Cơ cấu số người từ đủ 15 tuổi trở lên HĐKTTX năm 2003

Một phần của tài liệu Hoạch định hệ thống chính sách đảm bảo nhân lực cho chiến lược phát triển KT XH tỉnh ninh bình (Trang 66 - 72)

Đơn vị: %

Tỉnh/

Thành phố

Chia theo trình độ CMKT Không có trình độ

CMKT

Sơ cấp học nghề trở lên

CNKT có bằng trở lên

Chung TT NT Chung TT NT Chung TT NT

Toàn quốc 78,78 54,54 86,53 21,22 45,46 13,47 11,84 30,58 5,84 ĐBSH 71,59 40,62 79,33 28,41 59,38 20,67 15,49 44,96 8,12 Ninh Bình 76,69 42,88 81,83 23,31 57,12 18,17 13,97 44,11 9,39 Hà Nam 75,54 44,35 78,34 24,46 55,65 21,66 8,18 41,57 5,18 Nam Định 71,16 38,26 76,1 28,84 61,74 23,9 11,26 35,54 7,61 Nguồn: Số liệu điều tra Lao động việc làm ở Việt Nam năm 2003, NXB Lao động xã hội, Hà Nội, 2004.

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động hoạt động kinh tế thường xuyên của tỉnh cũng theo kết quả của cuộc tổng điều tra trên là: Số người có trình độ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên là 13,97%, cao hơn so với bình quân cả nước (11,84%) nhưng thấp hơn so với bình quân Đồng bằng Sông Hồng (15,49%). Số người có trình độ sơ cấp học nghề trở lên là 23,31%, cao hơn so với bình quân cả nước nhưng thấp hơn so với bình quân Đồng bằng sông Hồng (28,41), lao động phổ thông không có trình độ chuyên môn kỹ

thuật chiếm 76,69% thấp hơn so với bình quân cả nước (78,78%) nhưng lại cao hơn nhiều so với bình quân đồng bằng Sông Hồng (71,59%).

Theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 01/10/2001: Số người có trình độ sơ cấp và chuyên môn kỹ thuật trở lên chiếm 9,95%, lao động phổ thông không có trình độ chuyên môn chiếm 90,05%, đến năm 2003 (theo tổng điều tra lao động – việc làm năm 2003), tỷ lệ sơ cấp và chuyên môn kỹ thuật trở lên đã chiếm 23,31%, lao động phổ thông không có trình độ chuyên môn giảm xuống còn 76,69%.

Như vậy, trong những năm gần đây lực lượng lao động của tỉnh ngày càng phát triển theo xu hướng trẻ hóa, trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật ngày càng được nâng lên nhưng vẫn ở mức thấp, phần lớn là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, nên sẽ không thích ứng được trước đòi hỏi của nền kinh tế thị trường, của sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại.

Đây là một trở ngại đối với việc tiếp cận khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất. Để thực hiện thành công chủ trương công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn thì không thể thiếu yếu tố tác động của lực lượng lao động có trình độ, hiểu biết về nghề nghiệp, nắm bắt được khoa học kỹ thuật.

Nhưng sự tăng lên của chất lượng nguồn lao động của tỉnh ở trình độ chuyên môn nghiệp vụ là thành tích đáng khích lệ. Bởi vì, những người được đào tạo mới là những người được trang bị các kiến thức mới phù hợp với sự chuyển đổi cơ chế quản lý của nền kinh tế và những vấn đề kỹ thuật hiện đại.

Họ có thể phát huy có hiệu quả những tri thức tiếp thu được trong các nhà trường nếu họ được bố trí phù hợp và có sự quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, sự tăng của lực lượng lao động qua đào tạo so với yêu cầu của thực tế là quá thấp. Tính riêng năm 2001, trong tổng số 506,9 ngàn lao động trong độ tuổi chỉ có 50,4 ngàn người có trình độ chuyên môn kỹ thuật, chiếm 9,95%. Số còn lại 456,5 ngàn người là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Như vậy, tại thời điểm 2001, cứ 1.000 người trong độ tuổi lao động đang làm việc trong

các ngành của tỉnh mới có 99 người có trình độ chuyên môn kỹ thuật; đến năm 2003, con số này cũng mới chỉ tăng lên 233 người. Như vậy, số người chưa qua đào tạo còn quá lớn, sự đầu tư cho nâng cao trình độ người lao động còn nhiều, nhất là trong điều kiện sự phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục của tỉnh đã và đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

Đi sâu phân tích cơ cấu đội ngũ người lao động có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo các mặt cho thấy:

- Xét theo ngành:

Trong tổng số 125,1 ngàn người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, sự phân bổ vào các ngành có sự không hợp lý dẫn đến tỷ lệ người có bằng cấp chuyên môn giữa các ngành có sự chênh lệch quá lớn. Khối các ngành thương mại, dịch vụ (bao gồm cả quản lý nhà nước, hành chính sự nghiệp) tỷ lệ người có bằng cấp chuyên môn trong tổng số lao động là 35,4%, trong khi đó khối các ngành nông, lâm, thuỷ sản chỉ có 4,72% người có bằng cấp so với tổng số lao động làm việc trong các ngành này.

