Chính sách thu hút nhân tài

Một phần của tài liệu Hoạch định hệ thống chính sách đảm bảo nhân lực cho chiến lược phát triển KT XH tỉnh ninh bình (Trang 110 - 117)

Biểu 15: Dự báo năng suất lao động xã hội

3.3. Hoạch định hệ thống chính sách nhằm đảm bảo nhân lực cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình

3.3.1. Chính sách thu hút nhân tài

- Đổi mới, hoàn thiện chính sách thu hút nhân lực đã ban hành.

Ninh Bình đã ban hành Chính sách khuyến khích tài năng, đào tạo và thu hút cán bộ, công chức có trình độ cao về công tác tại các cơ quan hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp kinh tế thuộc tỉnh.

Qua phân tích nội dung, tìm ra bản chất của chính sách và so sánh với các chính sách của các địa phương khác trong cả nước, chúng tôi nhận thấy rằng chính sách của Ninh Bình chưa thật sự hấp dẫn, nội dung chính sách mới chỉ đề cập đến đối tượng thu hút là những người có học hàm, học vị, có bằng cấp chuyên môn từ tốt nghiệp đại học trở lên.

Vì vậy, với điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể của địa phương gắn với nhu cầu về nhân lực cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội, để có thể thu hút những người có trình độ chuyên môn cao, những nhà khoa học, Ninh Bình cần phải đổi mới, hoàn thiện và bổ sung các chính sách để thu hút nhân lực cho chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Dưới góc độ là người đưa ra các ý tưởng về các chính sách nhân lực của tỉnh, tôi đề xuất như sau:

Ban hành một chính sách thu hút nhân lực chung cho tất cả các đối tượng mục tiêu, có thể gọi là: “chính sách thu hút nhân tài” đáp ứng nguồn nhân lực cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Trong đó có những chính sách khuyến khích cụ thể cho từng ứng viên mục tiêu, nhưng quan trọng hơn là thể hiện sự quan tâm của các cấp chính quyền tỉnh đến nguồn nhân lực tài, đức để có thể làm thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội của tỉnh.

Trước hết, các chính sách cần quan tâm đến nhu cầu và lợi ích cá nhân của người lao động.

Cống hiến và hưởng thụ là hai mặt thống nhất trong bản chất của con người. Trong thực tế, do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện trực tiếp của cuộc sống mà dẫn đến sự khập khiễng, mất cân bằng, coi trọng cống hiến mà xem nhẹ hưởng thụ, coi trọng tương lai mà xem nhẹ hiện tại trong đời sống con người. Cần phải thấy rằng động lực quan trọng nhất kích thích mọi người tham gia lao động đó chính là lợi ích của họ, trong đó thực hiện lợi ích cá nhân là điều kiện cho thực hiện lợi ích của cộng đồng.

Chính cơ chế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt của mỗi người để vươn lên đã đem đến cho chúng ta thực tế để khẳng định rằng, nhu cầu và lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp và mạnh mẽ. Do vậy, trước hết cần đặc biệt quan tâm đến lợi ích cá nhân để khơi dậy lòng nhiệt tình và sức sáng tạo trong mỗi con người. Cần phải xem lợi ích cá nhân là một khâu cơ bản trong sự thống nhất biện chứng của quan hệ lợi ích cá nhân – xã hội.

Xuất phát từ nhu cầu phong phú, đa dạng của cuộc sống, mỗi con người không chỉ tồn tại một loại nhu cầu mà tồn tại nhiều loại nhu cầu khác nhau, do đó cũng không chỉ có một loại lợi ích mà có nhiều loại lợi ích khác nhau.

Trong các loại lợi ích thuộc loại lợi ích cá nhân, lợi ích kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất, vì nó đáp ứng một cách trực tiếp nhu cầu sống của bản thân con người.

Mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tiến lên hiện đại. Mục tiêu đó chỉ có thể thực hiện trên cơ sở có một nền xã hội phát triển cao, ngày càng hiện đại, phù hợp với xu thế tiến lên của thời đại. Tạo tiền đề vật chất cho sự phát triển kinh tế – xã hội chính là nhằm mục đích phát triển con người, phát triển tự do sáng tạo của mỗi cá nhân. Khi điều kiện vật chất nghèo nàn, thiếu thốn khó có thể sản sinh ra cá nhân năng động, tháo vát, có bản lĩnh để làm việc,

dễ làm cho con người cam chịu theo chủ nghĩa khổ hạnh, thiếu đầu óc khoa học và tư duy năng động, bản lĩnh sáng tạo. Tạo điều kiện vật chất có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của lao động quản lý.

Vì vậy, trước hết cần phải nghiên cứu, tăng mức khuyến khích về vật chất: đối với những người là Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, tỉnh cần tạo điều kiện thuận lợi nhất về điều kiện sinh hoạt, chỗ ở, cần đi trước trong công tác quy hoạch đất và làm sẵn nhà công vụ để những người này yên tâm khi về làm việc tại Ninh Bình đã có nhà và điều kiện sinh hoạt tiện nghi.

Ngoài ra, cần tăng mức trợ cấp lần đầu đối với những đối tượng này. Cụ thể:

Những người là Giáo sư, nếu về công tác và làm việc tại Ninh Bình, ngoài cấp đất, nhà ở còn được cấp 150 triệu đồng.

Những người là Phó Giáo sư, nếu về công tác và làm việc tại Ninh Bình, ngoài cấp đất, nhà ở còn được cấp 130 triệu đồng.

Những người là Tiến sỹ, nếu về công tác và làm việc tại Ninh Bình, ngoài cấp đất, nhà ở còn được cấp 100 triệu đồng.

Đối với những người là thạc sỹ, bác sỹ, dược sỹ chuyên khoa II, bác sỹ nội trú, sinh viên tốt nghiệp đại học xuất sắc nếu về Ninh Bình công tác và làm việc được cấp 30 triệu đồng.

Bác sỹ, dược sỹ chuyên khoa I, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi được cấp 20 triệu đồng.

Ngoài ra cần bổ sung những người tốt nghiệp đại học loại khá nếu về làm công chức cấp xã lâu dài (ít nhất 5 năm) được tuyển thẳng vào công chức và được cấp 10 triệu đồng.

Những người tốt nghiệp đại học loại trung bình, nếu cam kết về công tác tại các xã miền núi và vùng cao được tuyển thẳng vào công chức cấp xã và được trợ cấp 10 triệu đồng.

Chính sách hỗ trợ học phí và ưu tiên tuyển dụng sinh viên đang học đại học nếu có đủ điều kiện và cam kết về làm việc tại tỉnh,

Tuy nhiên, coi trọng lợi ích kinh tế, không có nghĩa là xem nhẹ lợi ích khác như chính trị tư tưởng, văn hoá, tinh thần, nhu cầu hưởng thụ và thưởng ngoạn chính đáng của cá nhân. Cũng cần phải có thái độ khách quan, khoa học để xem xét, đánh giá các loại nhu cầu và lợi ích từ đó khuyến khích phát triển nhu cầu, lợi ích chính đáng, hạn chế và ngăn chặn nhu cầu và lợi ích không chính đáng.

Tóm lại, lợi ích, cái cần thiết được nhận thức và thực hiện là giải pháp cơ bản cho việc thực hiện chiến lược về đội ngũ lao động.

Tạo điều kiện phát triển nhân cách văn hoá cá nhân:

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, nhất là trong nện kinh tế hội nhập với thế giới, nhân cách văn hóa cá nhân đóng vai trò to lớn, vì nó biểu hiện một cách sâu sắc bản chất văn hoá trong việc “bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, phát triển và xây dựng con người mới là thể hiện tầm cao và chiều sâu trình độ phát triển của một dân tộc, là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội (Đảng Cộng sảnViệt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khoá VII). Nhân cách văn hoá được biểu hiện khái quát ở đạo đức và tài năng cá nhân. Nền kinh tế thi trư- ờng định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta đang diễn ra trong khi thế giới có sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đem lại những thành tựu mới về kinh tế, song cũng đặt con người phải đối mặt với hểm hoạ của sự tha hoá. Văn hoá trở thành nhân tố thúc đẩy con người hoàn thiện nhân cách. Vì vậy, phát triển nhân cách văn hoá là quá trình hướng vào con người, phát triển đạo đức, cả những yếu tố chung nhất và những nét riêng biệt, nâng con người lên một tầm cao mang ý nghĩa nhân văn thiết thực cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Tạo môi trường thuận lợi để phát triển nhân cách văn hoá cá nhân, phải xem xét, phân tích sâu xắc những ý tưởng, những sáng kiến, phát huy truyền thống đồng thời tiếp thu, vận dụng kiến thức của nhân loại mà đặc biệt

