CHƯƠNG 2. CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP THE UY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
2.1.1. Quy định về biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm
Điều 47 LHS năm 2015 quy định biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm như sau:
“ iệc tịch thu sung vào ng n sách nhà nước ho c tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với:
a) C ng cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;
b) ật ho c tiền do phạm tội ho c do mua bán, đổi chác những th ấy mà c ; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội;
c) ật thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ, cấm lưu hành
Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt ho c sử dụng trái phép, thì kh ng tịch thu mà trả lại cho chủ s hữu ho c người quản lý hợp pháp
3 ật, tiền là tài sản của người khác, nếu người này c lỗi trong việc đ cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, th c th bị tịch thu ”
Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm là thu vật, tiền để sung vào ngân sách nhà nước ho c để tiêu hủy[113;285].
Xét về điều kiện áp dụng, PTP tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm được áp dụng đối với mọi loại tội phạm và được áp dụng đối với mọi đối tượng phạm tội. Cụ thể là, biện pháp này được áp dụng khi chủ thể thực hiện hành vi phạm tội sử dụng một vật nào đó làm công cụ, phương tiện để phạm tội, sử dụng vật thuộc loại nhà nước cấm lưu hành vào việc phạm tội ho c có được vật, tiền, khoản thu lời bất chính từ việc phạm tội.
Xét về nội dung, tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm là tước đi những vật, tiền của người phạm tội hay tước đi vật, tiền mà người phạm tội có được từ việc phạm tộiđể nộp vào ngân sách nhà nước ho c để tiêu hủy nếu không c n giá trị sử dụng. Hay nói cách khác, việc tịch thu này tước đi điều kiện vật chất của tội phạm, ngăn ch n tội phạm không có điều kiện để tiếp tục phạm tội ho c thực hiện tội phạm khác và là một cách thức bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu đối với tài sản đó đã được xác lập trên cơ sở quyền nhân thân của các chủ thể được quy định trong luật dân sự.
Mục đích của việc áp dụng biện pháp này là nhằm phòng ngừa và đảm bảo sự răn đe tội phạm, ổn định và đảm bảo trật tự xã hội. Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình xử lý vụ án có thể tịch thu các vật, tiền để tước bỏ điều kiện phạm tội, qua đó nhằm ngăn ngừa sự nguy hiểm phát sinh từ chính các đối tượng đó. Trong quá trình xét xử, cùng với phán quyết về tội danh, hình phạt, hội đồng xét xử có thể quyết định tịch thu sung qu nhà nước, trả lại cho chủ sở hữu ho c tiêu hủy vật, tiền liên quan đến việc thực hiện tội phạm mà các CQTHTT đã thu giữ, kê biên trong quá trình điều tra, truy tố vụ án để đảm bảo sự răn đe đối với các đối tượng phạm tội, qua đó đảm bảo trật tự xã hội.
iện pháp này tác động đến tình trạng tài sản của các chủ thể phạm tội trong trường hợp các chủ thể sử dụng tài sản của chính mình để thực hiện tội phạm, khiến cho các chủ thể mất khả năng tiếp tục sử dụng chúng ho c khiến cho chủ thể phạm tội không c n được hưởng lợi từ những giá trị mà vật, tiền mang lại trong trường hợp chủ thể có được vật, tiền, lợi ích phát sinh từ việc phạm tội. ên cạnh đó, biện pháp này c n tác động đến quyền của chủ sở hữu ho c người quản l hợp pháp vật, tiền. ởi l , đối với những vật, tiền không thuộc sở hữu của người phạm tội (do người phạm tội chiếm đoạt ho c sử dụng trái phép) nên cần phải được trả về đúng chủ sở hữu hay người quản l hợp pháp, qua đó giúp khôi phục lại quyền sở hữu đã được nhà nước ghi nhận và bảo vệ. iện này này c n tác động đến nhà nước thông qua việc các vật, tiền c n giá trị sử dụng được nộp vào ngân sách nhà nước để chi phí, trang trải cho việc duy trì các hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và hoạt động tố tụng nói riêng.
