Cân đối khái quát lao động xã hội

Một phần của tài liệu Hoạch định hệ thống chính sách đảm bảo nhân lực cho chiến lược phát triển KT XH tỉnh ninh bình (Trang 105 - 108)

ĐVT: người

2006 2010 2015 2020

1. Tổng cung lao động (số người trong tuổi có khả năng lao động và cần việc làm)

469949 514594 563486 617027

2. Tổng nhu cầu lao động 459469 555761 630693 830324

a. Tổng số 459469 555761 630693 830324

b. Theo các khối ngành:

- Công nghiệp - xây dựng 98318 192438 273875 366268 - Nông - lâm - ngư nghiệp 295705 267400 232368 247373

- Dịch vụ 65446 95923 124450 216683

Qua bảng cân đối lao động xã hội trên, ta có thể thấy rằng: năm 2005 vẫn còn lượng lao động thất nghiệp khoảng 10.000 người, chiếm tỷ lệ 1,1%

dân số. Nhưng đến giai đoạn sau, tổng cung lao động từ dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh thấp hơn tổng nhu cầu lao động cụ thể đến năm 2010 đáp ứng được 92,0%, đến năm 2015 đáp ứng được 89% và đến năm 2020 đáp ứng được 74,3%. Đây cũng là điều tất yếu xảy ra khi một tỉnh có chiến lược phát triển mạnh về công nghiệp, do đó để đáp ứng đủ nguồn lao động phục vụ cho chiến lược phát triển của tỉnh thì tỉnh phải có những chính sách để thu hút lao động từ các tỉnh lân cận, đi cùng với chính sách đó là việc giải quyết các vấn đề xã hội như nhà ở cho lao động, tệ nạn xã hội.

Giữa nguồn lao động với các ngành sản xuất nói riêng và phát triển kinh tế nói chung ở tỉnh có mối tương quan chặt chẽ nên không thể chỉ đề cập tới những vấn đề phát triển kinh tế có liên quan để có thể thu hút hết số lao động đã và đang có ở đây. Do vậy, vấn đề sử dụng nguồn lao động ở tỉnh phải được xem xét trên quan điểm vĩ mô gắn với các chương trình phát triển kinh tế chung của cả vùng. Chính vì lý do cơ bản đó cần phải định hướng chung cho việc sử dụng nguồn lao động theo quan điểm phát triển vĩ mô, lấy phát triển kinh tế làm then chốt cho việc điều tiết và sử dụng nguồn lao động có hiệu quả của tỉnh nhằm góp phần phân bố hợp lý giữa lao động và đất đai trong tỉnh.

c/ Vấn đề chất lượng nguồn nhân lực.

Để đảm bảo cho việc thực hiện chiến lược kinh tế của tỉnh thành công thì vấn đề nhân lực nói chung và chất lượng nguồn nhân lực nói riêng đóng

một vai trò rất quan trọng. Công tác bồi dưỡng, đào tạo nghề phải được xem như một hướng chiến lược giải quyết việc làm cho người lao động và phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt ở khu vực nông thôn.

Xác định nhu cầu lao động qua đào tạo trên cơ sở tương quan giữa trình độ công nghệ của nền kinh tế như đã nhận định tại phần dự báo nhu cầu nhân lực và cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo theo Bảng so sánh mẫu Quốc tế, ta có nhu cầu lao động qua đào tạo tại Ninh Bình.

Biểu 13: Quan hệ cơ cấu chất lượng lao động và trình độ tiến bộ kỹ thuật (%) của tỉnh Ninh Bình

Tỷ trọng từng loại lao động (%)

Các giai đoạn tiến bộ kỹ thuật

2006 2010 2015 2020

-Lao động giản đơn 15 7 7 -

-CNKT chưa lành nghề 60 65 65 37

-CNKT lành nghề 20 20 20 53

-Kỹ thuật viên 4 6,5 6,5 8

-Kỹ sư 1 1,5 1,5 2

-Trên đại học - - - 0,5

Công nghiệp hoá và hiện đại hoá cũng tức là đòi hỏi phát triển các ngành lên trình độ hiện đại. Một khi phát triển nền kinh tế hiện đại thì lao động cũng phải có trình độ tương xứng để sử dụng trang thiết bị hiện đại, ứng dụng các thành tựu kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất.

Phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn nhằm thu hút dần lao động nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp đòi hỏi họ phải được đào tạo tay nghề, kỹ thuật phù hợp với một hoặc nhiều nghề mới có thể làm được và chuyển được.

Căn cứ vào phân tích, đánh giá trình độ công nghệ của nền kinh tế theo các giai đoạn tiến bộ kỹ thuật cũng như phần trên ta đã phân tích nền kinh tế

tỉnh Ninh Bình hiện tại đang ở giai đoạn 3 - từ thủ công lên cơ khí hoá; dự kiến thời kỳ 2010 - 2015 nền kinh tế ở giai đoạn 4 - cơ khí hoá; và thời kỳ 2015 - 2020 nền kinh tế ở giai đoạn 5 - cơ khí hoá lên kỹ thuật cao, qua đó ta có bảng nhu cầu lao động qua đào tạo.

Biểu 14: Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo

ĐVT: người

2006 2010 2015 2020

1. Tổng lao động làm việc trong nền

kinh tế 459469 555761 630693 830324

2. Nhu cầu lao động qua đào tạo

a. Tổng số 372167 480732 545548 768047

b. Tỷ lệ so với tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế (%)

80,1 86,5 86,5 92,5

c. Theo các trình độ

- công nhân kỹ thuật 275681 361244 409950 307219

- trung học chuyên nghiệp 91892 111152 126138 440071

- đại học - cao đẳng 4594 8336 9460 16606

- trên đại học - - - 4151

Với tổng nhu cầu lao động làm việc trong nền kinh tế theo từng giai đoạn đã được xác định, kết hợp với giá trị gia tăng theo giá so sánh (GDP- ss1994).

Áp dụng công thức theo phương pháp năng suất lao động:

Lngành(t) = GDPngành(t) Wngành(t)

Một phần của tài liệu Hoạch định hệ thống chính sách đảm bảo nhân lực cho chiến lược phát triển KT XH tỉnh ninh bình (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)