CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC VỀ CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP
1.3.4. Quy định về biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự Liên bang Nga
rõ cách thức áp dụng, mục tiêu áp dụng, thời gian áp dụng. Chẳng hạn Điều 98 qui định về mục tiêu của việc áp dụng các biện pháp chữa bệnh bắt buộc như sau: “Mục tiêu của việc áp dụng các biện pháp chữa bệnh bắt buộc là điều trị cho những người đ nêu trong khoản Điều 97 Bộ luật này ho c cải thiện tình trạng tâm thần của họ cũng như nhằm phòng ngừa đ không cho họ có th gây ra những vụ việc khác đ nêu trong phần riêng của Bộ luật này ”[111].
BLHS Liên bang Nga coi biện pháp tịch thu tài sản là một biện pháp cưỡng chế hình sự khác. Điều 104-1 qui định các tài sản sau thì bị tịch thu không hoàn lại và đưa vào sở hữu nhà nước bao gồm: tiền, các đồ vật và các tài sản khác do phạm tội mà có, vật chuyển bất hợp pháp qua hàng rào hải quan Liên bang Nga; tiền, các vật có giá trị và các vật khác do phạm tội mà có; tiền, các vật có giá trị và các tài sản khác đang được sử dụng ho c được dùng để cấp phát tài chính của chủ nghĩa khủng bố, băng nhóm tội phạm; các công cụ, trang thiết bị ho c các phương tiện khác dùng để thực hiện hành vi phạm tội thuộc sở hữu của bị can. Bên cạnh đó, nếu các vật cụ thể thuộc tài sản nói trên không thể tịch thu được do các nguyên nhân khách quan khác như đã được bán, được sử dụng, ho c bị mất mát thì có thể tịch thu số tiền tương ứng với giá trị của vật đó (Điều 104-2) [111].
LHS Nga cũng qui định biện pháp BTTH tại Điều 104-3: Người phạm tội phải b i hoàn thiệt hại g y ra cho người chủ s hữu hợp pháp…” Biện pháp này phải được áp dụng trước biện pháp tịch thu tài sản nếu người phạm tội bị áp dụng hai biện pháp này. Trong trường hợp nếu vì tịch thu tài sản phạm tội mà người phạm tội không còn tài sản khác để BTTH cho chủ sở hữu hợp pháp, thì một phần giá trị của tài sản bị tịch thu s được dùng để bồi hoàn, phần còn lại s được sung vào thu nhập quốc gia.
Bên cạnh đó, BTTH trong vụ án hình sự cũng được quy định trong BLTTHS Liên bang Nga như sau: "Người bị hại được bảo đảm được b i thường thiệt hại về tài sản do tội phạm gây ra và cả những chi phí trong việc họ tham gia vào quá trình điều tra và xét xử vụ án, bao g m cả chi phí cho người đại diện…" (khoản 3, Điều 42). Từ quy định này có thể hiểu rằng, việc giải quyết phần BTTH được tiến hành đồng thời với vụ án hình sự ho c có thể được tách ra và giải quyết bằng một vụ án khác theo thủ tục tố tụng dân sự. Điều 44 quy định: Nguyên đơn dân sự là thể nhân ho c pháp nhân có đơn yêu cầu BTTH về vật chất và về tinh thần khi có căn cứ cho rằng thiệt hại do tội phạm gây ra. Để tham gia tố tụng với tư cách nguyên đơn dân sự, họ phải có quyết định công nhận là nguyên đơn dân sự của Tòa án. Chủ thể này có quyền rút đơn yêu cầu vào bất kỳ thời điểm nào nhưng phải trước khi nghị án,
việc rút đơn yêu cầu s dẫn đến đình chỉ việc giải quyết bồi thường dân sự. Các quy định trên khá tương đồng với luật hình sự Việt Nam, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người bị thiệt hại về tài sản qua đó bảo vệ quyền sở hữu tài sản của cá nhân.
Biện pháp BBCB được quy định tại mục VI, Chương 15 của BLHS Liên bang Nga khá đầy đủ và chi tiết,có tác dụng thay thế hình phạt khi những người bị bệnh tâm thần không thể chấp hành hình phạt. Biện pháp này được thực hiện tại nơi thi hành án phạt tù đối với người phạm tội bị tuyên án phạt tù, tại các cơ sở của cơ quan y tế đối với người phạm tội bị tuyên các hình phạt khác. Các đối tượng bị áp dụng biện pháp BBCB theo Điều 99 BLHS Liên bang Nga bao gồm: Những người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng không có năng lực TNHS;
những người sau khi hành vi nguy hiểm cho xã hội thì bị mắc bệnh tâm thần mà không thể quyết định hình phạt hay chấp hành hình phạt; những người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà bị rối loạn về tâm thần mà không loại trừ TNHS;
những người thực hiện hành vi chống lại sự bất khả xâm phạm về tình dục của người dưới 14 tuổi mà không loại trừ TNHS.
LHS Liên bang Nga qui định biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng riêng biệt thuộc loại hình khép kín của cơ quan quản lý giáo dục áp dụng riêng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và được tòa án miễn chấp hành hình phạt nhằm để sửa chữa, cải tạo họ với những điều kiện giáo dục, dạy bảo đ c biệt và phương pháp sư phạm đ c biệt. Ngoài ra, LHS Nga đã qui định các biện pháp giáo dục bắt buộc như: cảnh cáo, chuyển cho bố m ho c những người thay thế bố m , ho c cơ quan chức năng nhà nước giám sát, giao trách nhiệm sửa chữa, đền bù thiệt hại đã gây ra, hạn chế thời gian rảnh rỗi và đ t ra những yêu cầu riêng đối với hành vi của người dưới 18 tuổi phạm tội tại Điều 90. Có thể hiểu rằng, đây chính là một biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, theo đó các em được đưa ra khỏi qui trình tố tụng hình sự thay vì phải đưa vào cơ sở giam giữ hay áp dụng các hình phạt tước các quyền và lợi ích nhất định theo các thủ tục tố tụng hình sự nhất định. Điều này s đảm bảo được hiệu quả của việc giáo dục, cải tạo người dưới 18 tuổi phạm tội.
Luật hình sự Liên bang Nga không quy định về biện pháp trả lại tài sản, sửa chữa ho c BTTH trong luật nội dung. Tuy nhiên, BLTTHS của Liên bang Nga có quy định về nội dung này trong các quy định về vật chứng và giải quyết vấn đề BTTH. Như vậy, khi xét xử ho c quyết định đình chỉ vụ án phải đồng thời xử lý vật chứng, một trong các quy định về xử lý vật chứng là trả lại tài sản cho chủ sở hữu.
Theo đó, ngoài tài sản có được do phạm tội mà có thì các lợi ích phát sinh từ các tài
sản đó cũng là đối tượng được trả lại cho chủ sở hữu. Dù vậy, thực chất các lợi ích phát sinh từ tài sản do phạm tội mà có hoàn toàn không thể tịch thu sung công qu Nhà nước, lại càng không thể thuộc về chủ thể đã chiếm đoạt nên việc quy định phải trả lại cho chủ sở hữu là phù hợp.