Biểu 15: Dự báo năng suất lao động xã hội
3.3. Hoạch định hệ thống chính sách nhằm đảm bảo nhân lực cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình
3.3.3. Chính sách sử dụng, đãi ngộ
Chính sách sử dụng nhân lực cũng cần đổi mới, trước hết tập trung vào lựa chọn, bồi dưỡng tài năng nhằm tạo ra động lực, khơi dậy trí tuệ, sáng tạo, tay nghề thành thạo, thúc đẩy chất lượng, năng suất công việc, nâng cao hiệu quả kinh tế, khuyến khích tiếp cận nhanh chóng tri thức và công nghệ mới của thời đại.
Xây dựng hệ thống công vụ hợp lý dựa trên quan niệm về “công quyền”
và gắn chặt vào nguyên tắc “công trạng” tức là phải tạo lập cho người lao động có “quyền hạn” để thực thi nhiệm vụ và đánh giá đãi ngộ công chức qua
“công trạng” (nhiệm vụ hoàn thành). Để thực hiện điều đó cần có chính sách phân định quyền hạn, xác lập các chức danh công tác và thiết lập vững chắc nguyên tắc “công trạng”
Để thực hiện tốt hệ thống này cần thực thi chế độ thi tuyển nghiêm ngặt, thực hiện việc theo dõi và ghi lại quá trình công tác của cán bộ, công chức và người lao động trong từng giai đoạn, coi đó như là một chứng chỉ nghề nghiệp.
Việc đánh giá cán bộ công chức cũng như người lao động nên tiến hành 6 tháng một lần thay cho bây giờ là mỗi năm một lần và theo các tiêu thức: Số lượng công việc; Chất lượng công việc; Kiến thức nghề nghiệp; Khả năng lập kế hoạch; Năng lực nhận thức; Trách nhiệm; Tính quyết đoán; Khả năng lãnh đạo…
Đánh giá theo phương thức cho điểm và làm cơ sở để đề bạt và tăng lương.
Thu nhập của cán bộ công chức, ngoài mức lương nhà nước, cần được xây dựng trên cơ sở mức sống hàng ngày, mức lương trong khu vực, mức độ vất vả trong công việc và trách nhiệm chức vụ cũng như cấp bậc chức vụ, cần khoán biên chế và chi hành chính tạo điều kiện cho người lao động tiết kiệm chi, tăng thu nhập.. có tác động khuyến khích và là công cụ đắc lực cho việc giám sát và quản lý cán bộ theo các nội dung trên, nhờ vậy chất lượng đội ngũ lao động và cán bộ quản lý được nâng cao.
Cải cách chế độ điều động, phân công cán bộ, thực hiện nhiều phương thức điều phối cán bộ, lấy việc tuyển mộ là chính.
Cải cách chế độ sát hạch cán bộ, thực hiện thăm dò ý kiến quần chúng, bình xét cán bộ một cách dân chủ.
Cải cách chế độ bổ nhiệm cán bộ.
Thực hành phương thức sử dụng cán bộ, sử dụng đồng thời chế độ uỷ nhiệm.
Quy định các cán bộ mới đảm nhận chức vụ lãnh đạo phải qua thời kỳ tập sự.
Chính sách đề ra các quy định và biện pháp tạm thời về quản lý nhân sự, tiến hành điều tra phân tích chức vụ của các nhân viên làm việc trong cơ quan nhà nước, đưa ra những quy định tương đối chi tiết về chế độ chịu trách nhiệm theo cương vị của các loại, các cấp cán bộ.
Để người lao động mang hết khả năng làm việc, nên tuyển dụng lâu dài, có chế độ trả lương thích đáng dựa trên sự cống hiến thực tế của mỗi người, gián tiếp khuyến khích người lao động không ngừng học tập để nâng cao trình độ và năng lực công tác.
- Chính sách sử dụng, đãi ngộ tài năng:
+ Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, công chức, viên chức sắp xếp bố trí, quản lý, sử dụng tài năng đúng người đúng việc, đúng năng lực và sở trường.
+ Chú trọng ưu tiên xây dựng quy hoạch cán bộ, lãnh đạo, quản lý.
+ Thực hiện luân chuyển cán bộ từ 3 đến 5 năm một lần đối với cán bộ quản lý và cán bộ một số ngành, lĩnh vực như quản lý đất đai, thuế, tài chính...
+ Cơ chế ký hợp đồng lao động đối với những người làm công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật hết tuổi lao động nhưng vẫn còn khả năng cống hiến.
+ Tạo điều kiện học tập, đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm trong nước và nước ngoài cho các tài năng.
+ Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ đúng chuyên ngành được mời tham gia Hội đồng khoa học của Tỉnh.
+ Xét ưu đãi về vật chất, ưu tiên về chính sách: thi đua, đề bạt, cất nhắc (đặc biệt ở những khu vực khó khăn).
- Chính sách về tuyển chọn, sử dụng và quản lý lao động trên địa bàn tỉnh.
+ Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đăng ký nhu cầu sử dụng lao động với Sở Lao động - Thương binh và xã hội. Nội dung đăng ký cần thể hiện rõ:
số lượng, cơ cấu lao động cần tuyển, thời gian tuyển chọn, tiêu chuẩn, trình
độ bậc thợ từng loại ngành nghề, trách nhiệm, quyền lợi của người lao động và các yêu cầu cần thiết khác.
+ Các doanh nghiệp khi xây dựng Dự án đầu tư cần tạo điều kiện và cam kết sử dụng lao động là người địa phương ít nhất 85% tổng số lao động.
Trong những trường hợp đặc biệt (do công nghệ hoặc nghề nghiệp) không sử dụng lao động địa phương phải được UBND tỉnh chấp thuận bằng văn bản.
Chủ đầu tư cần xây dựng kế hoạch sử dụng lao động địa phương vào làm việc kèm theo hồ sơ dự án xin chấp thuận (đặc biệt là lao động thuộc các hộ có đất dành cho dự án). Sau khi Dự án được chấp thuận, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ gửi lại cho Sở Lao động – Thương binh và xã hội để triển khai thực hiện.
+ Việc tuyển chọn lao động theo đúng nguyên tắc và thứ tự ưu tiên:
trước hết ưu tiên cho lao động của các hộ gia đình có đất bị thu hồi, hoặc lao động thay thế được các hộ có đất bị thu hồi giới thiệu trong phạm vi tiêu chuẩn (khi lao động của hộ có đất bị thu hồi không đủ điều kiện hoặc hộ có đất nhưng không có lao động) sau đó đến thứ tự ưu tiên khác thuộc diện chính sách xã hội và lao động của địa phương.
+ Việc tuyển chọn đối với lao động có đất bị thu hồi nên theo quy định sau: Diện tích đất bị thu hồi của 1 hộ từ 360m2 trở lên được tuyển 01 lao động vào làm việc. Số lao động tăng thêm được tính như sau: nếu diện tích đất thu hồi cao hơn từ 1,5 đến 2 lần mức quy định thì được tăng thêm 01 lao động.
+ Doanh nghiệp có trách nhiệm đào tạo nghề cho số lao động này, tỉnh hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh phí đào tạo nghề, ưu tiên các dự án chế biến nông sản thực phẩm sử dụng nguyên liệu của địa phương và sử dụng 300 lao động trở lên.
+ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động – việc làm trên địa bàn tỉnh, có trách nhiệm điều phối nguồn lao động trong tỉnh cho các doanh nghiệp khi có nhu cầu về lao động. Trên cơ sở kế hoạch sử dụng lao động các doanh nghiệp đã đăng ký
và cam kết giải quyết chỗ làm việc, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với UBND huyện, thị xã cùng các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, cung ứng kịp thời những lao động có nghề theo yêu cầu đăng ký của các doanh nghiệp.
+ Trường hợp doanh nghiệp cần có nhu cầu về đào tạo nghề cho công nhân hoặc nguồn lao động tỉnh Ninh Bình không đủ khả năng cung ứng mới phải tuyển lao động là người tỉnh ngoài, nước ngoài vào làm việc tại doanh nghiệp thì phải dăng ký với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội của tỉnh.
Trong vòng 15 ngày làm việc, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ xem xét nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, thẩm định đủ điều kiện sẽ cho doanh nghiệp được đào tạo nghề hoặc được tuyển dụng lao động theo đúng quy định của Bộ Luật lao động.
- Chính sách ưu đãi đối với các nghệ nhân các làng nghề:
+ Quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận danh hiệu và một số chế độ ưu đãi đối với thợ giỏi, nghệ nhân, có công đưa nghề mới về Tỉnh.
+ Chế độ với thợ giỏi:
Được cấp giấy chứng nhận thợ giỏi và thưởng 5 triệu.
Được tổ chức truyền nghề, dạy nghề theo quy định của pháp luật.
Được mời tham gia cuộc thi tay nghề thợ giỏi trong nước và quốc tế.
+ Chế độ đối với nghệ nhân.
Được cấp giấy chứng nhận và thưởng 10 triệu.
Được tổ chức truyền dạy nghề.
Được tham gia nghiên cứu, thiết kế, cải tiến mẫu mã tạo dáng sản phẩm, đổi mới công nghệ... từ kinh phí nghiên cứu khoa học của Tỉnh.
Được nhà nước bảo vệ quyền tác giả.
Được đề nghị hội đồng trung ương xét công nhận danh hiệu nghệ nhân cấp nhà nước.
+ Chế độ đối với người có công đưa nghề mới về Tỉnh. Được cấp bằng khen và thưởng 10 triệu đồng.
+ Chính sách xác lập nghĩa vụ và khuyến khích người lao động được đào tạo về làm việc ở nông thôn, vùng núi (vùng sâu, vùng xa) như: chính sách sau khi ra trường có thời gian làm việc ở nông thôn và vùng núi mới được tuyển dụng về đồng bằng (trừ diện ưu tiên), tăng một bậc lương và có chế độ trợ cấp cho người đến vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
TỔNG HỢP ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH NHÂN LỰC
Thực trạng của Ninh Bình Đề xuất của học viên Hiệu quả, lợi ích thu được