Về thực chất, sự tăng cường chất lượng nguồn lao động của khối ngành thương mại dịch vụ một mặt do đây là những ngành mới được phát triển, là ngành có mức thu nhập cao nên sự di chuyển sức lao động từ các ngành đến ngành thương mại, dịch vụ theo hướng chuyển lao động có chất lượng cao đến ngành mới là xu hướng vận động mang tính quy luật, mặt khác đây là các ngành đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao. Vì vậy, tuy có sự chênh lệch giữa chất lượng lao động của ngành này với các ngành nông, lâm nghiêp..., nhưng nếu so với yêu cầu chất lượng của các ngành thương mại, dịch vụ thì tỷ lệ trên vẫn còn thấp. Bởi vì, đa số lao động của các ngành thương mại dịch vụ đều làm việc trong các doanh nghiệp, dưới các hình thức khác nhau. Môi trường và tính hoạt động đòi hỏi người lao động phải được đào tạo rất cơ bản, có như vậy hoạt động mới đạt được hiệu quả, người lao động mới trụ lại được do sự tác động của cạnh tranh.

Đối với các ngành nông, lâm, thuỷ sản, số lượng lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ thấp, cần phải tập trung đầu tư nâng cao chất lượng là việc làm cơ bản và cấp thiết. Nhưng cần phải thấy rằng, tình trạng lao động ở các ngành nông, lâm, thuỷ sản có trình độ thấp về chuyên môn nghề nghiệp là tình trạng chung của cả nước. Hơn nữa, nông, lâm, thuỷ sản là những ngành có tỷ trọng lao động lớn, việc nâng cao tỷ lệ những người có trình độ chuyên môn nghề nghiệp như các ngành khác là không thực tế trong điều kiện hiện nay.

Trên thực tế, mặc dù những người lao động trong các ngành nông, lâm, thuỷ sản chưa có bằng cấp chuyên môn còn nhiều, nhưng trong những năm qua nhờ hoạt động của hệ thống khuyến nông từ cấp tỉnh đến cấp huyện và cấp xã nên số người được học tập bồi dưỡng kỹ thuật tương đối đông. Những kiến thức do các tổ chức khuyến nông truyền tải đã góp phần nâng cao nhận thức của người nông dân trên các mặt: kỹ thuật sản xuất, lựa chọn phương hướng kinh doanh phù hợp với điều kiện sản xuất của Ninh Bình trong cơ chế thị trường... Ngoài ra, các chương trình, các dự án như: chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc (Chương trình 327), chương trình khai thác đất bồi bãi ven biển, chương trình xoá đói giảm nghèo... ngoài việc hỗ trợ vốn đến người lao động còn truyền tải các kiến thức khoa học kỹ thuật đến từng hộ nông dân.

- Xét theo lĩnh vực:

+ Đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh:

Cùng với sự phát triển về số lượng doanh nghiệp, khu vực doanh nghiệp tiếp tục thu hút được số lượng lao động đáng kể, nhất là lao động ở nông thôn góp phần giảm bớt áp lực về việc làm cho người lao động, thay đổi nhận thức của xã hội về việc lựa chọn việc làm giữa các thành phần kinh tế và khu vực kinh tế. Số lao động trong các doanh nghiệp ngày càng được nâng cao về năng lực học vấn và chuyên môn, nhất là đối với đội ngũ cán bộ quản lý của nhiều doanh nghiệp. Thu nhập bình quân của người lao động cũng như số lao

động được đảm bảo về bảo hiểm xã hội và các chế độ khác trong khu vực doanh nghiệp ngày càng tăng đã góp phần ổn định cuộc sống của bản thân người lao động và gia đình.

