Quy định về biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Một phần của tài liệu Chế định biện pháp tư pháp trong luật hình sự việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 116 - 120)

CHƯƠNG 2. CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP THE UY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

2.1.4. Quy định về biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Điều 96 LHS năm 2015 quy định:“ a án c th áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng từ n m đến n m đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nh n th n và m i trường sống của người đ mà cần đưa người đ vào một tổ ch c giáo dục có kỷ luật ch t chẽ”

Xét về điều kiện, giáo dục tại trường giáo dưỡng là biện pháp được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội khi xét thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó không thể đảm bảo việc giáo dục và cải tạo mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có k luật ch t ch thay vì phải áp dụng hình phạt đối với họ. Thực tiễn xét xử cho thấy, Tòa án thường áp dụng biện pháp này đối với những đối tượng có những tình tiết nghiêm trọng, có nhân thân xấu, trước khi phạm tội sống trong môi trường xấu, không thuận lợi cho việc cải tạo, giáo dục họ. Đối với những trường hợp này, Tòa án xét thấy chưa cần thiết phải áp dụng hình phạt nhưng nếu áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục thì không đạt được hiệu quả giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Vì vậy, Tòa án cần thiết phải áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng để vừa đảm bảo yêu cầu giáo dục riêng vừa đảm bảo yêu cầu phòng ngừa chung.

Xét về nội dung, việc giáo dục tại trường giáo dưỡng làm hạn chế sự tự do của người dưới 18 tuổi phạm tội, được áp dụng khi thấy cần thiết phải cách ly người dưới 18 tuổi phạm tội khỏi môi trường xã hội mà họ đang sinh sống để sống và r n luyện trong một môi trường riêng có k luật ch t ch , chấp hành đầy đủ các nội quy, k luật, nền nếp, học tập, r n luyện dưới sự giám sát ch t ch của tổ chức chuyên trách, trong một thời gian nhất định từ 01 năm đến 02 năm. Môi trường cũ không có các điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục, cải tạo người dưới 18 tuổi như: trong gia đình có bố, m , anh, chị, em là người có tiền án ho c người thường xuyên

vi phạm pháp luật; bạn bè của người dưới 18 tuổi là những người có nhân thân không tốt, đã ảnh hưởng xấu đến lối sống của họ; bản thân người dưới 18 tuổi không có chỗ học tập, lao động, sinh sống ổn định, đã sớm có lối sống trụy lạc, sa

đọa. Tuy phải cách ly khỏi xã hội và phải chịu sự quản lý ch t ch nhưng họ được học tập văn hóa, nghề nghiệp và được rèn luyện, cải tạo để trở thành công dân có ý

thức pháp luật đầy đủ trong tương lai. Họ không bị giam giữ như trong trường hợp áp dụng hình phạt tù. Để khuyến khích người dưới 18 tuổi phạm tội tích cực cải tạo, LHS cũng quy định nếu họ cải tạo tốt, tỏ ra có nhiều tiến bộ, đã chấp hành được một

phần hai thời hạn, thì theo đề nghị của trường giáo dưỡng được giao trách nhiệm quản lý, giáo dục, Tòa án có thể quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại trường giáo dưỡng. Tuy nhiên, do sống, r n luyện trong môi trường giáo dục, tập trung cùng

với những đối tượng tội phạm khác nên phần nào ảnh hưởng đến sự m c cảm, tự ti, tinh thần và l ng tự trọng của họ, đôi khi c n có tác động tiêu cực đến tâm l của họ nên việc áp dụng biện pháp này cũng cần cân nhắc đến điều kiện nhất định.

Xét về mục đích, biện pháp này được áp dụng với mục đích chủ yếu là để cải tạo, giáo dục người phạm tội và qua đó cũng là nhằm để ph ng ngừa tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trong tương lai. Điều này cũng hợp với nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội và cũng phù hợp với một trong những định hướng cơ bản sửa đổi toàn diện LHS trong thời gian qua: iệc bắt, tạm giữ, tạm giam

ho c áp dụng biện pháp tước tự do đối với người chưa thành niên phạm tội ch được áp dụng khi đ là biện pháp cuối cùng và trong thời hạn ngắn nhất c th ” “Nghiên c u hạn chế khả n ng áp dụng h nh phạt tù trên cơ s quy định ch t chẽ hơn điều kiện áp dụng h nh phạt này đối với người chưa thành niên”9.

iện pháp này tác động tới đối tượng là người dưới 18 tuổi phạm tội - một đối tượng đ c biệt đ i hỏi có chính sách hình sự riêng và nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất của họ. Thông qua chủ thể thi hành án là trường giáo dưỡng, biện pháp này tác động trực tiếp tới nhận thức và tâm sinh l của người dưới 18 tuổi, giúp họ thay đổi nhận thức, nhìn nhận ra sai lầm của mình để tích cực cải tạo, r n luyện cũng như chấp hành tốt mọi quy định của cơ sở giáo dưỡng, qua đó nhanh chóng tái h a nhập cộng đồng và sống lương thiện có ích cho gia đình, xã hội.

