Đơn vị: Người 2001 2004 Nhịp độ phát
triển (%)
Tổng dân số 905 912,5 0,21
A- Nguồn lao động
1- Số người trong độ tuổi lao động 506.887 536.939 1,45
- Có khả năng lao động 498.547 527.839 1,44
- Mất khả năng lao động 8.340 9.100 2,2
2- Số người ngoài độ tuổi thực tế có tham gia lao động
14.845 15.720 1,44
- Trên độ tuổi lao động 14.845 15.720 1,44 B- Phân phối nguồn lao động
1- Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế
424.720 448.615 1,2
2- Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động đang đi học
57.421 62.149 2,0
- Học phổ thông 49.451 50.044 0,3
- Học chuyên môn nghiệp vụ, học nghề 7.970 12.105 11,0 3- Số người trong độ tuổi có khả năng lao động
làm nội trợ
12.681 13.261 1,2
4- Số người trong độ tuổi có khả năng lao động không làm việc
6.250 6.653 1,57
5- Số người trong độ tuổi có khả năng lao động có nhu cầu làm việc đang không có việc làm
12.320 12.881 1,12
Ngoài số người trong độ tuổi lao động, hiện nay vẫn còn một số lượng đáng kể những người ngoài tuổi lao động (trên và dưới) thực tế tham gia lao động mà chủ yếu là ở nông thôn, trong ngành nông nghiệp. Trong điều kiện lao động thủ công, theo yêu cầu đảm bảo thời vụ, việc có một bộ phận những người ngoài tuổi trực tiếp tham gia lao động là cần thiết.
Có thể nói, xu thế chung trong hình thành nguồn nhân lực của tỉnh là tăng với quy mô lớn và tốc độ tương đối cao. Trong hoàn cảnh thiếu nguồn lực đầu tư, cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật yếu kém, mức gia tăng tương đối cao của nguồn nhân lực đã và đang tạo áp lực lớn về đào tạo nghề và giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho dân cư.
2.3.2. Chất lượng nguồn nhân lực của Ninh Bình.
Chất lượng nhân lực là yếu tố có tính quyết định trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình. Chất lượng nhân lực được thể hiện thông qua các chỉ tiêu: cơ cấu lao động theo chuyên môn nghiệp vụ, cơ cấu
lao động theo độ tuổi giới tính, theo trình độ văn hoá, học vấn, trình độ ngoại ngữ…
Có một cơ cấu lao động hợp lý sẽ góp phần quan trọng giúp các bộ phận hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và từ đó đạt được mục tiêu chiến lược đề ra. Với sự ra đời của các chính sách về nhân lực, Ninh Bình đã và đang có một lực lượng lao động có chất lượng thuộc dạng trung bình trong khu vực đồng bằng sông Hồng. Điều đó được thể hiện rất rõ nét qua phân tích các chỉ tiêu dưới đây:
2.3.2.1. Cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính.
Nguồn nhân lực tỉnh Ninh Bình có cơ cấu trẻ, số người trong độ tuổi lao động từ 15 tuổi đến dưới 40 tuổi chiếm 39,8% dân số và chiếm 71,9% số người trong độ tuổi lao động, trong đó đặc biệt là nhóm tuổi 24 - 35 tuổi, là nhóm có nhiều ưu thế cả về trình độ văn hóa, chuyên môn cũng như thể lực, có sức khỏe tốt, có trình độ văn hóa, chuyên môn cao, tiếp thu nhanh những kiến thức mới là điều kiện quan trọng nâng cao chất lượng lực lượng lao động xã hội, là một lợi thế cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, các nhà quản lý sẽ dễ dàng hơn trong công tác thuyên chuyển lao động bởi lực lượng lao động trẻ dễ thích ứng với nhiệm vụ mới. Mặt khác, người lao động với độ tuổi sung sức, nếu có sự khuyến khích vật chất và tinh thần hợp lý sẽ phát huy khả năng của người lao động ở mức cao nhất. Tuy nhiên, những người này kinh nghiệm công tác chưa cao do vậy các nhà quản lý cần phải có sự đầu tư vào công tác đào tạo.
Tỷ lệ nữ trong nhóm tuổi 24 – 35 tuổi cao (55,4%) (Số liệu điều tra lao động - việc làm 1/7/2004). Có những đặc thù riêng, đòi hỏi phải có những chính sách giải pháp sử dụng và phát triển nguồn lực này một cách thích ứng để có thể khai thác và phát huy mọi tiềm năng của họ, tạo điều kiện cho họ được đóng góp và hưởng thụ những thành quả phát triển chung.