CHƯƠNG 2. CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP THE UY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
3.7. Một số giải pháp khác
Để BLHS có tính khả thi và thực sự đi vào đời sống xã hội, đ c biệt là có những quy định mới hoàn toàn cần phải có sự thận trọng khi áp dụng, các nhà lập pháp lẫn các nhà áp dụng pháp luật cần tiếp tục tăng cường hợp tác và trao đổi kinh nghiệm lập pháp và kinh nghiệm thi hành các biện pháp cưỡng chế hình sự khác của các nước, đ c biệt là các BPTP áp dụng đối với pháp nhân thương mại. Trên cơ sở nghiên cứu PLHS của các nước đã và đang quy định TNHS của pháp nhân trong
LHS cũng như thực tiễn áp dụng các biện pháp này, các cấp các ngành có liên quan cũng cần thiết có các hội nghị, hội thảo tổng kết rút kinh nghiệm trong thực tiễn áp dụng các BPTP, có các báo cáo cụ thể về tình hình áp dụng các BPTP trong thực tiễn trong khoảng thời gian nhất định để qua đó làm cơ sở cho việc điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi những khiếm khuyết về m t lập pháp và về m t thực tiễn nếu có.
Nhà nước cần tăng cường hợp tác quốc tế, tương trợ tư pháp để thực hiện việc thu hồi tài sản, xử lý vật chứng có yếu tố nước ngoài. Các cơ quan có thẩm quyền cần tổ chức nhiều hơn các buổi hội thảo trao đổi hợp tác giữa các nước có sự tương đồng trong quy định pháp luật về vấn đề này để học tập và rút ra những điểm khác biệt trong quá trình áp dụng tại Việt Nam. Quốc Hội đã ban hành LTHAHS mới, trong đó lần đầu tiên đã quy định về vấn đề thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại. Đây là quy định mới, ở nước ta chưa có tiền lệ, chưa có kinh nghiệm thực tiễn, nên việc quan sát và rút kinh nghiệm từ những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng để sửa đổi, bổ sung một cách kịp thời là điều thực sự cần thiết trong thời gian tới. Việc tham khảo để có thể bổ sung, hoàn thiện khi có điều kiện cho phép tất nhiên phải phù hợp với hoàn cảnh kinh tế-chính trị-văn hóa-xã hội của nước ta chứ không áp dụng một cách máy móc, rập khuôn theo những quy định của các nước có pháp luât tương đồng về vấn đề này.
Bên cạnh những giải pháp nói trên, việc tuyên truyền, phổ biến nội dung của LHS nói chung và các PTP nói riêng cũng là điều cần thiết để cho người dân có thể cập nhật và hiểu những quy định mới của LHS năm 2015, qua đó có thể tự bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp việc áp dụng các BPTP làm ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Đối với những người có nguy cơ phạm tội, người dưới 18 tuổi, việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật s giúp họ nâng cao khả năng nhận thức và hiểu biết về PLHS, nội dung các quy định liên quan đến BPTP. Đối với những cán bộ làm công tác thực tiễn áp dụng ho c thực tiễn thi hành BPTP, việc tuyên truyền, giải thích giúp họ nắm rõ hơn các quy định của PLHS, tố tụng hình sự phục vụ cho việc áp dụng pháp luật để xử l được chính xác, toàn diện, đảm bảo đúng pháp luật, không làm oan người vô tội hay bỏ lọt tội phạm. Việc tuyên truyền giáo dục có thể thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau như thông qua đài phát thanh truyền hình, các phương tiện thông tin đại chúng để có thể hình thành và tạo ra các thói quen tích cực chấp hành và tuân thủ pháp luật, qua đó tiến tới ngăn ch n và đẩy lùi tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.
K t uậ ươ 3
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng các PTP cũng như xác định yêu cầu triển khai quy định mới về các BPTP trong BLHS năm 2015, luận án đã đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện BLHS bởi đó là văn bản có nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội nói chung và đời sống pháp l nói riêng. Trước tiên, Nhà
nước phải chú trọng xây dựng và triển khai thi hành tốt văn bản mới có hiệu lực pháp luật này, đồng thời rà soát và tiếp tục hoàn thiện cho phù hợp với các văn bản của các chuyên ngành khác. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm cho rằng, cần phải “định hướng cho việc tiếp tục hoàn thiện tốt hơn nữa Phần chung pháp luật hình sự mà từ đ x y dựng trong tương lai một hệ thống pháp luật hình sựvới các chế định và các quy phạm khoa học, khả thi và đáp ng được những yêu cầu của thực ti n phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm Việt Nam”[32;370].
Luận án cũng đã nêu ra những vấn đề cần thiết trong quá trình áp dụng đúng các quy định của LHS năm 2015. Trên cơ sở những vướng mắc, hạn chế và nguyên nhân của những vướng mắc, hạn chế, nội dung chương 3 cũng đã đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nhằm tăng cường hiệu quả áp dụng các BPTP, giúp cho việc phòng ngừa và chống tội phạm đạt được hiệu quả tối đa trên cả bình diện lý luận và cả thực tiễn áp dụng như sau: Sửa đổi những điểm vướng mắc, bất cập trong luật thực định đối với các PTP; tăng cường hướng dẫn áp dụng PLHS, tố tụng hình sự, thi hành án hình sự về các PTP; nâng cao năng lực và trách nhiệm nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc áp dụng các BPTP; hoàn thiện tổ chức các cơ quan thi hành án nói chung và thi hành các BPTP nói riêng và tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng đáp ứng việc thi hành các BPTP hiệu quả. Những giải pháp này vẫn đáp ứng được chính sách hình sự của Đảng và nhà nước, đảm bảo được sự đồng bộ của PLHS với Hiến pháp và các đạo luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam và qua đó thể hiện được nguyên tắc nhân đạo của Nhà nước trong xử lý tội phạm “nghiêm trị kết hợp với khoan h ng, trừng trị kết hợp với giáo dục, thuyết phục”.