Người dưới 18 tuổi là một đối tượng đ c biệt, đ i hỏi sự quan tâm, hỗ trợ nhiều từ phía gia đình và xã hội. Đó là những đối tượng chưa trưởng thành, chưa phát triển đầy đủ về nhận thức và trí tuệ, đôi khi c n non nớt, thiếu suy nghĩ. Chính vì thế, họ dễ sa chân vào con đường phạm tội. Nhằm để đảm bảo quyền lợi cho những người dưới 18 tuổi, LHS đã đề ra nguyên tắc xử l riêng, trong đó ưu tiên

9Định hướng xây dựng Dự án ộ luật Hình sự (sửa đổi) nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh ph ng, chống tội phạm trong tình hình mới.

việc áp dụng PTP thay thế cho hình phạt. Khoản 4 - Điều 91 LHS năm 2015 qui định: “ hi x t xử, a án ch áp dụng h nh phạt đối với người dưới 8 tuổi phạm

tội nếu x t thấy việc mi n trách nhiệm h nh sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục ho c việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại Mục 3 Chương này kh ng bảo đảm hiệu quả giáo dục, ph ng ngừa ”.

Như vậy, bên cạnh áp dụng các BPTP chung như các đối tượng phạm tội khác, người dưới 18 tuổi còn có thể bị áp dụng biện pháp Giáo dục tại trường giáo dưỡng mà LHS được năm 1999 trước đây gọi là biện pháp Đưa vào trường giáo dưỡng.

Việc thay thế bằng thuật ngữ giáo dục” s làm giảm sự cưỡng chế, áp đ t đồng thời thể hiện được đây một biện pháp mang tính giáo dục chứ không phải là một biện pháp mang tính chất giam giữ. Chính vì vậy, có quan điểm gọi PTP áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là “biện pháp tư pháp kh ng mang tính chất quản tập trung”bởi l , m c dù là đưa người dưới 18 tuổi phạm tội vào một tổ chức giáo dục nhưng không phải nhằm quản l tập trung như hình thức trại giam mà nhằm để giáo dục hướng nghiệp, học văn hóa và lao động, sinh hoạt dưới sự quản l của tổ chức đó 95;175]. So với LHS năm 1999, LHS năm 2015 chỉ quy định một PTP là giáo dục tại trường giáo dưỡng áp dụng đối với đối tượng này, đồng thời chuyển PTP giáo dục tại xã, phường, thị trấn trước đây thành một trong ba biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Theo chúng tôi, điều này xuất phát từ các l do sau:

h nhất, Điều 70 LHS năm 1999 quy định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn chỉ đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng ho c tội nghiêm trọng nếu thỏa mãn những điều kiện nhất định. Quy định về biện pháp này trên thực tế đã làm hạn chế đối tượng áp dụng của người dưới 18 tuổi phạm tội.

h hai, giáo dục tại xã, phường thị trấn là biện pháp có tính chất giáo dục và ph ng ngừa là chủ yếu, qua đó giúp cho người dưới 18 tuổi nhận thức rõ được sai lầm. So với biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng qui định ở LHS năm 1999 thì biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn ít nghiêm khắc hơn, đồng thời người phạm tội vẫn được tự do thực hiện các quyền nhân thân của mình. Ngoài ra, biện pháp này không mang tính chất giam giữ và thể hiện được nét đ c trưng của loại biện pháp xử l chuyển hướng theo đúng nghĩa, đó là: giao cho một cơ quan, tổ chức cụ thể trong đó có sự chung tay của gia đình, nhà trường, cộng đồng để thực hiện việc giám sát, giáo dục mà không cần phải xử l hình sự.

