Biểu 15: Dự báo năng suất lao động xã hội
3.3. Hoạch định hệ thống chính sách nhằm đảm bảo nhân lực cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình
3.3.2. Chính sách đào tạo nhân lực
Xác định đào tạo là một khâu quan trọng của chính sách nhân lực, cần ban hành chiến lược đào tạo nhân lực của tỉnh đến 2020, trong đó đối tượng đào tạo có thể phân thành hai loại chính, đó là đội ngũ cán bộ quản lý và những người lao động “chân tay”.
Ninh Bình đã ban hành chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức tương đối cụ thể từ cán bộ cấp đảng, đoàn đến cán bộ chính quyền từ tỉnh đến cơ sở xã, phường, thôn bản… Do vậy, trước hết cần bổ sung một số điểm vào chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức của tỉnh, sau đó ban hành chính sách về đào tạo nghề cho người lao động. Cụ thể:
Đối với chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức:
- Chú trọng công tác kế hoạch hoá việc lựa chọn, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thông qua hệ thống trường lớp.
- Thường xuyên tổ chức các khoá học đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ của người lãnh đạo.
- Kế hoạch hoá sự phát triển nhân lực, đội ngũ công chức, công nhân kỹ thuật được tuyển chọn kỹ và từng bước bồi dưỡng và nâng cao trình độ theo một chương trình được bắt buộc được định sẵn cho từng ngạch, bậc, hàng năm có giao chỉ tiêu kế hoạch cụ thể cho từng đơn vị, từng loại ngành nghề và bố trí kinh phí để cử người đi học đúng đối tượng, chủng loại mà nền kinh tế yêu cầu.
- Đổi mới nội dung và hình thức đào tạo cán bộ quản lý, công chức.
Ngoài các môn học truyền thống như thống kê, kinh tế… cần đào tạo các chuyên môn hẹp để cán bộ có thể hoàn thành các chức năng cụ thể trong quản lý và có năng lực giải quyết những vấn đề thực tiễn, ngoài ra còn phải chú ý đến vấn đề văn hoá xã hội và dân tộc của người quản lý.
- Áp dụng nhiều hình thức đào tạo khác nhau, ngoài đào tạo chính quy còn có những hình thức đào tạo tại chức, từ xa cho các học viên không có điều kiện học tập trung; cần coi trọng sự linh hoạt trong hệ thống đào tạo của các tỉnh đồng thời khuyến khích, đề cao tính năng động trong soạn thảo chương trình tự nâng cao trình độ.
Việc lựa chọn, bồi dưỡng và đào tạo cán bộ phải có chiến lược, tức là phải thực hiện kế hoạch hoá về công tác cán bộ để có nguồn cán bộ đáp ứng yêu cầu của từng giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nhằm xuất phát từ yêu cầu thực tế để xác định số lượng, chất lượng, chủng loại cán bộ. Mặt khác phải có chiến lược và những biện pháp cụ thể việc xác định đối tượng, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng.
Tỉnh cần chú trọng đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng cao, xác lập quan hệ tỷ lệ hợp lý giữa các loại bằng cấp (công nhân kỹ thuật, sơ cấp, trung cấp, đại học và trên đại học).
+ Chính sách đào tạo bổ sung: ngoài đào tạo bổ sung về chuyên môn nghề nghiệp (thực tế hoá) cần đào tạo bổ sung về ngoại ngữ, tin học, về tác phong công nghiệp (tác phong hoá), đào tạo bổ sung về hoà nhập, hợp tác với những người có liên quan (cộng đồng hoá). Cần có quy định, tất cả những người mới được tuyển từ công nhân đến tiến sỹ đều phải qua khoá đào tạo bổ sung 3 tháng. Giáo viên là những cán bộ, công nhân có thâm niên, có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn và trình độ sư phạm cao.
+ Chính sách đào tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý:
Để thực hiện tốt loại công việc quản lý – loại công việc quan trọng, phức tạp bậc cao, cần phải có một chính sách đào tạo nâng cao trình độ cho đối tượng này. Trước hết, mục tiêu, yêu cầu của chính sách này là lựa chọn và đào tạo được một tập thể người đồng bộ về số lượng và trình độ.
Trước hết, trên cơ sở hệ thống đào tạo hiện có, hoàn thiện, mở rộng một cách khoa học, đầu tư đào tạo theo mọi hình thức, đào tạo một cách căng thẳng về thời gian, đào tạo theo một cơ cấu kiến thức và cách thức thích hợp...nhằm có được một đội ngũ cán bộ quản lý theo ý muốn.
