Quy định về biện pháp tư pháp trả lại tài sản, sửa chữa ho c bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi

Một phần của tài liệu Chế định biện pháp tư pháp trong luật hình sự việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 105 - 110)

CHƯƠNG 2. CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP THE UY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

2.1.2. Quy định về biện pháp tư pháp trả lại tài sản, sửa chữa ho c bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi

Điều 48 LHS năm 2015 quy định biện pháp trả lại tài sản, sửa chữa ho c BTTH, buộc công khai xin lỗi như sau:

“ Người phạm tội phải trả lại tài sản đ quản lý hợp pháp, phải sửa chữa ho c b

chiếm đoạt cho chủ s hữu ho c người i thường thiệt hại vật chất đ được xác định do hành vi phạm tội g y ra

rong trường hợp phạm tội g y thiệt hại về tinh thần, a án buộc người phạm tội phải b i thường về vật chất, c ng khai xin lỗi người bị hại ”

Xét về điều kiện áp dụng, biện pháp này có thể được áp dụng đối với mọi loại tội phạm, đối với cả cá nhân và pháp nhân thương mại phạm tội, những chủ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi trực tiếp gây ra các thiệt hại, phá vỡ các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Xét về nội dung, biện pháp này buộc chủ thể phạm tội phải trả lại những tài sản mà họ đã chiếm đoạt một cách trái phép cho chủ sở hữu ho c người quản l hợp pháp. Trong trường hợp chủ thể phạm tội đã làm cho tài sản nói trên bị hư hỏng thì phải tiến hành sửa chữa ho c không thể sửa chữa được vì những l do nhất định thì phải BTTH tương ứng với giá trị tài sản tính đến thời điểm thực hiện tội phạm.

Trong trường hợp gây ra thiệt hại hại về tinh thần, chủ thể phạm tội vừa thực hiện việc bồi thường bằng vật chất, đồng thời phải thực hiện việc xin lỗi trước m t bị hại theo hình thức công khai có sự chứng kiến của đại diện nhà nước.

Xét về mục đích, biện pháp này được áp dụng hỗ trợ cho hình phạt, nhằm khôi phục lại tình trạng sở hữu đối với tài sản như ban đầu khi tội phạm chưa xảy ra ho c nhằm khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, nhằm khôi phục lại danh dự, nhân phẩm mà chủ thể phạm tội đã xâm phạm tới bên bị hại.

iện pháp này tác động tới lợi ích vật chất của chủ thể phạm tội thông qua việc phải trả một khoản tiền hay tài sản nhất định để bồi thường những thiệt hại mà họ đã gây ra. Tuy nhiên, do không phải được áp dụng trong mọi trường hợp gây thiệt hại nên lợi ích vật chất của chủ thể phạm tội chỉ bị tác động khi có yêu cầu của phía bị hại.

Trong trường hợp chủ thể phạm tội đã chủ động và tự nguyện thực hiện việc trả lại, sửa chữa, bồi thường tài sản ho c xin lỗi trước khi xét xử và đã được sự đồng của phía bị hại thì t a án có thể s không áp dụng biện pháp này nữa. Vì vậy, có thể nói rằng đây là một biện pháp cưỡng chế hình sự nhưng vừa mang tính chất dân sự.

2.1.2.1. Quy định về trả lại tài sản

Quyền sở hữu tài sản là một quyền đã được Hiến pháp quy định và bảo vệ8. Việc người phạm tội chiếm đoạt ho c sử dụng trái phép tài sản của chủ sở hữu ho c người quản l hợp pháp tức là đã xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản đã được Nhà nước bảo vệ. Do đó, việc quy định biện pháp trả lại tài sản trong LHS đã thể hiện rõ thái độ và trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ tài sản thuộc quyền sở hữu của các chủ thể khác nhau trong xã hội. Cụ thể là “nhằm kh i phục lại t nh

trạng s hữu như trước khi tội phạm xảy ra, HS quy định người phạm tội phải trả lại tài sản cho chủ s hữu ho c người quản lý hợp pháp”[113;286].