Như vậy, so với LHS năm 1999, BLHS năm 2015 đã thay cụm từ “sung quỹ nhà nước” bằng cụm từ “sung vào ng n sách nhà nước” để đảm bảo sự chính xác trong cách sử dụng thuật ngữ; bổ sung thêm hình thức xử l là “tịch thu tiêu hủy” tại khoản 1 Điều 47để đảm bảo đầy đủ, chính xác hơn; bổ sung thêm đối tượng vật, tiền liên quan đến tội phạm s bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước là “khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội” và“vật thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ”tại điểm b, c khoản 3 Điều 47 để đảm bảo sự đầy đủ, chính xác cũng như đáp ứng đ i hỏi của thực tiễn áp dụng pháp luật; bỏ cụm từ “sung quỹ nhà nước”tại khoản 3 Điều 47 đã để đảm bảo sự linh hoạt trong xử l vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm bị tịch thu (có thể bị sung vào ngân sách nhà nước ho c có thể bị tiêu hủy, tùy thuộc vào đ c điểm, tính chất của từng loại vật, tiền).
Trên cơ sở quy định tại Điều 47 LHS năm 2015, có thể xác định vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm mà bị tịch thu như sau:
h nhất, c ng cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội quy định tại đi m a, khoản Điều 47 Nếu phương tiện phạm tội là đối tượng được chủ thể của tội phạm sử dụng khi thực hiện hành vi phạm tội của mình thì công cụ phạm tội là dạng cụ thể của phương tiện phạm tội. Xác định đúng công cụ, phương tiện mà người phạm tội đã sử dụng vừa đáp ứng được việc định tội, định khung hình phạt, vừa đáp ứng được việc áp dụng đúng chế tài tịch thu các đối tượng này nhằm loại bỏ những điều kiện vật chất của tội phạm. Các công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội được xử l như sau:
- Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội thuộc sở hữu của người phạm tội thì bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước ho c bị tiêu hủy.
- Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội thuộc sở hữu của nhà nước, tổ chức, người khác mà người phạm tội chiếm đoạt ho c sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội nếu nhà nước, tổ chức, người khác có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm thì cũng có thể bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước ho c bị tiêu hủy.
- Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, người khác mà người phạm tội chiếm đoạt ho c sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội nếu nhà nước, tổ chức, người khác không có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm thì trả lại cho các chủ thể là chủ sở hữu ho c người quản l hợp pháp đó. Nếu không xác định được chủ sở hữu ho c người quản l hợp pháp của công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội thì sung vào ngân sách nhà nước.
h hai, vật ho c tiền do phạm tội ho c do mua bán, đổi chác những th ấy mà c ; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội qui định tại đi m b, khoản Điều 47. Vật, tiền do phạm tội mà có thông thường là vật, tiền ho c tài sản mà người phạm tội có được sau khi đã chiếm đoạt ho c sau khi phạm tội, chẳng hạn A buôn bán 2 kg heroin được 25 triệu đồng, số tiền 25 triệu đồng chính là số tiền do phạm tội mà có nên s bị tịch thu. Vật, tiền do mua bán, trao đổi những thứ ấy mà có là những tài sản có được từ việc sử dụng tài sản, tiền bạc vào việc phạm tội, chẳng hạn A chiếm đoạt được 2 chỉ vàng và đã đem bán để mua chiếc điện thoại di động thì chiếc điện thoại di động s là vật có được do việc phạm tội mà có nên s bị tịch thu. Khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội là khoản thu nhập có được từ việc phạm tội mà không phải là vật ho c tiền do hành vi phạm tội mang lại cũng không phải là vật, tiền có được do
mua bán, đổi chác các tài sản do phạm tội mà có. Khoản thu lợi bất chính cũng là khoản lời phát sinh sau khi người phạm tội dùng vật, tiền mà mình phạm tội có được để cho lấy lãi, gửi tiết kiệm. Chẳng hạn, A giúp sửa chữa sổ sách giấy tờ để B chiếm đoạt tiền của nhà nước, đã trả công cho A 20 triệu đồng thì 20 triệu đồng là khoản thu lợi bất chính có được từ việc phạm tội nên s bị tịch thu.