của những nước kinh tế phát triển vào địa phương một cách phù hợp, tránh tình trạn cá nhân chủ nghĩa, trù dập cái mới…

Bố trí, sử dụng đội ngũ lao động:

Việc bố trí, sử dụng đội ngũ lao động phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn và sở trường, đề bạt, bổ nhiệm đúng lúc, giao việc đúng tầm với cương vị thích hợp để lao động có môi trường phát triển được khả năng cống hiến, đảm bảo tính phù hợp giữa trình độ, năng lực với đòi hỏi của công việc. Cần xác định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiêm của từng vị trí một cách chi tiết, cụ thể, nhằm tạo chủ động cho lao động và thuận lợi cho từng việc đánh giá lao động.

Cần có chính sách sử dụng, bố trí lao động. Việc bố trí đúng hay sai phụ thuộc vào bộ phận làm công tác lao động của đơn vị. Vì vậy, cần xây dựng bộ phận này sao cho đảm bảo được yêu cầu chung, khách quan, dân chủ.

Chính sách khen thưởng rõ ràng, khuyến khích thi đua, đề bạt cán bộ lãnh đạo, luân chuyển cán bộ có kế hoạch cụ thể, khi xem xét phải ư u tiên cho những cán bộ có trình độ, có phẩm chất, có năng lực, có tinh thần đoàn kết, biết quy tụ và điều hành quản lý, không cục bộ, vùng miền.

Bảo đảm điều kiện vật chất phục vụ cho công tác:

Đó là điều kiện rất cần thiết để người lao động có thể cống hiến, phát triển. Điều kiện vật chất thiếu thốn làm người lao động lúng túng, chậm trễ trong giải quyết, dẫn tới sai hỏng trong công việc. Trong thời đại hiện nay, thiếu thông tin kinh tế, có thể làm thay đổi sự nhìn nhận, đánh giá của các đối tác, làm mất đi những cơ hội kinh doanh, tác động trực tiếp đến hiệu quả công tác.

- Đổi mới, hoàn thiện, bổ sung chính sách thu hút đầu tư, tăng sức cạnh tranh đối với các tỉnh khác.

Ngoài quy định mức giá thuê đất thấp nhất trong khung giá quy định của nhà nước, cần tăng thời gian miễn tiền thuê đất từ 10 năm lên 15 năm và giảm tiền thuê đất trong 15 năm tiếp theo (áp dụng đối với các dự án đầu tư nước ngoài, dự án nhóm A và dự án sử dụng 50 lao động trở lên).

Miễn tiền thuê đất 5 năm tiếp theo cho nhà đầu tư nước ngoài nào thu hút thêm được nhà đầu tư nước ngoài có hiệu quả vào địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Cấp lại 100% thuế thu nhập doanh nghiệp 3 năm đầu và 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm tiếp theo kể từ khi doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Hỗ trợ 50 – 70% kinh phí giải phóng mặt bằng trong hàng rào.

Hỗ trợ 100% kinh phí giải phóng mặt bằng đối với các dự án bãi sông, biển.

Được miễn lệ phí tuyển dụng lao động.

Những dự án sử dụng 50 lao động trở lên được hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo nghề (không quá 1 triệu đồng/người).

Những dự án sử dụng 100 lao động trở lên được hỗ trợ 70% kinh phí đào tạo nghề (không quá 1,5 triệu đồng/người).

Những dự án sử dụng 150 lao động trở lên được hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo nghề (không quá 2 triệu đồng/người).

Những dự án sử dụng 200 lao động trở lên được hỗ trợ thu hút lao động 1 triệu đồng/người.