Năm 2002, tổng số lao động trong khu vực doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh là 21.606 người, nếu so với năm 1995 (Tổng điều tra doanh nghiệp) tăng 74,5%, trong đó lao động nữ chiếm trên 35%. Lao động ở khu vực doanh nghiệp chiếm 17,34% tổng lao động trong khu vực sản xuất kinh doanh. Bình quân 1 doanh nghiệp có 51,56 người (cả nước là 92,6). Lao động trong doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là 13.785 người, chiếm 63,8% tổng số, lao động trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) là 7.791 người, chiếm 36.05%. Nếu so với năm 1995, cơ cấu về số lượng lao động đã có sự thay đổi, lao động trong các DNNN giảm (1995 là 81%), lao động trong các DNNQD tăng (1995 là 18,9%).

Trong khu vực doanh nghiệp, hiện tại có nhiều doanh nghiệp có quy mô lao động khá lớn, từ 200 lao động trở lên có 27 đơn vị, chiếm 6,44%, trong đó có 20 doanh nghiệp có từ 200 đến 500 lao động, 3 doanh nghiệp có từ trên 500 đến 1.000 lao động, 4 doanh nghiệp có trên 1.000 lao động.

Các doanh nghiệp ngành công nghiệp có số lao động nhiều nhất, chiếm 43,9 %, tiếp đến là doanh nghiệp ngành xây dựng chiếm 20,1%; vận tải – thông tin liên lạc chiếm 16,5%; nông lâm nghiệp – thuỷ sản chiếm 8,8%;

thương nghiệp – khách sạn – nhà hàng chiếm 7,3%; ngành khác 3% xét về cơ cấu lao động trong các ngành thì thấy rằng tỷ trọng lao động các ngành đã có sự thay đổi theo hướng giảm lao động khu vực sản xuất nông lâm thuỷ sản, tăng lao động khu vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng lao động trong ngành nông lâm nghiệp – thuỷ sản nếu như năm 1995 còn ở mức 23,9%

thì đến 2002 chỉ còn 8,8%, trong khi đó chỉ tiêu này ở các ngành khác đều tăng: ngành công nghiệp – xây dựng từ 61,08% năm 1995 đã tăng lên đạt 64,7% năm 2002, các ngành dịch vụ từ 15,04% năm 1995 tăng lên đạt

26,84% năm 2002. Với đặc điểm của tỉnh Ninh Bình, số lao động tập trung nhiều trong các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp sản xuất VLXD, công nghiệp chế biến và du lịch nhằm khai thác lợi thế sẵn có, lao động chiếm tới 45% tổng số lao động khu vực doanh nghiệp.

Trình độ của lực lượng lao động trong các doanh nghiệp được nâng lên qua các năm. Chỉ tính riêng trong khối cơ quan văn phòng của các doanh nghiệp, số lao động có trình độ chuyên môn chiếm 58,1%, số lao động có trình độ cao đẳng và đại học trở lên là 9,15% (năm 1995 là 6,3%), số lao động chưa qua đào tạo là 41,9% (năm 1995 là 49,6%).

Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp cũng được nâng lên, trong các DNNN có tới 88,7% có trình độ đại học, số giám đốc, chủ doanh nghiệp có trình độ khác chỉ còn 24,9% (năm 1995 là 27,4%).

Về tuổi đời của đội ngũ giám đốc, chủ doanh nghiệp đang có xu hướng

“trẻ hoá”, từ 40 tuổi trở xuống có 86 người, gấp 2 lần năm 1995, từ 40 đến 60 tuổi có 258 người gấp 2,5 lần. Tuy nhiên có một xu hướng chung hiện nay là số giám đốc từ 61 tuổi trở lên cũng tăng, hiện tại có 21 người, chủ yếu là các giám đốc, chủ DNNQD, số này là cán bộ công nhân viên chức của các cơ quan nhà nước sau khi nghỉ hưu đứng ra thành lập các doanh nghiệp tư nhân hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực đã quen thuộc, phát huy những tiềm năng, lợi thế về vốn và kinh nghiệm, nhất là các giám đốc đã từng là cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước.

Chất lượng của đội ngũ lao động trong các DNNN đạt khá, số lao động có trình độ cao đẳng trở lên chiếm hơn 56% tổng số lao động có cùng trình độ của toàn bộ khu vực doanh nghiệp.

Chất lượng của đội ngũ lao động trong các DNNQD cũng được nâng lên, số lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ công nhân kỹ thuật (CNKT) trở lên chiếm 46,9% (năm 1995, chỉ tiêu này là 20,8%). Tuy nhiên,

số công nhân phổ thông không qua đào tạo vẫn còn cao, đấy là yếu tố con người quyết định sự phát triển của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Hoạch định hệ thống chính sách đảm bảo nhân lực cho chiến lược phát triển KT XH tỉnh ninh bình (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)