Đơn vị: %
2010 2015 2020
GDP 100,0 100,0 100,0
1.Công nghiệp - XD. 45,0 45,0 43,0
3.Nông nghiệp. 25,0 23,0 20,0
4.Dịch vụ. 30,0 32,0 37,0
3.1.3 Những chỉ tiêu chủ yếu trong 5 năm 2006 - 2010:
1. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân từ 12%/năm trở lên.
2. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm:
- Nông, lâm ngư nghiệp, thuỷ sản tăng 5,0%.
- Công nghiệp tăng 23,5%.
- Dịch vụ tăng 14%.
3. Cơ cấu kinh tế (theo GDP giá hiện hành) đến năm 2010:
- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: 25,0%.
- Công nghiệp - Xây dựng: 45,0%.
- Dịch vụ: 30,0%.
4. Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp 30-35 triệu đồng/ha/năm.
5. Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt 50 triệu USD trở lên.
6. Thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2010 đạt 1000 tỷ đồng.
7. Huy động vốn đầu tư phát triển trên địa bàn bình quân: 2900 - 3000 tỷ đồng/năm.
8. GDP bình quân đầu người năm 2010 gấp gần 4 lần năm 2000.
9. Tỷ lệ hộ nghèo đến 2010 còn dưới 2% (theo tiêu chí năm 2000).
10. Giải quyết việc làm bình quân mỗi năm 15.000 lao động trở lên.
11. Mức giảm tỷ lệ sinh là 0,25%0 .
12. Đến 2010: có 80 % hộ gia đình được dùng nước sạch.
3.1.4 Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển các ngành, lĩnh vực:
a/ Tập trung phát triển các ngành kinh tế đảm bảo nhịp độ tăng trưởng kinh tế (GDP) từ 12%/năm trở lên, tạo ra bước đột phá về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm, các doanh nghiệp và nền kinh tế:
(1) Phát triển toàn diện kinh tế nông nghiệp và nông thôn.
Phát triển sản xuất nông, lâm, thuỷ sản, giá trị sản xuất tăng bình quân 5% năm; Trên cơ sở đảm bảo an ninh về lương thực, thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá; khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả các loại đất nông nghiệp, cơ sở vật chất đã được xây dựng. Phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản theo hướng công nghiệp và mô hình trang trại, tăng giá trị sản phẩm và tỷ trọng của ngành chăn nuôi, thuỷ sản và dịch vụ ngành nghề. Gắn sản xuất với cơ sở chế biến, thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng mức
thu nhập trên 1 ha đất nông nghiệp, đưa giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp đạt 30 - 35 triệu đồng/năm.
Các giải pháp cần tập trung:
- Giữ ổn định diện tích trồng lúa (80 ngàn ha), sản lượng lương thực 47 - 49 vạn tấn/năm; phát triển sản xuất, đầu tư thâm canh các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung: nuôi trồng thuỷ sản nước lợ (3.000 ha) và trồng cói (1.200 ha) ở Kim Sơn; cây ăn quả (5.000 ha, chủ yếu là cây dứa) gắn với cơ sở chế biến rau quả hộp ở thị xã Tam Điệp, Nho Quan; chăn nuôi lợn để chế biến xuất khẩu; nuôi cá, tôm càng xanh trên diện tích ruộng trũng, ao hồ; phát triển việc trồng nấm ra diện rộng; tạo sự chuyển biến mới về chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn. ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ sinh học để nâng cao năng suất, chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
- Phát triển mạnh các làng nghề truyền thống, đặc biệt là những làng nghề gắn với vùng du lịch và làng nghề tạo ra những sản phẩm xuất khẩu như làng nghề thêu ren, đá mỹ nghệ, làng nghề chế biến các sản phẩm cói xuất khẩu...tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn.
- Đẩy mạnh việc thực hiện chương trình giống cây, giống con, tiếp tục dành ngân sách mỗi năm từ 4 - 5 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển giống, như các dự án giống tôm, giống dứa Cayen, giống cá nước ngọt, giống bò lai sind, giống lợn nái ngoại theo hướng nạc hoá để phát triển chăn nuôi lợn phục vụ chế biến và xuất khẩu; tiếp thu chuyển giao công nghệ sản xuất giống cua, tôm he... tạo ra những giống tốt phục vụ chuyển dịch cơ cấu sản xuất.