Trả lại tài sản là một biện pháp bắt buộc được áp dụng trong trường hợp chủ thể phạm tội có hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản thông qua việc chuyển dịch tài sản một cách trái pháp luật để chiếm đoạt ho c chiếm giữ trái phép ho c sử dụng trái phép tài sản đó. iện pháp nàychỉ được áp dụng khi đã xác định được chủ sở hữu

ho c người quản l tài sản hợp pháp. Nếu không xác định được thì T a án s áp dụng biện pháp tịch thu sung qu nhà nước theo quy định của LDS với tính chất là tài sản vô chủ. Ngoài ra, chủ sở hữu ho c người quản l tài sản hợp pháp phải là người không có lỗi khi để người phạm tội sử dụng tài sản của mình vào việc phạm tội.

2.1.2.2 Quy định về sửa chữa tài sản, b i thường thiệt hại

Bên cạnh việc trả lại tài sản, trong trường hợp tài sản bị hư hỏng, thiệt hại một phần, người phạm tội c n phải tiến hành sửa chữa. Trường hợp chủ thể phạm tội tuy không chiếm đoạt nhưng lại sử dụng trái phép tài sản đó và làm hư hỏng thì cũng phải sửa chữa nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu như trước khi tội phạm xảy ra. Biện pháp này nhằm để bảo đảm quyền và lợi ích của chủ sở hữu ho c người quản lý hợp pháp tài sản. Nếu vì những lý do nhất định mà các chủ thể không thực hiện việc

8 Điều 32 Hiến pháp 2013 quy định: “Quyền s hữu tư nh n và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ”

sửa chữa được thì phải bồi thường chi phí mà chủ sở hữu ho c người quản lý tài sản đã bỏ ra. Tuy vậy, trong thực tế, các chủ thể thường thỏa thuận để phía bên làm hư hỏng tài sản bồi thường phần giá trị tài sản bị tổn thất thiệt hại. Khi đó chủ sở hữu s sử dụng số tiền bồi thường để khắc phục những hư hỏng mà không trực tiếp sửa chữa được. Điều này giúp cho các chủ thể có sự chủ động hơn trong việc khắc phục hậu quả do tài sản bị chiếm đoạt ho c sử dụng trái phép mà bị hư hỏng, nhất là khi điều kiện sửa chữa rất khó khăn, không bảo đảm tính nhanh chóng và kịp thời.

TTH là buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tinh thần cho bên bị thiệt hại. Có hai trường hợp BTTH: BTTH về vật chất do gây ra thiệt hại về tài sản ho c do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác và TTH về vật chất do gây ra thiệt hại về tinh thần.

TTH về vật chất là trách nhiệm bồi thường tổn thất vật chất thực tế được tính thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp l để ngăn ch n, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất ho c giảm sút. Trường hợp xâm phạm đến sức khoẻ, tính mạng của người khác thì người phạm tội cũng phải bồi thường các thiệt hại về vật chất do hành vi phạm tội gây ra cho người bị hại như phí tổn thuốc men, chi phí điều trị, mai táng phí (nếu xảy ra chết người). Trong khi đó, BTTHvề tinh thần được hiểu là người gây thiệt hại cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai c n phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp những tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại như sự buồn rầu, l ng đau thương… 89 . Ngoài những thiệt hại trên đây, tùy từng trường hợp cụ thể, có thể có thêm các thiệt hại khác mà bên gây thiệt hại có trách nhiệm phải bồi thường. Biện pháp BTTH chỉ được áp dụng khi không có sự tự nguyện thỏa thuận của các bên. Để xác định mức bồi thường như thế nào và cụ thể ra sao, CQTHTT phải căn cứ vào quy định của LDS năm 2015 tại các Điều 589, 590, 591 và 592 về chi phí BTTH. đây, BPTP BTTH chính là một loại BTTH ngoài hợp đồng được quy định trong BLDS, là một phần của việc thực hiện TNDS.Do đó, khi giải quyết cùng với vụ án hình sự, chúng được coi là giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự vì được thực hiện đồng thời với TNHS. Trong trường hợp khác, BTTH có thể được tách riêng ra giải quyết thành một vụ án độc lập. Ngoài ra,BTTHcũng được coi là cơ sở để đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, thậm chí trong một số trường hợp nhất định, mức độ thiệt hại cũng chính là căn cứ để xác định khung hình phạt tăng n ng hay giảm nh theo các điều khoản tương ứng của điều luật.

