Đơn vị: %
Tổng Chia theo trình độ học vấn
Tỉnh/Thành phố số Chưa biết chữ
Chưa TN tiểu học
Đã TN tiểu học
Đã TN THCS
Đã TN THPT
Toàn quốc 100 4,24 15,48 31,51 30,40 18,37
ĐBSH 100 0,53 4,59 19,16 49,69 26,03
Ninh Bình 100 0,86 5,06 19,44 53,28 21,37
Hà Nam 100 0,39 5,13 28,45 49,97 16,05
Nam Định 100 0,12 4,62 17,77 59,89 17,60
Nguồn: Số liệu điều tra Lao động việc làm ở Việt Nam năm 2003.
Nhìn chung, lao động từ đủ 15 tuổi trở lên của Ninh Bình có trình độ học vấn tương đối khá so với bình quân của cả nước nhưng kém hơn so với bình quân Đồng bằng sông Hồng.
Có được những kết quả này do tỉnh đã có sự chỉ đạo thực hiện tốt Nghị quyết 40 của Quốc hội khoá X về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông, lập kế hoạch xây dựng đội ngũ nhà giáo, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên. Những chính sách này góp phần thực hiện tốt mục tiêu đổi mới cải cách giáo dục, thay đổi phương pháp dạy và học giúp học sinh tiếp cận với bài giảng của giáo viên được sát hơn.
Do xác định được vai trò, vị trí của sự nghiệp giáo dục trong việc nâng cao chất lượng nguồn lao động phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế xã hội nên cùng với việc thực hiện các chính sách cải cách phương pháp giáo dục, hàng năm tỉnh đã ưu tiên đầu tư cho giáo dục tương đối lớn. Tổng nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản ngành giáo dục hơn mười năm qua đạt hơn 156 tỷ đồng, chiếm 16,6% tổng vốn đầu tư cơ bản thuộc ngân sách nhà nước. Cũng trong thời kỳ đó, chi đảm bảo hoạt động thường xuyên cho ngành giáo dục đạt trên 728 tỷ đồng, chiếm hơn 25% tổng chi ngân sách địa phương.
Trong thời kỳ 1992 – 2004, hệ thống trường, lớp học, trang thiết bị, đồ dùng dạy học từng bước được nâng lên khá đồng bộ ở tất cả các cấp học,
ngành học. Quy mô về trường, lớp học ngày càng tăng: Năm học 1991 - 1992 chỉ có 226 trường với 4.138 lớp (tiểu học, PTCS, PTTH) đến năm 1995 - 1996 tăng lên có 301 trường với 5.508 lớp học và đến năm học 2004 - 2005 có 320 trường với 6.077 lớp học, số lượng học sinh, giáo viên cũng tăng lên đáng kể, cơ cấu giáo viên theo cấp học phù hợp hơn: năm học 2004 - 2005 toàn tỉnh hiện có 8.378 giáo viên (cấp I: 3.944 giáo viên, cấp II: 3.796 giáo viên và cấp III là 938 giáo viên) với 220.923 học sinh (cấp I: 100.017 em, cấp II: 89.694 em và cấp III: 31.212 em). So với năm học 1991 - 1992 số giáo viên tăng 58,4% (cấp I tăng 29,8%, cấp II tăng 92,6%; cấp III gấp 2 lần) và số học sinh tăng 38,8% (cấp I giảm 13,7%; cấp II tăng gấp 2,4 lần và cấp II gấp 4,7 lần). Như vậy rõ ràng số lượng học sinh cấp II và cấp III hiện nay tăng khá nhanh so với những năm đầu thập niên 90, do vậy số giáo viên tương ứng cũng tăng đáng kể. Tuy nhiên số lượng học sinh cấp I hiện nay giảm (giảm 13,7%) so với năm học 1991 - 1992, nguyên nhân chính của tình trạng này là do kết quả thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình ở Ninh Bình khá tốt trong những năm vừa qua, nên lứa tuổi học sinh vào lớp tiểu học giảm đi, bình quân mỗi năm thời kỳ 1992 - 2004 giảm 1,5%. So với năm học 1992 - 1993 số học sinh tiểu học năm 2004 - 2005 giảm 20,8% (giảm 16.228 em), nhưng số giáo viên tiểu học lại tăng 10,5% (tăng 376 người). Năm học 1992 - 1993 cứ mỗi giáo viên tiểu học đảm nhiệm 35 - 36 học sinh, thì năm học 2004 - 2005 chỉ đảm nhiệm 25 - 26 học sinh. Chính vì vậy hiện nay cơ bản đã khắc phục được tình trạng thiếu giáo viên tiểu học ở các địa phương. Học sinh phổ thông trung học cơ sở và học sinh phổ thông trung học tăng đáng kể nên năm 1992 cứ 4,5 người dân thì có một người đi học thì hiện nay chỉ có 4,2 người dân có một người đi học. Điều đó cho thấy trong hơn mười năm qua cùng với sự phát triển về kinh tế, lĩnh vực giáo dục, đào tạo cũng được quan tâm đầu tư, tạo đà phát triển kinh tế, tạo đà thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh.
Ninh Bình là tỉnh thứ 11 của cả nước đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học – xoá mù chữ tháng 12/1995, đến tháng 12/2002 là tỉnh thứ 15 được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS và đến tháng 5/2003 là tỉnh thứ 16 được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THPT.
Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được nâng lên rõ rệt cả về số lượng và chất lượng. Đến nay toàn ngành có 60 Thạc sỹ, có 73,2% giáo viên mầm non, 97,6% giáo viên tiểu học, 90,2% giáo viên THCS, 97,1% giáo viên THPT đạt trình độ chuẩn trở lên.
Trình độ học vấn của nguồn nhân lực có sự khác biệt rất đáng kể giữa thành thị và nông thôn, trong tổng số người từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên, tỷ lệ người lao động chưa biết chữ ở nông thôn (0,97%) cao gấp 7,5 lần ở thành thị, trong khi đó tiêu chí này của toàn quốc là 4 lần, Đồng bằng sông Hồng là 5 lần.