- Tiếp tục thực hiện chủ trương hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn, vùng sản xuất trọng điểm, như cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thuỷ sản bãi bồi ven biển Kim Sơn, chương trình giống, xây dựng nhà máy chế biến thuỷ sản để chế biến nguyên liệu tại Kim Sơn và các vùng lân cận. Tiếp tục cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện các công trình đê điều,
thuỷ nông và cơ sở hạ tầng nông thôn, CSHT vùng phân lũ. Mỗi năm ngân sách dành từ 20 - 30 tỷ đồng, phối hợp khai thác các nguồn vốn khác từ chương trình mục tiêu, nguồn vốn thu từ đất, vốn đóng góp của nhân dân để tập trung cho các lĩnh vực đường giao thông nông thôn, kiên cố kênh mương và nước sạch.
(2) Tập trung cao cho phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, tạo ra sự chuyển dịch nhanh hơn cơ cấu kinh tế chung của tỉnh.
Phát triển công nghiệp với tốc độ tăng trưởng cao theo hướng tập trung vào những sản phẩm chủ yếu có khối lượng lớn, trên cơ sở nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh. Phấn đấu tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân 23,5%/năm; giá trị tăng thêm của khu vực công nghiệp - xây dựng (GDP) chiếm tỷ trọng 42-45% trong cơ cấu kinh tế vào năm 2010.
- Hoàn thành sớm việc xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Ninh Phúc, cụm CN Gián Khẩu...và thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất lấp đầy 2 khu công nghiệp Ninh Phúc, Tam Điệp và cụm CN Gián Khẩu trước năm 2010; đồng thời tiếp tục triển khai xây dựng các cụm công nghiệp Núi Đính (150 ha) và Ninh Tiến (65 ha); tiến hành quy hoạch và triển khai xây dựng các cụm công nghiệp khác...
- Tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết mặt bằng sản xuất, vốn lưu động, nhập khẩu nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực... nhất là đối với một số sản phẩm chủ yếu, có thị trường tương đối ổn định và có ý nghĩa quyết định cho tăng trưởng công nghiệp và thay đổi cơ cấu kinh tế như: thép, xi măng, gạch, chế biến nông sản thực phẩm.
- Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để các Bộ, ngành, các Tổng công ty 91 triển khai xây dựng và phát huy công suất các cơ sở công nghiệp lớn, có tác động trực tiếp đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn:
xi măng, điện, phân bón và hoá chất, dệt may, chế biến thực phẩm...
- Tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ của các dự án đã chấp thuận đầu tư sớm đi vào sản xuất tạo ra sản phẩm mới: sản phẩm
may mặc xuất khẩu, cơ khí...; các dự án đã chấp thuận đang và chuẩn bị đầu tư như: dự án sản xuất tinh bột sắn công suất 15.000 tấn/năm, dự án dây cáp bọc nhựa PVC 2.500 tấn/năm, các nhà máy gạch Cầu Rào, Khánh An, Gia Thanh, Kim chính, dự án sản xuất mỳ ăn liền, dự án may mặc và sản xuất vải dệt kim Phong Vân, dự án xây dựng Nhà máy xi măng VINAKANSAI công suất 0,9 triệu tấn/năm... Đồng thời, tiếp tục thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
- Sử dụng có hiệu quả quỹ khuyến công, vốn sự nghiệp khoa học để thúc đẩy mở rộng các làng nghề, tạo thêm sản phẩm mới, tạo điều kiện cho TTCN phát triển, nhất là TTCN trong nông thôn.
(3) Thúc đẩy phát triển nhanh các ngành dịch vụ để khai thác các tiềm năng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Phấn đấu mức tăng trưởng giá trị các ngành dịch vụ mỗi năm 14%, đặc biệt là các ngành du lịch, thương mại - xuất khẩu, vận tải.
- Phát triển ngành du lịch để thực sự trở thành ngành mũi nhọn, phấn đấu doanh thu toàn ngành tăng bình quân 40%/năm; thu hút khách du lịch đến Ninh Bình với chỉ tiêu 2 triệu lượt vào năm 2010. Các giải pháp cần tập trung:
+ Tiếp tục thu hút các nguồn vốn của các tổ chức và tư nhân đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, sửa chữa tôn tạo các di tích danh thắng tại các khu du lịch truyền thống và đầu tư xây dựng các tuyến du lịch mới:
Hoàn thành thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, CSHT khu sinh thái Vân Long; Tập trung đầu tư xây dựng khu du lịch hang động Tràng An, gắn liền với bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử - văn hoá của Cố đô Hoa Lư. Xây dựng hệ thống giao thông từ thị xã Ninh Bình đến Cố đô Hoa Lư, khu hang động Tràng An tạo ra hệ thống giao thông liên hoàn trong khu di tích; nạo vét kênh mương, tẩy rửa các hang động, xây dựng hệ thống cấp điện, cấp nước, xử lý môi trường sinh thái…
Tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch có chất lượng cao và đa dạng, các tuyến du lịch sinh thái Linh Cốc - Hải Nham, khu du lịch sinh thái hồ Đồng Chương, khu du lịch sinh thái hồ Yên Thắng, hồ Đồng Thái, khu du lịch sinh thái Vân Long, khu du lịch nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Cúc Phương, khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình...
