CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC VỀ CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP
1.1. Những vấ ề lý luận về biện pháp tư p p
1.2.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 cho đến trước khi
LHS năm 1985 là LHS đầu tiên kể từ khi thống nhất đất nước đã được kỳ họp thứ IX - Quốc hội khóa VII thông qua ngày 27/6/1985 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1986. Sự ra đời của LHS năm 1985 đánh dấu một bước tiến vượt bậc trong hoạt động lập pháp, thể hiện tập trung chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước, các quy phạm PLHS được pháp điển hóa. Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp của nước ta, các PTP được quy định thành một chương riêng, hoàn chỉnh với tên gọi
Các biện pháp tư pháp”.
LHS năm 1985 ghi nhận cả BPTP chung và BPTP áp dụng riêng, trong đó các BPTP chung áp dụng đối với tất cả cá nhân phạm tội bao gồm: Tịch thu vật,
tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm, Buộc trả lại tài sản và công khai xin lỗi,
C . Thêm vào đó, c n có những quy định về cải tạo không giam giữ và cải tạo tại đơn vị áp dụng đối với quân nhân phạm tội (Nghị quyết 95/HĐ T ngày
25/7/1989). Trong BLHS năm 1985, biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm được quy định tại Điều 33. Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành công văn số 24/1999/KHXX ngày 17 tháng 3 năm 1999 về việc giải đáp bổ sung một số vấn đề áp dụng pháp luật để hướng dẫn áp dụng biện pháp này. Tuy nhiên, phạm vi hướng dẫn cũng chỉ trong một trường hợp phạm tội cụ thể, đó là trường hợp người chiếm đoạt tài sản là tiền rồi dùng tiền đó mua vé số và đã trúng
thưởng. Mục I-điểm 3 của công văn quy định như sau: heo đi m b khoản Điều 33 Bộ luật hình sự thì Tòa án quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước “những vật, tiền bạc mà người phạm tội do thực hiện tội phạm ho c do mua bán, đổi chác
những th ấy mà c ” rong trường hợp một người chiếm đoạt tài sản là tiền r i dùng tiền đ mua vé xổ số mà có, t c là thuộc trường hợp quy định tại đi m b khoản 3 Điều 33 Bộ luật hình sự; do đ , a án quyết định tịch thu sung quỹ Nhà nước. Như vậy, việc quyết định tịch thu sung qu Nhà nước khoản tiền trúng thưởng này không những đúng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 33 BLHS mà
c n là điều rất cần thiết nhằm đấu tranh phòng chống tội phạm. Trải qua 4 lần sửa đổi, bổ sung BLHS năm 1985, biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm vẫn được giữ nguyên về nội dung, chỉ có thay đổi về hình thức câu chữ và cách thiết kế điều luật[71].
LHS năm 1985 cũng quy định biện pháp trả lại tài sản, sửa chữa ho c BTTH tại khoản 1 Điều 34 như sau:“ Người phạm tội phải trả lại những vật, tiền bạc đ chiếm đoạt cho người s hữu ho c người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa ho c b i
thường các thiệt hại vật chất đ được xác định do hành vi phạm tội g y ra rong trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng, g y thiệt hại về tinh thần, oà án c th buộc người phạm tội c ng khai xin lỗi người bị hại”. Biện pháp này được áp dụng đối với người phạm vào các tội có liên quan đến tài sản và có tác dụng hỗ trợ nhất định cho hình phạt. Người phạm tội ngoài việc phải gánh chịu hậu quả pháp l bất lợi do hành vi của mình thực hiện gây ra thiệt hại cho xã hội thì c n có nghĩa vụ phải trả lại tài sản cho người sở hữu ho c người quản l hợp pháp. Ngoài ra, người phạm tội có thể phải sửa chữa ho c BTTH về vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội đã gây ra. Theo quy định này thì các biện pháp tại Điều 34 không chỉ áp dụng đối với hành vi của người phạm tội liên quan đến các tội phạm xâm phạm sở hữu mà
c n có thể áp dụng đối với hành vi phạm tội khác mà gây ra thiệt hại về vật chất.