Giải quyết vấn đề đào tạo cán bộ, nhân viên quản lý, các chính sách phải đề cập và giải quyết các vấn đề sau:
Nguồn kinh phí đào tạo và mức độ đầu tư: cần có chính sách huy động của tất cả các thành phần trong xã hội từ tổ chức, cộng đồng đến cá nhân người lao động.
Về chương trình đào tạo: cần có các loại chương trình đào tạo khác nhau:
dài hạn chính quy (4-5 năm), bằng thứ 2 (2 năm); cao học (2 năm); nghiên cứu sinh (4 năm); chương trình ngắn hạn: chủ yếu để quản lý cho cán bộ lãnh đạo, chuyên đề nghiệp vụ cho nhân viên quản lý.
Về kết cấu các loại kiến thức: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp càng cao thì tỷ lệ kiến thức kinh tế, kiến thức quản lý càng cao, kiến thức kỹ thuật vừa phải.
Về tuyển chọn học viên (học sinh): Do quản lý là một lĩnh vực chuyên ngành khoa học, do vậy công tác tuyển chọn học viên cần chú ý các tiêu chuẩn sau:
- Người có xu hướng, định hướng về quyền lực, về quản lý kinh tế;
- Người có năng khiếu bẩm sinh về điều khiển người khác, hợp tác với người khác;
- Người có trí tuệ, tư duy tổng hợp, tư duy nhân quả liên hoàn, phát hiện nhanh, giải quyết dứt điểm vấn đề trọng yếu.
Về phương pháp đào tạo: Đào tạo, cần chú ý đào luyện khả năng tư duy phức tạp một cách độc lập, vận dụng kiến thức, kinh nhiệm giải quyết các vấn đề quản lý do thực tiễn đặt ra. Vì vậy cũng cần đào tạo theo một cách thức riêng thích hợp. Ví dụ:
- Cung cấp các kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý qua bài giảng.
- Thảo luận theo nhiều kiểu khác nhau.
- xây dựng, phân tích và xử lý các tình huống điển hình trong quản lý.
- Sử dụng các phương pháp mô phòng.
- Đào tạo thông qua việc tập dượt xây dựng các đề án cải tiến quản lý.
Đối với chính sách đào tạo nghề:
Công nghiệp hoá - hiện đại hoá kinh tế của tỉnh là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài; nhiệm vụ này đòi hỏi phải có nhân lực với tay nghề cao; có kỹ năng, kỹ sảo, có đạo đức nghề nghiệp và tác phong khoa học trong lao động để tiếp cận với kỹ thuật và công nghiệp hiện đại. Đặc biệt cần quan tâm đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật công nghiệp, giải quyết được vấn đề này là giải quyết bài toán khó đặt ra cho nền kinh tế của tỉnh trong hiện tại và tương lai.
Song để có một đội ngũ công nhân kỹ thuật, trong đào tạo nghề, một trong những yếu tố không thể` thiếu đó là máy móc, trong thiết bị phục vụ cho quá trình dạy học, đặc biệt là khâu thực hành, thực tập. Thời gian thực hành thực tập trên máy lý tưởng nhất chiếm tỷ lệ không dưới 50% tổng thời
gian đào tạo. Hiện nay, máy móc, trang thiết bị dạy nghề tại các Trung tâm dạy nghề, trường dạy nghề dân lập, là quá cũ kỹ, lạc hậu đặc biệt là nghề cơ khí, lái xe, điện lạnh... Điều đó làm học viên khi ra trường cảm thấy xa lạ và bỡ ngỡ với thiết bị máy móc hiện đại.... Máy móc, trang thiết bị hiện nay tại các cơ sở đào tạo nghề hầu hết vừa thiếu, vừa lạc hậu. Đầu tư vào lĩnh vực này rất tốn kém và rất lâu mới thu hồi vốn (nên nhiều nhà đầu tư không muốn mở trường đào tạo nghề...). Do đó, tỉnh cần có một chính sách để tạo điều kiện tăng cường thiết bị dạy nghề, ví dụ: miễn thuế nhập khẩu và có biện pháp ưu tiên nhập khẩu máy móc, thiệt bị dạy nghề; cho vay với lãi suất ưu đãi hoặc trợ vốn cho các tư nhân, cơ sở dạy nghề mua sắm trang thiết bị máy móc đào tạo nghề, kêu gọi tư nhân hoặc các tổ chức phi chính phủ, các tập đoàn đầu tư nước ngoài hỗ trợ, giúp đỡ, tính một tỷ lệ thoả đáng trong ngân sách Nhà nước để đầu tư trang thiết bị hiện đại cho cơ sở đào tạo nghề và đặc biệt có chủ trương để ràng buộc các nhà máy, xí nghiệp trong các khu công nghiệp tập trung, liên kết với các cơ sở dạy nghề, tận dụng máy móc, trang thiết bị hiện đại giúp học viên làm quen với kỹ thuật, công nghệ tiên tiến.