+ Khai thác kịp thời và có hiệu quả các cơ sở hạ tầng đã được đầu tư, chỉ đạo các chủ đầu tư triển khai đầu tư theo quy hoạch phát triển của các khu du lịch.
+ Phấn đấu có các sản phẩm du lịch mang đặc trưng của Ninh Bình, gắn liền với việc sản xuất và bán sản phẩm lưu niệm của các làng nghề thủ công truyền thống như hàng thêu, hàng cói, đá mỹ nghệ…
+ Nâng cao hiệu quả công tác quảng bá và xúc tiến du lịch. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ cán bộ, hướng dẫn viên du lịch. Bảo đảm an ninh trật tự và thực hiện văn minh du lịch ở tất cả các khu, điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng phục vụ khách du lịch.
- Đẩy mạnh hoạt động thương mại, xuất khẩu, phát triển thương mại nhiều thành phần kinh tế, tác động tích cực đến sản xuất và phục vụ nhu cầu tiêu dùng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Dự kiến kế hoạch 5 năm (2006 - 2010): Tổng mức lưu chuyển hàng hoá tăng 18 – 20%/năm; Kim ngạch xuất khẩu đến 2010 đạt 50 triệu USD trở lên. Các giải pháp chủ yếu là:
+ Quy hoạch và xây dựng các trung tâm thương mại có quy mô hợp lý trên địa bàn tỉnh; hình thành các cụm thương mại, dịch vụ gắn với các trung tâm cụm xã và các thị trấn huyện lỵ, nhất là các chợ đầu mối mua gom hàng nông sản, thuỷ sản ở Nho Quan, Kim Sơn, thị xã Tam Điệp.
+ Tổ chức và quản lý thị trường; tăng cường công tác xúc tiến thương mại, thông tin dự báo thị trường và các hoạt động kinh tế đối ngoại. Chú trọng xuất khẩu nông thuỷ sản và hàng thủ công nghiệp, các mặt hàng truyền thống như: hàng thêu, hàng cói, thịt đông lạnh, hoa quả và nước hoa quả đóng hộp;
xây dựng cơ sở chế biến thuỷ sản, tiến tới xuất khẩu trực tiếp sản phẩm thuỷ sản.
+ Tăng tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp mặt hàng thịt đông lạnh. Tiếp tục chỉ đạo xây dựng vùng nguyên liệu tôm, thuỷ hải sản, khẩn trương tiến hành dự án xây dựng Nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu; phát triển trồng, chế biến và xuất khẩu nấm tại khu vực huyện Yên Khánh.
+ Tăng cường chỉ đạo và hướng dẫn các doanh nghiệp làm hàng cói, chủ yếu là 14 doanh nghiệp của huyện Kim Sơn và 2 doanh nghiệp khác ở Yên Khánh (với hạt nhân là các doanh nghiệp mạnh như: DNTN Đổi Mới, DNTN Năng Động, DNTN Thành Hoá) cải tiến sản phẩm, tìm kiếm thị trường mới và thị trường xuất khẩu trực tiếp để tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu.
+ Tăng cường sự phối hợp với các doanh nghiệp trung ương đóng trên địa bàn để quy hoạch và phát triển các vùng nguyên liệu đáp ứng đủ và có tính ổn định cho việc sản xuất để xuất khẩu như: dứa, dưa chuột, ngô rau, lạc.
+ Có các chính sách hỗ trợ khuyến khích xuất khẩu để giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trong lộ trình hội nhập quốc tế. Cụ thể là tiếp tục hoàn thiện cơ chế thưởng xuất khẩu, xây dựng cơ chế ưu đãi về vốn lưu động cho các doanh nghiệp …
- Phát triển giao thông vận tải, đáp ứng yêu cầu nền kinh tế về vận tải hàng hoá và nhu cầu đi lại của nhân dân, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư đổi mới phương tiện vận tải, dự kiến tốc độ tăng trưởng trong 5 năm tới đạt khối lượng luân chuyển hàng hoá và hành khách bình quân 15%/năm.