Cơ sở của việc phát sinh trách nhiệm BTTH của PLDS và PLHS đều là: có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, có lỗi của người gây thiệt hại và có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, phạm vi của BTTH trong luật dân sự rộng hơn so với phạm vi BTTH trong luật hình sự. Việc BTTH trong dân sự không chỉ là những thiệt hại trực tiếp do tội phạm gây ra mà còn là những thiệt hại gián tiếp và những tổn thất về tinh thần mà người liên quan phải gánh chịu khi đã bị thiệt hại trực tiếp ho c gián tiếp. Chẳng hạn, A có hành vi xâm phạm tính mạng của B làm B chết. Trong trường hợp này, thiệt hại trực tiếp mà A gây ra là thiệt hại về tính mạng, thiệt hại gián tiếp mà A gây ra là thu nhập thực tế của B bị mất đi, nguồn lao động chính trong gia đình không còn, khoản tiền mai tang phí ho c khoản tiền viện phí đã chữa trị nhưng không qua khỏi. Không những thế, đó c n là những tổn thất về tinh thần mà A có thể gây ra cho gia đình như gia đình mất đi người nương tựa, những người trong gia đình vì cái chết của mà đau khổ sinh ra bệnh tật, ốm đau…

Từ đây có thể thấy rằng, để xác định mức độ, chi phí, cách thức, nguyên tắc BTTH trong luật hình sự để giải quyết một vụ án hình sự cần phải dựa vào các quy định về TTH trong LDS. ởi l , LHS cũng như LTTHS không có quy định nào về nội dung, cách thức bồi thường cụ thể về vật chất hay về tinh thần. Chính vì vậy, hiện nay có quan điểm cho rằng biện pháp BTTH m c dù được quy định trong

LHS nhưng thực chất nó không phải là biện pháp cưỡng chế hình sự mà là biện pháp, về bản chất, thuộc nội dung của TNDS do cơ quan tư pháp áp dụng với người phạm tội ho c với người có trách nhiệm BTTH do tội phạm gây ra [107;98]. Chúng tôi cho rằng, cho dù về bản chất thuộc nội dung của TNDS, nhưng việc quy định biện pháp này với tư cách là PTP trong LHS cũng có nghĩa quan trọng trong thời điểm hiện tại nhằm tạo nên sự cưỡng chế đối với các chủ thể bị áp dụng.

Xác định rõ trách nhiệm BTTH vật chất và trách nhiệm BTTH về tinh thần căn cứ vào lợi ích bị xâm phạm và những thiệt hại xảy ra có nghĩa trong việc xác định được nghĩa vụ chứng minh và xác định được mức bồi thường. Về nguyên tắc, người bị thiệt hại phải có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại xảy ra và mức bồi thường

s tương ứng mức thiệt hại. Tuy nhiên, nguyên tắc này chỉ có thể áp dụng đối với trường hợp BTTH về vật chất c n trong trường hợp BTTH về tinh thần thì rõ ràng là những tổn thất không thể nhìn thấy, không thể tính toán và khó thể chứng minh được. Chính vì vậy, pháp luật cần quy định một mức nhất định để cơ quan Nhà

nước có thẩm quyền áp dụng trong trường hợp một người có hành vi xâm phạm đến các quyền nhân thân của người khác.