Có các chủ trương, chính sách như vậy, mới có thể từng bước tăng chất lượng đào tạo nghề, chuẩn bị cho tỉnh một đội ngũ công nhân tương thích với sự phát triển theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế của tỉnh.
Thực hiện chủ trương đẩy mạnh xã hội hoá trong dạy nghề: để tạo cơ cấu lao động qua đào tạo hợp lý và tạo cơ hội cho mọi người tiếp tục học tập, nâng cao trình độ, cần có chính sách phân luồng và lưu thông trong hệ thống giáo dục quốc dân; ban hành chính sách nhằm cải cách hệ thống và đẩy mạnh đào tạo nghề theo hướng gắn với thị trường lao động, huy động sự tham gia của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân; khuyến kích và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động dạy nghề có sự quản lý của Nhà nước. Mở rộng các hình thức đào tạo nghề ngắn hạn, phục vụ kịp thời các chương trình kinh tế xã hội của địa phương. Đồng thời chú trọng đào
tạo lao động có chuyên môn kỹ thuật cao, đáp ứng yêu cầu của khu công nghiệp.
+ Chính sách đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật.
Cần phải xác định đây cũng là mục tiêu không kém phần quan trọng, bởi đào tạo công nhân, chủ yếu là đào tạo về mặt kỹ thuật lao động sản xuất – kinh doanh và đào tạo về khả năng tiếp ứng các tác động quản lý, tham gia quản lý.
Việc đào tạo nhằm đáp ứng sự thay đổi của công nghệ, kỹ thuật sản xuất - kinh doanh mới.
Các chính sách đào tạo cần theo cơ cấu kiến thức. Ví dụ ở Tây Đức, những năm 1960 cơ cấu này là: 10% kiến thức kinh tế, 85% kiến thức kỹ thuật, 5% kiến thức quản lý, có thể nói cơ cấu này có thể vận dụng vào điều kiện thực tế của Ninh Bình; đa dạng hoá hình thức đào tạo, tuy nhiên có thể theo một trong hai hình thức sau:
Đào tạo tại các trường nghề.
Đào tạo bằng cách kèm cặp trực tiếp trong sản xuất kinh doanh.
Việc nâng cao trình độ công nhân thường được tiến hành bằng nhiều hình thức như mở các khoá học khác nhau. Ví dụ:
Khoá nâng cao kiến thức tay nghề đã có;
Khoá học nghề thứ hai, nghề mới;
Khoá huấn luyện vận hành máy mới, sử dụng vật liệu mới;
Khoá bồi dưỡng kinh nghiệm tiên tiến, đi tham quan, kiến tập.
Khoá huấn luyên tay nghề, thi thợ giỏi.
Khoá bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế - Chính sách đối với cơ sở dạy nghề:
Tập trung cải tạo, xây dựng mới các trường ở các khu công nghiệp, đặc biệt có chính sách đầu tư để có một hệ thống trường, lớp dạy nghề đa dạng ở
các vùng nông thôn, nhằm tăng nhanh tỷ lệ người lao động qua đào tạo cho các vùng này.
Chính sách ưu đãi thuế thu nhập đối với các cơ sở dạy nghề ngoài công lập.
Chính sách ưu tiên mức thuế phù hợp đối với hoạt động sản xuất kết hợp thực hành nghề của các cơ sở dạy nghề
Chính sách ưu tiên cấp quyền sử dụng đất để xây dựng cơ sở dạy nghề hoặc cho thuê đất, thuê nhà, xưởng để mở cơ sở dạy nghề với giá ưu đãi.
Các cơ sở dạy nghề được mua các trang thiết bị cũ được thanh lý của các doanh nghiệp, để làm thiết bị giảng dạy và thực hành.
Cho phép một số trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề đạt tiêu chuẩn cơ sở dạy nghề chất lượng cao tổ chức bồi dưỡng, thi cấp bằng nghề và chứng chỉ nghề cho những người có tay nghề nhưng chưa qua đào tạo hoặc được đào tạo bằng hình thức truyền nghề.
Khuyến khích các thành phần kinh tế xây dựng các trường và các trung tâm dạy nghề tạo mọi điều kiện thuận lợi thông qua ccá chính sách trên để những người có tâm huyết, có vốn mở tại thị xã Ninh Bình và thị xã Tam Điệp, gần các khu du lịch: Cúc Phương, Tam Cốc – Bích Động, Tràng An...