Tập trung các nguồn vốn từ ngân sách, vốn thu từ đất để đầu tư phát triển giao thông, trước hết là các tuyến giao thông chủ yếu như đường 477, đường giao thông của thị xã Ninh Bình mở rộng, đường vào khu du lịch, tiếp tục cải tạo, nâng cấp cứng hoá đường giao thông nông thôn. Đồng thời phối hợp với Bộ Giao thông vận tải để triển khai các dự án giao thông trên địa bàn
như: nâng cấp Quốc lộ 10, mở rộng Quốc lộ 12B, đường cao tốc, mở rộng cảng Ninh Phúc, xây dựng lại cầu và ga đường sắt...
- Phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông nhằm hỗ trợ cho phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao dân trí; Nâng cao sức cạnh tranh để đáp ứng xu hướng hội nhập, đa dạng hoá dịch vụ, chính sách chăm sóc khách hàng;
chuyển đổi từ mạng số hoá sang mạng số hoá đa dịch vụ, đa phương thức tạo cơ sở cho việc xã hội hoá thông tin. Dự kiến mức tăng trưởng dịch vụ bưu chính viễn thông bình quân 16%/năm; số thuê bao trên mạng tăng 14%/năm.
- Phát triển các dịch vụ tài chính, ngân hàng; tạo điều kiện thuận lơi để các thành phần kinh tế được vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh một cách thuận lợi; có biện pháp huy động tốt nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để phục vụ đầu tư phát triển.
b/ Tăng cường nguồn thu ngân sách, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội:
- Phấn đấu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đến năm 2010 đạt từ 1.000 tỷ đồng trở lên. Thực hiện đa dạng hoá các nguồn thu, khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, tạo nguồn thu lâu dài, bền vững; thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo đúng pháp luật để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.
Thực hiện chi ngân sách địa phương hợp lý, tiết kiệm, tăng chi đầu tư phát triển; ưu tiên cho các mục tiêu phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng cường cơ sở hạ tầng.
- Thực hiện các giải pháp thu hút các nguồn vốn đầu tư cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường cơ sở vật chất cho văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng; tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả đầu tư;
Nguồn vốn để đầu tư phát triển trên địa bàn dự kiến cần huy động trong mỗi năm 2.800 - 3.000 tỷ đồng/năm cho giai đoạn 2006- 2010.
+ Tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh các quy hoạch cho phù hợp với tình hình mới, trước hết là quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội đến 2010 và 2020, quy hoạch phát triển các ngành, quy hoạch phát triển đô thị, nông thôn; Tổ chức tốt việc quản lý đầu tư theo quy hoạch, nhất là quy hoạch phát triển hạ tầng, quy hoạch phát triển đô thị, quy hoạch các khu công nghiệp, khu du lịch.
+ Đẩy mạnh huy động vốn đầu tư của tất cả các thành phần kinh tế. Xúc tiến, tạo điều kiện để các dự án đầu tư của các Bộ, ngành Trung ương trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp triển khai trên địa bàn tỉnh một cách thuận lợi. Đồng thời huy động tối đa các nguồn vốn của các doanh nghiệp và dân cư để đầu tư phát triển, nhất là đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu du lịch.
+ Chỉ đạo khai thác tốt nguồn vốn từ quỹ đất trên cơ sở quy hoạch hợp lý để đấu giá quyền sử dụng đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là khu vực đô thị thị xã Ninh Bình, thị xã Tam Điệp và các thị trấn, thị tứ...xây dựng thị xã Ninh Bình trở thành thành phố trước năm 2010.
+ Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách tập trung theo các chương trình du lịch, phân lũ - chậm lũ, nuôi trồng thuỷ sản, y tế, giao thông, chương trình biển Đông và hải đảo của Chính phủ, chương trình mục tiêu quốc gia...
phối hợp với các nguồn vốn khác để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các ngành kinh tế, giao thông, thuỷ lợi, văn hoá xã hội hợp lý và cân đối giữa các vùng.
- Tăng cường công tác quản lý đầu tư XDCB, phân cấp cho huyện, thị trong quản lý đầu tư xây dựng; coi trọng việc giám sát đánh giá hiệu quả đầu tư.
c/ Phát triển văn hoá - xã hội:
Phát triển văn hoá - xã hội đồng bộ với tăng trưởng kinh tế nhằm hướng tới phát triển bền vững; nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; tiếp tục thực hiện xoá đói giảm nghèo, tạo thêm việc làm, giảm các tệ nạn xã hội. Đẩy mạnh xã hội hoá trong các lĩnh vực văn hoá - xã