Về đánh giá công chức

Một phần của tài liệu Quản lý công chức theo năng lực trong các cơ quan hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ở việt nam (Trang 104 - 107)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG CHỨC TRONG CƠ

3.2. Thực trạng quản lý công chức trong cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam

3.2.4. Về đánh giá công chức

Đánh giá công chức hiện nay căn cứ vào các văn bản sau:

- Quy chế đánh giá cán bộ, công chức ban hành kèm theo Quyết định số 286 - QĐ/TW ngày 8/2/2010 của Bộ chính trị

- Luật Cán bộ, công chức 2008 có hiệu lực từ 01/01/2010 dành Mục 6 với 4 điều từ Điều 55 đến Điều 58 qui định về đánh giá công chức

- Nghị định số 24/2010/NĐ – CP ngày 15/3/2010 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức (sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 93/2010/NĐ – CP ngày 31 tháng 8 năm 2010).

- Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực vào ngày 1/8/2015 (đã sửa đổi bằng Nghị định số 88/2017/NĐ – CP ngày 27/7/2017).

Đánh giá công chức theo Luật CBCC được thực hiện căn cứ vào 6 nội dung cơ bản sau (Điều 56): Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác

phong và lề lối làm việc; Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; Thái độ phục vụ nhân dân. Tuy nhiên, quá trình triển khai cho thấy các tiêu chí này còn dàn trải, chưa có trọng số và thiếu tập trung vào kết quả thực hiện công việc, khó đo lường cụ thể kết quả nên thực tế việc áp dụng đánh giá gắn với kết quả rất khó khăn trong thực hiện.

Để khắc phục nhược điểm đó, Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức xác định việc đánh giá, phân loại công chức được thực hiện theo từng năm công tác và được tiến hành trong tháng 12 hàng năm (Điều 5). Kết quả đánh giá là căn cứ quan trọng để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách khác. Kết quả đánh giá, phân loại công chức được sử dụng theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 và Khoản 3 Điều 58 Luật Cán bộ, công chức (Khoản 1, Khoản 2 Điều 6). Nội dung đánh giá công chức thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 56 Luật Cán bộ, công chức.

Nghị định số 56/2015/NĐ-CP xác định nguyên tắc đánh giá và phân loại công chức (Điều 3) như sau: (1) Bảo đảm đúng thẩm quyền: cán bộ do cấp có thẩm quyền quản lý đánh giá; công chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đánh giá. Cấp nào, người nào thực hiện việc đánh giá thì đồng thời thực hiện việc phân loại và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình; (2) Việc đánh giá phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ. Việc đánh giá cần làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế về phẩm chất, năng lực, trình độ của công chức; (3) Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác và không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức; (4) Việc đánh giá, phân loại công chức lãnh đạo, quản lý phải dựa vào kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu không được cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ của

cơ quan, tổ chức, đơn vị. Việc đánh giá công chức căn cứ vào nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp và những việc công chức không được làm quy định tại Luật Cán bộ, công chức; Tiêu chuẩn ngạch công chức, chức vụ lãnh đạo, quản lý; Nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm được phân công hoặc được giao chỉ đạo, tổ chức thực hiện (Khoản 2 Điều 4 Nghị định 56).

Về thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá, phân loại công chức: Người đứng đầu trực tiếp đánh giá, phân loại đối với cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý của mình, chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại; Việc đánh giá người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do người đứng đầu cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại (Điều 16). Đồng thời, trên cơ sở phân loại kết quả đánh giá công chức theo quy định tại Luật CBCC, Nghị định 56 đã cụ thể hóa các tiêu chí đối với 4 mức độ kết quả thực hiện nhiệm vụ bao gồm:

hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và không hoàn thành nhiệm vụ.

Nghị định cũng xác định rõ kết quả đánh giá sẽ được sử dụng để áp dụng cơ chế chính sách trong tương lai. Các tiêu chí đánh giá cũng là điểm mới quan trọng để thực hiện đánh giá công chức được áp dụng trong toàn hệ thống với tỷ lệ phần trăm được xác định để đo lường mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Các yêu cầu và tiêu chí đối với mức độ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cũng gia tăng đáng kể buộc công chức phải nỗ lực nhiều hơn mới xứng đáng đạt được mức độ đánh giá này. Việc cụ thế hóa tiêu chí này khắc phục hạn chế trên thực tế là tỷ lệ công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cao nhưng hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan lại không tương xứng.

Ngoài những điểm đổi mới theo hướng tích cực, việc đánh giá công chức theo Luật CBCC bộc lộ khó khăn quan trọng nhất gắn với định hướng đánh giá gắn với năng lực. Với 6 tiêu chí đánh giá theo quy định tại Điều 56 bao gồm:

(1) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; (2) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm

việc; (3) Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; (4) Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; (5) Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; (6) Thái độ phục vụ nhân dân. Các tiêu chí chủ yếu tập trung vào đặc điểm nhân cách và sự tuân thủ các quy định chung hơn là các mục tiêu công việc cụ thể; quá nhấn mạnh vào việc công chức phải tuân thủ nghĩa vụ thay vì hoàn thành hoặc vượt các mục tiêu cá nhân gắn với mục tiêu của đơn vị hoặc cơ quan. Các tiêu chí đó cần phải được chuyển hóa thành các chuẩn năng lực có thể đo lường được.

Biểu đồ 3.4. Căn cứ đánh giá nhân sự cuối năm

NL cá nhân, 17.5%

Khác, 4.5%

Kết quả thực hiện

công việc,

Mức độ đáp ứng

73.4%

tiêu chuẩn tại vị trí công việc,

44.2%

Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài NCKH cấp Bộ “Quản lý nguồn nhân lực khu vực công dựa trên năng lực – lý luận và thực tiễn”, Bộ Nội vụ 2017 – 2018.

Một phần của tài liệu Quản lý công chức theo năng lực trong các cơ quan hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ở việt nam (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(188 trang)
w