- Chính sách ưu đãi thích hợp đối với cán bộ, giáo viên dạy nghề - nhân tố quyết định chất lượng dạy nghề thúc đẩy sự nghiệp dạy nghề phát triển định hướng:
Chính sách chăm sóc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề, có chính sách khuyến khích để tăng số lượng giáo viên dạy nghề giỏi về dạy nghề tại Ninh Bình, tổ chức đào tạo lại để nâng cấp chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề hiện có, huy động đội ngũ có trình độ chuyên môn kỹ thuật giỏi đang công tác tại các ngành, các cấp, các doanh nghiệp tham gia dạy nghề nhằm đảm bảo yêu cầu về số lượng và chất lượng cho các cơ sở dạy nghề trên địa bàn, hàng năm tiến hành tổ chức hội giảng giáo viên cấp cơ sở, cấp tỉnh và tham gia hội giảng giáo viên toàn quốc.
Chế độ phụ cấp nghề nghiệp (phương tiện bảo vệ cá nhân, chế độ bồi dưỡng hiện vật làm nghề độc hại, phụ cấp lương độc hại).
Chế độ bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng dạy nghề
- Chính sách đối với học sinh học nghề:
Ngoài chế độ chung đối với học sinh của hệ thống giáo dục, để góp phần phát triển nguồn nhân lực, cần có một số chế độ chính sách khác nhằm khuyến khích người lao động nhất là thanh thiếu niên nông thôn, vùng sâu, vùng xa vào học ở các cơ sở dạy nghề như:
Điều chỉnh hợp lý mức học bổng cho học sinh học nghề so với sinh viên để khuyến khích học nghề, đặc biệt là những nghề nặng nhọc, độc hại.
Xây dựng và ban hành những quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động và người lao động với đào tạo nghề, tạo điều kiện cho người lao động được tiếp cận và thực tập trên thiết bị sản xuất hiện đại
Chính sách miễn giảm học phí và cấp học bổng cao hơn cả nước từ 15 – 20% cho những học sinh học các nghề có điều kiện lao động nặng nhọc và độc hại hoặc khó tuyển, học sinh đào tạo theo địa chỉ ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng sa.
Chính sách ưu tiên tuyển học sinh học nghề từ vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, bộ đội phục viên và đối tượng thuộc diện chính sách có đủ trình độ văn hóa để phục vụ các vùng kinh tế.
Chính sách hỗ trợ lao động nông thôn không có điều kiện thoát ly sản xuất, được phép học từng phần trong mỗi đợt khi học hết chương trình được thi tốt nghiệp, nếu đạt yêu cầu thì được cấp bằng nghề hoặc chứng chỉ nghề tương ứng với chương trình đào tạo.
Bên cạnh đào tạo nghề cho người lao động cần quan tâm nâng cao dân trí, đời sống vật chất, thể lực, tinh thần cho người lao động.
Đầu tư và có chính sách khuyến khích học sinh đi học một số nghề cần thiết ở nước ngoài.
- Chính sách thu hút, đào tạo cho bộ đội phục viên, xuất ngũ.
Thuận lợi của đối tượng này là: qua 2 năm trong quân ngũ, người chiến sỹ đã học rèn luyện tính khoa học, chính xác, tỉ mỷ, nhanh nhẹn, có sức khoẻ và tác phong công nghiệp, đặc biệt là bản lĩnh chính trị "một tài sản quý giá mà không phải người thanh niên nào ngoài xã hội cũng có được, tất cả thuận lợi đó sẽ được phát huy nếu như có điều kiện học nghề để hoà nhập xã hội.
Các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cơ sở sản xuất cần có chính sách ưu tiên tuyển chọn một lực lượng công nhân kỹ thuật và bộ đội xuất ngũ, đặc biệt là ở những khu vực kinh tế trọng điểm, những Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài.
Cụ thể được hưởng sự trợ cấp xuất ngũ và trợ cấp tạo việc làm; được cấp có thẩm quyền giới thiệu đến các cơ sở dạy nghề giới thiệu việc làm, trong và ngoài ngành để đào tạo nghề, giới thiệu việc làm; được ưu tiên bố trí việc làm phù hợp với trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đã được bồi dưỡng đào tạo và bồi dưỡng; được ưu tiên tuyển chọn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài....
- Chính sách đối với những người có bằng hoặc chứng chỉ nghề.
Những người có bằng tốt nghiệp nghề và chứng chỉ nghề được ưu tiên vay vốn để tạo việc làm theo nghề đã được đào tạo.
Tổ chức thường xuyên phong trào luyện tay nghề, thi thợ giỏi và có chế độ thưởng khuyến khích cho những người đạt tiêu chuẩn thợ giỏi các cấp.
- Chính sách khuyến khích đào tạo nghề tại các làng nghề:
Khuyến kích phát triển cơ sở dạy nghề tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh coi trọng hình thức kèm cặp, truyền nghề tại các làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, đặc biệt trong chế biến nông, lâm, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp... bằng những chương trình đào tạo thiết thực cho từng nghề.