Tóm ại BPTP trả lại tài sản, sửa chữa ho c TTH khẳng định rõ thái độ của nhà nước trong việc bảo vệ tài sảnthuộc các hình thức sở hữu khác nhau, không cho phép xâm phạm đến tài sản của bất kỳ ai, dù đó là sở hữu toàn dân hay sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu chung, bảo vệ các lợi ích bị xâm hại, yêu cầu khắc phục toàn bộ hay một phần thiệt hại đã gây ra 15;50 . Nếu ngay sau khi gây thiệt hại, chủ thể gây thiệt hại đã tự nguyện trả lại tài sản, sửa chữa ho c BTTH cho bên bị thiệt hại, thì đây là yếu tố được xem xét để giảm nh TNHS. Sự kết hợp thái độ tự nguyện trong khắc phục hậu quả của tội phạm và thiệt hại trên thực tế được khắc phục ở một mức độ nhất định là cơ sở giảm nh TNHS. Chúng tôi cho rằng, việc nhà làm luật ghi nhận tình tiết tự nguyện trả lại tài sản, sửa chữa ho c BTTH là một yếu tố giảm nh TNHS là hoàn toàn hợp l và có nghĩa nhân văn sâu sắc. ởi vì, chính chủ thể phạm tội đã nhận ra lỗi của mình và tự nguyện sửa chữa lỗi lầm đó. Điều này làm giảm bớt sự can thiệp của CQTHTT vào việc giải quyết những hậu quả thiệt hại xảy ra, thay vào đó là tập trung vào hoạt động định tội và quyết định hình phạt một cách chính xác. Và như vậy, tính chất răn đe, cảnh báo của PTP trả lại tài sản, sửa chữa ho c BTTH cũng đã đạt được.

2.1.2.3. Quy định về buộc công khai xin lỗi

uộc công khai xin lỗi cũng là PTP được quy định trong LHS năm 2015, đây cũng là biện pháp cưỡng chế để khôi phục lại hậu quả do tội phạm gây ra nhưng trong những hoàn cảnh và điều kiện đ c biệt. Nội dung của biện pháp này thể hiện ở chỗ, người phạm tội gây thiệt hại về tinh thần thì ngoài việc phải bồi thường bằng vật chất còn phải công khai xin lỗi người bị hại. Pháp luật quy định biện pháp này chỉ do Tòa án áp dụng và vì thế nó có thể được áp dụng cùng với hình phạt ho c áp dụng một cách độc lập thay cho hình phạt khi người phạm tội được miễn TNHS hay miễn hình phạt.Việc thi hành biện pháp này được thực hiện khi có sự yêu cầu của người bị hại và sự tự nguyện của người phạm tội. Pháp luật cũng không có quy định cụ thể về thủ tục người phạm tội công khai xin lỗi người bị hại như thế nào và BLTTHS hiện hành cũng không quy định về trình tự thủ tục thi hành biện pháp này [81].Ngoài

LHS qui định về biện pháp buộc công khai xin lỗi, LDS hiện hành cũng đã đưa ra qui định liên quan đến việc công khai xin lỗi với tư cách là một biện pháp chịu TNDS. Cụ thể là khoản 1 Điều 27 LDS qui định: “ hi quyền nhân thân của một cá nhân bị xâm phạm, thì người đó có quyền: Yêu cầu người vi phạm ho c yêu cầu Toà

án buộc người vi phạm chấm d t hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính c ng khai…”. Có thể nhận thấy, BPTP buộc công khai xin lỗi qui định trong BLHS có nội dung được qui định trong BLDS và là trường hợp gây ra thiệt hại về tinh thần. Chỉ khác ở chỗ, người thi hành biện pháp công khai xin lỗi trong luật hình sự là người đã có hành vi phạm tội còn trong luật dân sự là người đã có hành vi vi phạm pháp luật dân sự.

Một phần của tài liệu Chế định biện pháp tư pháp trong luật hình sự việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 105 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(212 trang)
w