Trong hệ thống pháp luật nói chung, nhà làm luật c n qui định một hệ thống các biện pháp xử l người dưới 18 tuổi phạm tội nữa, đó là các biện pháp xử l hành chính, trong đó có biện pháp đưa vào trường giáo dưỡngqui định tại Điều 92-Luật xử l vi phạm hành chính 201210 mà về nội dung tương tự như PTP trong BLHS, được áp dụng không chỉ đối với người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật hành chính mà c n đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội. Tuy nhiên, các biện pháp này vẫn có sự khác biệt nhất định. Thứ nhất, về bản chất pháp l , giáo

dục tại trường giáo dưỡng theo quy định của LHS là PTP do T a án áp dụng đối với người phạm tội, c n theo quy định của Luật xử l vi phạm hành chính là biện

pháp xử l hành chính được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm. Thứ hai, về đối tượng áp dụng, theo quy định của LHS, biện pháp này được áp dụng đối với bị cáo từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, c n theo quy định của Luật xử l vi phạm hành chính được áp dụng đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Một điều có thể nhận thấy trong cách quy định của BLHS hiện hành là, đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, các biện pháp giám sát, giáo dục và PTP được quy định trước, sau đó mới đến hệ thống các hình phạt. Điều này đã thể hiện một cách cụ thể nguyên tắc lấy giáo dục, phòng ngừa là chính, việc áp dụng hình phạt chỉ là biện pháp cuối cùng. BPTP giáo dục tại trường giáo dưỡng hay các biện pháp giám sát, giáo dục đều có tác dụng thay thế hình phạt, nội dung các biện pháp này đều thể hiện tính nhân đạo sâu sắc và tính nhân văn cao, lấy giáo dục làm cốt lõi11. Đối với các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp được miễn TNHS, m c dù không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án nhưng chúng tôi nhận thấy rằng có liên quan đến các PTP nên cũng cần có bình luận thêm về các biện pháp này. Rõ ràng là vì được quy định trong LHS nên các biện pháp này cũng được coi là các biện pháp cưỡng chế hình sự khác ngoài hình phạt mà không phải là PTP. Điều kiện áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục này cũng tương tự như áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, đó là khi người dưới 18 tuổi phạm tội có nhiều tình tiết giảm nh , tự nguyện khắc phục hậu quả và được miễn TNHS. Do vậy, có quan điểm cho rằng thực chất các biện pháp giám sát, giáo dục cũng chính là PTP vì chúng cũng có tác dụng thay thế cho hình phạt, cũng nhằm cải tạo người phạm tội và đảm bảo hiệu quả

10Xem Điều 92 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012

11 phần này, luận án không phân tích quy định pháp luật về biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn bởi

l LHS năm 2015 không quy định đó là PTP. Tuy nhiên ở phần thực thực tiễn áp dụng, luận án vẫn đưa số liệu thực tiễn áp dụng biện pháp này bởi l phạm vi nghiên cứu của luận án bao gồm cả khoảng thời gian khi

LHS năm 1999 vẫn c n hiệu lực và biện pháp này vẫn được áp dụng với tư cách là một PTP.

giáo dục, phòng ngừa tội phạm. Bên cạnh đó, quan điểm khác lại cho rằng biện pháp giám sát, giáo dục là biện pháp mang tính chất hành chính vì các nghĩa vụ ràng buộc và cách thức thi hành các biện pháp này lại mang nghĩa hành chính, đồng thời vừa mang tính chất hình sự vì được quy định trong LHS nên có tính cưỡng chế hình sự. Mỗi quan điểm đều có lý l hợp lý riêng của nó. Quan điểm của chúng tôi lại cho rằng, đây là các biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Thay vì các đối tượng này bị xử lý bằng hệ thống chế tài hình sự thông thường thì nay các đối tượng được áp dụng các biện pháp khác trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế hình sự nhưng vẫn đảm bảo được tính phòng ngừa tội phạm và quan trọng hơn cả là cải tạo, giáo dục người phạm tội. Thực tế cho thấy, việc áp dụng BPTP có tính chất giam giữ thay thế cho hình phạt đôi khi vẫn không đạt được hiệu quả mong muốn, thậm chí một số trẻ em còn quay trở lại con đường phạm tội. Bên cạnh đó, trẻ em là những người nhận thức còn non nớt, dễ bị sa ngã nhưng cũng dễ để cải tạo, giáo dục nên việc áp dụng một biện pháp có tính chất không giam giữ thay thế hình phạt là điều cần thiết và điều này cũng tạo điều kiện cho trẻ em phạm tội được có nhiều sự lựa chọn áp dụng biện pháp thay thế hình phạt thay vì chỉ duy nhất BPTP giáo dục tại trường giáo dưỡng như hiện nay. Tuy nhiên, nội dung quy định các biện pháp xử l chuyển hướng đó đã bảo đảm đầy đủ để có thể giám sát, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội như mục đích mà các nhà làm luật đ t ra hay chưa c n là vấn đề cần phải được quan tâm nghiên cứu sâu hơn nữa.

Một phần của tài liệu Chế định biện pháp tư pháp trong luật hình sự việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 116 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(212 trang)
w