Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 cho đến trước khi

Một phần của tài liệu Chế định biện pháp tư pháp trong luật hình sự việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 77 - 80)

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC VỀ CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP

1.1. Những vấ ề lý luận về biện pháp tư p p

1.2.4. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 cho đến trước khi

LHS năm 1985 sau một thời gian áp dụng trên thực tế đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Một trong những l do để sửa đổi, bổ sung ho c thay thế LHS năm 1985 đó là: một chừng mực nào đó, các quan hệ xã hội trước thời kỳ đổi mới ở nước ta là sản phẩm của hạ tầng cơ sở sinh ra từ nền kinh tế quan liêu - hành chính và bao cấp, bảo thủ và trì trệ nên khi chuyển sang cơ chế thị trường thì chưa đáp ứng được các nhu cầu của thực tiễn xã hội nói chung và thực tiễn pháp lý nói riêng. Do đó, việc tiến hành sửa đổi LHS năm 1985 cho phù hợp với các quan hệ xã hội mới s hình thành là hoàn toàn hợp lý [34]. BLHS năm 1999 (sau này là LHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009) ra đời là kết quả của quá trình pháp điển hóa PLHS lần thứ hai trên cơ sở kế thừa hệ thống các nguyên tắc, chế định đã qua thực tiễn áp dụng của LHS năm 1985, đồng thời có sự sửa đổi, bổ sung, nâng cao và phát triển để những quy định của PLHS trở nên phù hợp.

Điều 41 LHS năm 1999 quy định về biện pháp Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm như sau:

iệc tịch thu, sung quỹ nhà nước được áp dụng đối với:

a) C ng cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;

b) ật ho c tiền do phạm tội ho c do mua bán, đổi chác những th ấy mà c ; c) ật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành

Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt ho c sử dụng trái ph p, th kh ng tịch thu mà trả lại cho chủ s hữu ho c người quản lý hợp pháp

3 ật, tiền thuộc tài sản của người khác, nếu người này c lỗi trong việc đ cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, th c th bị tịch thu, sung quỹ nhà nước ”

So với LHS năm 1985, LHS năm 1999 đã xác định rõ và cụ thể hơn các loại tài sản bị tịch thu bằng việc sử dụng cụm từ “c ng cụ, phương tiện phạm tội”

thay cho“vật, tiền bạc của người phạm tội đ được dùng vào việc thực hiện tội phạm”; chỉ xác định tịch thu “vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành” chứ không phải là Những vật, tiền bạc thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ, sử dụng, lưu hành”

bởi l tiền bạc là một loại hàng hóa đ c biệt có giá trị quy đổi và thanh toán nên vì thế nó không thể thuộc đối tượng tài sản mà nhà nước cấm lưu hành; LHS năm

1999 cũng đã bỏ đi cụm từ “thuộc s hữu x hội chủ nghĩa”, thay cụm từ “tiền bạc”

bằng “tiền” cho chính xác hơn, thay “người s hữu” thành “chủ s hữu” để

không làm hạn chế chủ thể được trả lại tài sản, tức không chỉ là cá nhân mà c n là pháp nhân, tổ chức. Tuy nhiên, đối tượng bị tịch thu trong LHS năm 1985 và LHS năm 1999 c n h p bởi vì, có những vật không c n giá trị sử dụng ho c gây ảnh hưởng

tới sức khỏe con người, có những khoản thu lợi một cách bất hợp pháp cũng thuộc đối tượng bị tịch thu lại không được quy định trongLHS năm 1999.

Cùng với sự điều chỉnh ở Điều 43, tại Điều 13 của ộ luật này cũng có sự sửa đổi bổ sung, thay vì quy định “người thực hiện một hành vi nguy hi m cho x hội trong khi mắc bệnh”, nay đã quy định thành“người thực hiện hành vi nguy hi m cho x hội trong khi mắc bệnh”. Việc xác định hành vi nguy hiểm của cá nhân làm cơ sở để xác định năng lực TNHS của người đó không cần thiết phải quy định bằng số lượng cụ thể hành vi một hành vi nguy hi m” bởi có thể dẫn tới cách hiểu rằng, chỉ

người nào thực hiện một hành vi chứ không phải iều hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh thì mới không phải chịu TNHS và bị áp dụng biện pháp C . Thêm vào đó, vế sau của Điều 13 cũng có sự thay đổi, thay vì quy định: Đối với người này sẽ áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh”, LHS năm 1999 quy định: Đối với người này phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh”. Điều này đã thể hiện được tính chất cưỡng chế bắt buộc của biện pháp này đối với những đối tượng bị mắc bệnh tâm thần ho c bệnh khác mà thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Riêng thời gian BBCB vẫn được quy định tại một điều khoản riêng là Điều 44.

