Thực trạng quy định pháp luật về quản lý công chức trong cơ quan hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý công chức theo năng lực trong các cơ quan hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ở việt nam (Trang 92 - 96)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG CHỨC TRONG CƠ

3.1. Thực trạng quy định pháp luật về quản lý công chức trong cơ quan hành chính nhà nước

Thời kỳ 1945 – 1975: Thời kỳ này Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công. Ngay sau ngày tuyên bố độc lập, Chính phủ Việt Nam đã thiết lập nền công vụ của nhà nước mới qua việc ban hành nhiều sắc lệnh. Bộ Nội vụ là cơ quan quản lý công chức trong cả nước. Ngày 9/5/1948 Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành sắc lệnh số 188/SL lập chế độ công chức mới và một thang lương chung cho các ngạch và các hạng công chức. Quy chế công chức Việt Nam đầu tiên đã đánh dấu một bước tiến trong quá trình xây dựng chế độ công chức đồng thời phản ánh tính chính quy trong quá trình xây dựng nền công vụ nhà nước.

Thời kỳ từ 1976 đến 1986: Sau khi thống nhất tổ quốc, cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hiến pháp 1980 được ban hành thay thế Hiến pháp 1959. Thời kỳ này, bộ máy nhà nước được thiết kế theo mô hình trực tiếp quản lý sản xuất kinh doanh và chỉ huy bao cấp đối với mọi lĩnh vực kinh tế xã hội. Nhà nước là chủ thể duy nhất điều hành mọi hoạt động kinh tế xã hội từ trung ương đến địa phương.

Ngày 15/7/1982 Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết định 117/HĐBT về bản danh mục mét số các chức vụ viên chức nhà nước. Đây là căn cứ để xây dựng chức danh đầy đủ và tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể các chức vụ viên chức Nhà nước và tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước đồng thời có căn cứ để lập ra kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tuyển chọn bố trí. Ngày 18/9/1985 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 235/HĐBT cải cách chế độ tiền lương của công nhân, viên chức và lực lượng vũ trang, xoá bỏ dần chế độ cung cấp hiện vật theo giá bù lỗ, chuyển sang chế độ trả lương bằng tiền có quỹ hàng hoá, bảo đảm quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, bảo đảm tính thống nhất của chế độ lương trong phạm vi cả nước.

Mặc dù có những thay đổi nhất định, nhưng hệ thống công vụ vẫn chưa được phân biệt và làm rõ với các hoạt động xã hội trong giai đoạn này. Trong các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước không có sự phân biệt chức năng nhiệm vụ từng loại cán bộ để hình thành các chế định pháp lý phù hợp với chức, nhiệm vụ, tính chất hoạt động của từng đối tượng. Những quyền lợi, nghĩa vụ đối với công chức cũng được quy định chung như mọi đối tượng.

Chính vì vậy đã hạn chế rất nhiều đến hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, của công chức, làm mất tinh thần trách nhiệm, tinh thần tận tụy phục vụ nhà nước, phục vụ nhân dân, tạo sự bình quân chủ nghĩa, không khuyến khích và thu hút được tài năng và sáng tạo của cán bộ, công chức. Mặt khác, trong thời kỳ này Nhà nước đã biến mình thành tổ chức bảo trợ cho toàn xã hội làm cho bộ máy càng trở nên cồng kềnh, nặng nề.

Thời kỳ từ 1986 đến 2007: Sau khi giải phóng miền Nam, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước ta phải đối mặt với không ít khó khăn, thử thách. Thêm vào đó, sự tan vỡ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã tác động lớn đến quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta dẫn tới những khủng hoảng về kinh tế xã hội. Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI(1986), đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta xác định phải cải cách bộ máy nhà nước nhằm nâng cao hiệu lực quản lý. Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8 Khoá VII nhấn mạnh: "Xây dựng và từng bước hoàn thiện chế độ công vụ và quy chế công chức, chú trọng cả yêu cầu về phẩm chất đạo đức và trình độ năng lực"

Nhằm đáp ứng yêu cầu mới trong công tác quản lý đội ngũ công chức, Pháp lệnh cán bộ, công chức được ban hành năm 1998 trong đó quy định việc tuyển dụng công chức phải thông qua thi tuyển. Tiếp đó, Chính phủ ban hành Nghị định 96/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, quy định cụ thể về hoạt động thi tuyển công chức; Trưởng ban tổ chức cán bộ chính phủ ban hành Quyết định 27/1999/QĐ – BTCCBCP về việc ban hành các biểu mẫu sử dụng thống nhất trong các kỳ thi tuyển, thi nâng

ngạch công chức…. Pháp lệnh cán bộ, công chức 1998 đã được sửa đổi bổ sung hai lần vào các năm 2000, 2003. Có thể nói sau nhiều năm xây dựng, chế độ tuyển dụng công chức ở Việt nam đã được Luật hoá. Nhiều nội dung của chế độ tuyển dụng công chức trước kia được quy định rải rác trong các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể đã được tập hợp trong Pháp lệnh cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành góp phần vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngày một chính quy, hiện đại.

