CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC VỀ CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP
1.1. Những vấ ề lý luận về biện pháp tư p p
1.1.3. Phân loại biện pháp tư pháp
Có thể thấy rằng, trong khoa học nói chung và khoa học luật hình sự nói riêng, việc phân loại các đối tượng hay các vấn đề nghiên cứu không phải là công việc mới mẻ. Việc phân loại không chỉ có mục đích nhằm làm rõ bản chất, đ c điểm, nội dung của đối tượng phân loại mà qua đó c n có mục đích nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn. Trên cơ sở mục đích của việc phân loại, chúng tôi cho rằng cần phải có sự phân loại các BPTP dựa theo các tiêu chí nhất định, bởi vì điều này có nghĩa quan trọng không chỉ về m t lý luận khoa học, mà còn về m t thực tiễn, qua đó có nghĩa nhất định đối với việc nhận thức và áp dụng các BPTP. Tất nhiên là việc phân loại dựa theo những tiêu chí nhất định này cũng chỉ mang tính chất tương đối bởi l , có những biện pháp không hẳn theo một tiêu chí nhất định nào. Điều này là do tính chất và nội dung của từng loại PTP cũng như việc áp dụng chúng trong thực tiễn.
Việc phân loại các PTP có nghĩa quan trọng cả về m t lý luận và thực tiễn nhưng cho đến nay, trong các tài liệu, sách báo Việt Nam, vấn đề này c n ít được đề cập. Trong công trình nghiên cứu của mình, chỉ có một tác giả phân loại các biện pháp cưỡng chế không có tính chất hình phạt được gọi tên là các PTP như sau:
nhóm biện pháp đối vật như tịch thu vật tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm, trả lại tài sản, sửa chữa, BTTH; nhóm biện pháp đối nhân như buộc công khai xin lỗi, BBCB, đưa vào trường giáo dưỡng [106;55]. Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy rằng, cho đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam chưa có một công trình nào đáng kể nghiên cứu về việc phân loại các BPTP một cách chuyên sâu. Trong khi đó, LHS năm 2015 có qui định ba nhóm: nhóm các BPTP áp dụng chung đối với tất cả người phạm tội (Điều 47, 48 và 49), nhóm BPTP áp dụng riêng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội (Điều 96) nhóm các BPTP áp dụng riêng đối với pháp nhân thương mại phạm tội (Điều 82). Đây cũng có thể được hiểu là sự phân chia các BPTP trong luật hình sự căn cứ vào cách quy định các biện pháp này trong BLHS.
Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của PLHS về BPTP, dựa trên những tiêu chí nhất định, các BPTP có thể được phân loại theo các cách khác nhau.
- Căn cứ vào đối tượng của các BPTP, có thể phân thành các nhóm: nhóm các PTP tác động đến các quyền về vật, tiền, tài sản; nhóm các biện pháp tác động đến các quyền về tự do và danh dự của con người. Cụ thể là, trong BLHS Việt Nam, biện pháp tịch thu vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm, trả lại tài sản, sửa chữa ho c BTTH hay buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn ch n hậu quả tiếp tục xảy ra là các biện pháp tác động đến các quyền về vật, tiền, tài sản liên quan đến việc phạm tội. Biện pháp BBCB và giáo dục tại trường giáo dưỡng là các biện pháp tác động đến quyền về tự do về thân thể của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Biện pháp buộc công khai xin lỗi tác động đến danh dự của người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội và danh dự của người bị hành vi phạm tội xâm hại mà nội dung của nó là người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại về tinh thần cho người khác thì bị buộc phải công khai xin lỗi người bị thiệt hại.
- Căn cứ vào đối tượng bị áp dụng BPTP, có thể phân thành các nhóm: nhóm các BPTP áp dụng đối với cá nhân;nhóm các BPTP áp dụng đối với pháp nhân thương mại; nhóm các BPTP áp dụng đối với cả cá nhân và pháp nhân thương mại.
BLHS Việt Nam hiện hành quy định các BPTP áp dụng đối với cá nhân phạm tội như: BBCB, giáo dục tại trường giáo dưỡng; các BPTP áp dụng đối với pháp nhân
thương mại như: khôi phục lại tình trạng ban đầu hay thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn ch n hậu quả tiếp tục xảy ra; các BPTP áp dụng chung cho cá nhân và pháp nhân thương mại phạm tội như: tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm, trả lại tài sản, sửa chữa ho c BTTH, buộc công khai xin lỗi.
Ngoài ra, dựa vào đối tượng bị áp dụng BPTP, các BPTP còn có thể phân chia thành nhóm các BPTP áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội và nhóm các BPTP áp dụng chung cho người phạm tội, không phụ thuộc người phạm tội là người chưa đủ 18 tuổi hay đủ 18 tuổi trở lên.
-Căn cứ vàotính chất của hành vi, có thể phân thành các nhóm: nhóm các BPTP áp dụng đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng không cấu thành tội phạm, chẳng hạn như biện pháp BBCB; nhóm các BPTP áp dụng đối với hành vi nguy hiểm
cho xã hội cấu thành tội phạm như TTH, tịch thu tài sản. Trong BLHS Việt Nam hiện hành, biện pháp C cũng có thể được áp dụng đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần và hành vi của người này không bị coi là tội phạm, do đó việc xử lý hình sự đối với họ là không cần thiết và không có nghĩa. Tuy nhiên, biện pháp này cũng có thể áp dụng đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội đã cấu thành tội phạm, chẳng hạn như người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã bị kết án và chưa chấp hành án ho c đã bị kết án và đang chấp hành án mà bị mắc bệnh tâm thần thì áp dụng biện pháp BBCB ở giai đoạn này. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải tiếp tục chấp hành bản án.Hay biện pháp trả lại tài sản được áp dụng đối với người thực hiện hành vi chưa đến mức phải truy cứu TNHS. Và tài sản thu giữ được do việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà có
s được trả lại cho chủ sở hữu ho c người quản lý hợp pháp5.
- Căn cứ vào chủ thể áp dụng, có thể phân chia thành các nhóm: nhóm các BPTP do các CQTHTT áp dụng trong các giai đoạn tố tụng; nhóm các BPTP do Tòa án áp dụng. Trong BLHS Việt Nam, biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm, BBCB được cả ba CQTHTT áp dụng trong các giai đoạn tố tụng, các biện pháp còn lại được Tòa án áp dụng ở giai đoạn xét xử như: biện pháp trả lại tài sản, sửa chữa ho c BTTH, buộc công khai xin lỗi, giáo dục tại trường giáo dưỡng và các BPTP áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội.
- Căn cứ vào vai trò của BPTP, có thể phân thành các nhóm: nhóm các BPTP hỗ trợ cho hình phạt; nhóm các PTP độc lập với hình phạt. BLHS Việt Nam hiện hành quy định các biện pháp có tác dụng hỗ trợ cho hình phạt, áp dụng kèm theo
5Trường hợp này hành vi nguy hiểm cho xã hội tuy không cấu thành tội phạm nhưng lại gây thiệt hại về tài sản
hình phạt như: tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm,trả lại tài sản, sửa chữa ho c BTTH, buộc công khai xin lỗi hay các biện pháp áp dụng riêng đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Các biện pháp còn lại như: C , giáo dục tại trường giáo dưỡng là các biện pháp có thể được áp dụng độc lập với hình phạt.