Đối với lao động thuộc diện bị mất đất sản xuất, hỗ trợ đào tạo chuyển nghề bình quân 1.500 đồng/m2 đất bị mất.

Miễn phí thông tin quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương trong thời gian 3 năm kể từ khi dự án đi vào hoạt động.

Hỗ trợ lại 100% thuế nhập khẩu thiết bị.

- Đổi mới, hoàn thiện, bổ sung chính sách khuyến công.

+ Hỗ trợ 100% kinh phí cho công tác điều tra, lập quy hoạch phát triển, khôi phục làng nghề.

+ Ưu tiên hỗ trợ các dự án sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp thu hút nhiều lao động, sử dụng nhiều nguyên liệu địa phương. Cụ thể:

Hỗ trợ tiền thuê đất với giá thấp nhất, được miễn 10 năm và giảm 50%

trong 10 năm tiếp theo, miễn hoàn toàn đối với các dự án đầu tư vào khu vực đặc biệt khó khăn.

Giảm 50% - 100% tiền chuyển quyền sử dụng đất.

Các dự án thu hút 30 – 100 lao động trở lên được hỗ trợ 50% kinh phí lập dự án.

+ Hỗ trợ 100% kinh phí chuyển giao công nghệ hoặc xử lý môi trường.

+ Các cơ sở sản xuất mới thành lập (chiếu cói, đan lát, dệt, may..) sử dụng trên 300 lao động, các ngành khác sử dụng trên 200 lao động có ký hợp đồng, đóng bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế được hỗ trợ 1 lần 1 triệu đồng/ lao động.

+ Hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề.

+ Hỗ trợ 100% kinh phí thu hồi, giải phóng mặt bằng.

+ Hỗ trợ tư vấn và 50% kinh phí xây dựng thương hiệu sản phẩm, áp dụng ISO 9000, đăng ký nhãn hiệu, mã vạch…

+ Hỗ trợ 100% kinh phí cho cơ quan quản lý nhà nước cung cấp thông tin thị trường tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.

- Đổi mới, hoàn thiện, bổ sung chính sách khuyến nông.

Ngoài những chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp đã ban hành, cần bổ sung một số chính sách, cụ thể:

+ Chính sách hỗ trợ, bảo vệ sản xuất giống lúa lai F 1: 2.200 đ/kg.

+ Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn cây trồng năng suất, chất lượng tốt xuất khẩu.

+ Chính sách hỗ trợ sử dụng giống lúa chất lượng cao 1.000 đ/kg.

+ Chính sách hỗ trợ nhân giống lạc: 3 triệu đ/ ha.

+ Chính sách hỗ trợ sản xuất cà chua xuất khẩu: 0,4 triệu đồng/ha

+ Chính sách hỗ trợ kinh phí sản xuất giống thuỷ sản: trại cho đẻ 5 – 10 triệu con tôm sú hoặc tôm càng xanh được hỗ trợ 8 triệu đ/1 triệu con; trại cho đẻ 10 triệu con được hỗ trợ 10 triệu đ/1 triệu con.

+ Hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình trình diễn 50 triệu đ/mô hình.

+ Tăng mức hỗ trợ giống mở rộng và phát triển vùng dứa lên 3 triệu đ/ha.

+ Tăng mức hỗ trợ giống mở rộng và phát triển vùng cói lên 3 triệu đ/ha.

+ Chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi lợn nái ngoại: mua lợn nái ngoại tăng từ 0,5 triệu đ/con lên 1 triệu đ/con; mua lơn đực giống tăng từ 454.000 đ/con lên 1 triệu đ/con.

+ Chính sách hỗ trợ mở rộng vùng nguyên liệu sắn: tỉnh hỗ trợ vốn đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến giao thông; hỗ trợ cước vận chuyển hom giống 200 đ/hom; hỗ trợ kinh phí hoạt động của Ban quản lý dự án: 1 triệu đ/người/tháng; hỗ trợ kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo huyện, xã: 30.000 đ/ha.

Một phần của tài liệu Hoạch định hệ thống chính sách đảm bảo nhân lực cho chiến lược phát triển KT XH tỉnh ninh bình (Trang 110 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)