngày 23/4/2004 về việc phê duyệt đề án xuất khẩu lao động của tỉnh giai đoạn 2004 - 2005. Phương hướng là nhằm phát triển thị trường, đào tạo người lao động có kiến thức, tay nghề cao, ngoại ngữ giỏi, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp mạnh, thực hiện đa dạng hoá về thị trường, về ngành nghề và hình thức xuất khẩu lao động như cung ứng lao động, nhận thầu công trình; mục tiêu 2 năm (2004 – 2005) xuất khẩu từ 3.500 – 4.000 lao động đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; đề ra các giải pháp thực hiện là tổ chức tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của trung ương về công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia có thời hạn ở nước ngoài; nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động; đào tạo nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động; hỗ trợ kinh phí cho những người được giáo dục định hướng và học ngoại ngữ để xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài. Đối tượng hỗ trợ là con gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng, hộ nghèo thiếu việc làm, có hộ khẩu thường trú tại Ninh Bình được học ngoại ngữ giáo dục định hướng đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài do các công ty chuyên doanh xuất khẩu lao động tổ chức học tập tại tỉnh Ninh Bình, mức hỗ trợ là 400.000đ/ người/khoá học

Một phần của tài liệu Hoạch định hệ thống chính sách đảm bảo nhân lực cho chiến lược phát triển KT XH tỉnh ninh bình (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)