Tuy vậy, có thể thấy LHS năm 1985 chỉ xác định tài sản bao gồm vật ho c tiền bạc mà không coi quyền sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản khác là tài sản. Việc quy định như vậy chưa đầy đủ và bao quát hết được các chủ thể có quyền sở hữu đối với tài sản trong trường hợp chủ sở hữu là pháp nhân. Đồng thời, việc quy định trả lại tài sản, sửa chữa ho c BTTH về vật chất mà không có thiệt hại về tinh thần khiến cho việc áp dụng biện pháp này chưa đảm bảo tính triệt để.
iện pháp buộc công khai xin lỗi được quy định tại khoản 2 Điều 34 của LHS năm 1985. Với nội dung này có thể thấy, Nhà nước ta đã chú trọng đến việc đưa ra các biện pháp có tính chất khôi phục về danh dự cho đối tượng bị thiệt hại bởi vì hình phạt mới chỉ đảm bảo tính nghiêm minh, đúng người, đúng tội của pháp luật và trừng trị người phạm tội nhưng lại chưa đảm bảo tính hiệu quả của việc khắc phục những thiếu sót mà hành vi phạm tội gây ra cho cá nhân, tổ chức hay nhà nước. Chính vì vậy, buộc công khai xin lỗi là một hình thức thực hiện trực tiếp trước phiên t a, được
quy định trong LHS đã mang một nghĩa nhất định về m t thực tiễn.
iện pháp BBCB được quy định trong LHS năm 1985 tại Điều 35 trên cơ sở Điều 12 quy định về năng lực TNHS. Ngoài ra, thời gian BBCB được quy định tại điều 36, theo đó thời gian BBCB được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù. Có thể thấy, trong các BPTP nói trên lần đầu tiên được quy định chính thức trong BLHS 1985, biện pháp BBCB là một biện pháp linh hoạt nhất, được áp dụng trong các giai đoạn tố tụng, chứ không chỉ ở giai đoạn xét xử và được tuyên bằng bản án như các biện pháp khác, phản ánh đúng tính chất của sự cần thiết phải xử lý tội phạm kịp thời, qua đó khẳng định thêm vai trò của hệ thống các biện pháp xử lý hình sự khác ngoài hình phạt trong BLHS Việt Nam.
LHS năm 1985 lần đầu tiên cũng đã chính thức ghi nhận nguyên tắc xử l người dưới 18 tuổi phạm tội. Cùng với việc ghi nhận các nguyên tắc xử l mang tính nhân đạo, LHS cũng đã quy định các PTP áp dụng đối với các chủ thể này bao gồm:
biện pháp buộc phải chịu thử thách và biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. iện pháp buộc phải chịu thử thách được áp dụng trong trường hợp người dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, thời gian chịu thử thách từ một đến hai năm. Trong khi đó, biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng có tính chất nghiêm khắc hơn, được áp dụng đối với tội phạm nghiêm trọng, xét thấy cần phải đưa họ vào một tổ chức giáo dục có k luật ch t ch và cách ly họ với xã hội trong một thời gian nhất định từ một đến ba năm [101].
Có thể nói rằng, giai đoạn này đã cho thấy sự thay đổi vượt bậc của lập pháp hình sự Việt Nam qua việc lần đầu tiên ban hành một LHS hoàn chỉnh. Với những quy định trong ộ luật này, trên cơ sở kế thừa những quy định về các PTP đã được đề cập trong các văn bản pháp luật đơn hành, các PTP đã được hoàn thiện hơn. Các nhà làm luật đã xác định được rằng, các PTP có một vị trí và vai tr không thể thiếu trong LHS, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng và nghĩa của việc áp dụng các PTP để xử l tội phạm, góp phần đấu tranh ph ng chống tội phạm một cách hiệu quả nhất.