Để phát huy tính hiệu quả của các PTP áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 quy định việc thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và Nghị định số 52/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 hướng dẫn thi hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Người dưới 18 tuổi khi bị áp dụng biện pháp Giáo dục tại xã, phường, thị trấn không bị cách ly khỏi môi trường sống mà được giáo dục, cảm hóa

ngay trong chính môi trường bình thường của mình. Trong khi đó, biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng có tính nghiêm khắc hơn. Khi áp dụng biện pháp này, người dưới 18 tuổi bị cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định (nên về bản chất nó giống như biện pháp có tính chất giam giữ), nhưng thực tế ở trong môi trường giáo dục này, họ vẫn được tạo mọi điều kiện và hơn hết, đây chính là bước chuyển tiếp để họ được tiếp tục học tập, giáo dục khi quay trở về gia đình, xã hội.

Tóm lại, qua lịch sử hình thành và phát triển của chế định PTP trong luật hình sự, qua việc nghiên cứu Luật hình sự Việt Nam cho thấy, về cơ bản, các nhà làm luật một m t, dựa trên các bài học kinh nghiệm từ thực tiễn đấu tranh ph ng chống tội phạm trong mấy thập k gần đây, m t khác đã kế thừa những đ c điểm hợp l trong luật hình sự các thời kỳ trước để hoàn thiện PLHS sau này, trong đó có sự hoàn thiện các biện pháp cưỡng chế hình sự nhằm để bảo đảm xử l hiệu quả các chủ thể phạm tội và phát huy tối đa những đ c tính đ c trưng của các biện pháp này. Từ chỗ chỉ quy định TTH trong các tội xâm phạm tài sản của nhà nước và công dân trong hai pháp lệnh: pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân và pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa thì nay đã được quy định thành một biện pháp riêng biệt có thể được áp dụng đối với tất cả loại tội phạm. Từ chỗ không quy định là PTP thì về sau quy định thành một PTP, chẳng hạn như biện pháp BBCB, biện pháp buộc công khai xin lỗi lần đầu tiên chính thức được ghi nhận và quy định trong LHS năm 1985. Từ chỗ quy định đối tượng bị tịch thu h p thì nay các đối tượng bị tịch thu trong biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm được mở rộng hơn. Đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, pháp luật thời kỳ phong kiến dù đã có sự nhân đạo trong việc giảm nh TNHS đối với họ nhưng chưa có những biện pháp khác nhằm bảo vệ lợi ích tốt nhất cho đối tượng này. Đến khi có LHS đầu tiên của Việt Nam ra đời, chính sách hình sự và nguyên tắc xử l mang tính chất nhân đạo đã chính thức được ghi nhận, cùng với việc ghi nhận các BPTP dành riêng để xử l người dưới 18 tuổi phạm tội.

Tất cả những sự thay đổi qua các giai đoạn lịch sử trên đã cho thấy sự kế thừa, sự học hỏi kinh nghiệm lập pháp của cha ông ta, của các thế hệ đi trước, đồng thời cho thấy được những quan điểm mới của các nhà làm luật sau này qua việc điều chỉnh, ban hành mới và hoàn thiện hơn những PTP.Những kinh nghiệm lập pháp hình sự từ trước đến nay cũng s là nguồn tham khảo hữu ích cho việc tiếp cận và đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành, qua đó thấy được những điểm ưu việt và những bất cập trong thực tế áp dụng để hoàn thiện hơn nữa các quy định PLHS về các PTP.

Một phần của tài liệu Chế định biện pháp tư pháp trong luật hình sự việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(212 trang)
w