Trên cơ sở những yêu cầu đặt ra của quá trình cải cách hành chính theo hướng xây dựng một nền hành chính hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với xu hướng chuyển đổi sang nền hành chính phục vụ, Ngày 13/11/2008, kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật cán bộ, công chức thay thế Pháp lệnh cán bộ, công chức, có hiệu lực vào ngày 01/01/2010 đã tạo cơ sở pháp lý để áp dụng công tác thi tuyển công chức theo vị trí việc làm thông qua nguyên tắc kết hợp tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế, tạo tiền đề cho việc đổi mới và hoàn thiện chế độ thi tuyển công chức ở Việt Nam, xoá bỏ cơ chế “xin- cho” trong quản lý biên chế.

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật (Điều 1 và Điều 4) gồm những người làm việc thuộc biên chế trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập. Tiếp tục đổi mới phương thức sử dụng và quản lý cán bộ, công chức theo các nguyên tắc: bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế; Nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công phân cấp rõ ràng; Nguyên tắc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ, công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ. Việc tuyển dụng công chức phải bảo đảm hình thức và nội dung phù hợp với ngành, nghề để lựa chọn đúng người cần tuyển, gắn với yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm; Thực hiện việc phân cấp tuyển dụng theo hướng gắn thẩm quyền tuyển dụng với thẩm quyền sử dụng; Việc nâng ngạch công chức được thực hiện theo

nguyên tắc cạnh tranh, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật (Điều 44). Nguyên tắc cạnh tranh sẽ không hạn chế điều kiện đăng ký dự thi ở thâm niên giữ ngạch và hệ số lương như hiện nay nhưng phải gắn với nhu cầu thực tế. Cơ quan tổ chức thi nâng ngạch tập trung vào một đầu mối là Bộ Nội vụ, có sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan.

Theo báo cáo về việc công bố chỉ số cải cách hành chính Par Index của Bộ Nội vụ năm 2018 (kèm theo Quyết định số 326/QĐ – BNV ngày 19/4/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ). Để triển khai công tác điều tra xã hội học, trước đó Bộ Nội vụ đã ban hành Công văn số 6308/BNV-CCHC ngày 27/12/2018. Tại Công văn này, Bộ Nội vụ yêu cầu các bộ, các tỉnh thực hiện việc phối hợp chặt chẽ với Bưu điện các tỉnh, thành phố triển khai công tác điều tra xã hội học xác định Chỉ số CCHC năm 2018, đảm bảo khách quan, có chất lượng. Đối với cấp tỉnh thực hiện điều tra với các nhóm: (1) Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; (2) Lãnh đạo cấp sở;

(3) Lãnh đạo phòng thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh; (4) Lãnh đạo cấp huyện;

(5) Doanh nghiệp; (6) Người dân. Trong đó, ý kiến người dân, doanh nghiệp đo bằng chỉ số đo lường sự hài lòng Sipas. Về đối tượng Lãnh đạo phòng thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đã thực hiện đối với 3.591 mẫu (đại diện mẫu cụ thể là: 01 người/phòng x 3 phòng/sở x 19 sở/tỉnh x 63 tỉnh, thành phố = 3.591 người);

Bảng 3.8. Kết quả Chỉ số PAR INDEX của 10 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước năm 2018

STT Tỉnh/TP Điểm Điểm đánh giá tác động Tổng Chỉ số

thẩm Chỉ số Khảo Tác điểm tổng

định Sipas sát lãnh động hợp

đạo, đến Par

quản lý phát Index

triển KTXH

1 Quảng Ninh 56.41 10.97 18.18 3.50 89.06 89.06

2 Hà Nội 52.13 10.04 18.81 3.00 83.98 83.98

3 Đồng Tháp 51.01 10.75 18.95 3.00 83.71 83.71

4 Đà Nẵng 53.16 10.52 16.65 3.37 83.70 83.70

5 Hải Phòng 48.84 10.95 20.39 3.50 83.68 83.68

6 Cần Thơ 50.13 9.60 17.87 3.50 81.10 81.10

7 Long An 49.82 9.34 18.35 3.50 81.02 81.02

8 An Giang 50.56 10.81 16.89 2.50 80.77 80.77

9 Ninh Bình 46.16 11.62 19.04 3.50 80.32 80.32

10 TP Hồ Chí 50.24 8.71 18.19 2.50 79.63 79.63

Minh

Nguồn: Báo cáo công bố chỉ số cải cách hành chính Par Index của Bộ Nội vụ năm 2018 (kèm theo Quyết định số 326/QĐ – BNV ngày 19/4/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ), tr68.

Một phần của tài liệu Quản lý công chức theo năng lực trong các cơ quan hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ở việt nam (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(188 trang)
w