Các vật, tiền nói trên được xử l như sau: nếu vật đã hỏng hóc không c n giá trị sử dụng ho c gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người thì s bị tiêu hủy, nếu vật sau khi tịch thu mà có dấu hiệu nhanh hỏng ho c khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, trong thực tiễn cũng có trường hợp người phạm tội chiếm đoạt được tài sản của người khác và bán lấy tiền tiêu xài nhưng người bị hại cũng không yêu cầu BTTH, thì số tiền có được khi bán tài sản cũng phải được tịch thu sung vào ngân sách nhà nước.
h ba, vật thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ, cấm lưu hành quy định tại đi m c khoản Điều 47 Vật thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ, cấm lưu hành là những vật thuộc đối tượng của các tội như: tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190); tội tàng trữ trái phép chất mà túy (Điều 249); tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả (Điều 207)… LHS năm 2015 đã bổ sung thêm đối tượng bị tịch thu là vật thuộc loại nhà nước cấm tàng trữ” bởi l , thông thường những vật thuộc loại nhà nước cấm lưu hành thì cũng cấm tàng trữ, mà hành vi tàng trữ và hành vi lưu hành là hai hành vi gắn liền nhau nên nếu chỉ tịch thu vật cấm lưu hành mà không đề cập tới việc tịch thu vật cấm tàng trữ là không triệt để. Chính vì vậy, việc bổ sung thêm này s là điều kiện để loại trừ khả năng lưu hành vật đó trên thị trường. Theo quan điểm của người viết luận án, vật thuộc loại nhà nước cấm tàng trữ hay cấm lưu hành mà bị tịch thu sung qu hay tiêu hủy phải là vật đã được nhà làm luật quy định là đối tượng tác động của các tội phạm trong LHS. ởi l , những đối tượng c n lại không được coi là đối tượng tác động của tội phạm nào trong LHS thì việc áp dụng PTP để tịch thu chúng không thể được thực hiện. Hơn nữa, hành vi vi phạm các quy định liên quan đến tàng trữ, lưu hành những vật c n lại thuộc danh mục các hàng hóa cấm kinh doanh cũng đã bị xử l theo quy định của pháp luật xử l vi phạm hành chính rồi.
Việc xử l vật thuộc loại nhà nước cấm tàng trữ, cấm lưu hành được thực hiện theo hình thức khác nhau. Nếu vật trực tiếp liên quan hay không liên quan đến tội phạm đều bị tịch thu và tiêu hủy không phân biệt vật đó thuộc sở hữu của ai, nếu vật đó không có giá trị ho c nếu không tiêu hủy s gây nguy hại cho xã hội như ma túy,
khoáng sản đ t biệt, độc hại, phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm hay sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan ho c có hại tới giáo dục thẩm m , nhân cách...Nếu vật có giá trị sử dụng như: vũ khí quân dụng, động vật hoang dã quý hiếm, thực vật quý hiếm thì chỉ bị tịch thu và phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật tương ứng về quản lý đối với các vật đó. Trong trường hợp vật cấm tàng trữ, cấm lưu hành đó không c n giá trị sử dụng thì bị tịch thu tiêu hủy. Nếu vật bị người phạm tội chiếm đoạt, sau đó được mua đi, bán lại nhưng thu hồi được thì ngoài việc trả lại, bồi thường ho c tịch thu tài sản đó, số tiền dùng vào việc mua bán trái phép của từng lần đều bị tịch thu sung qu Nhà nước theo quy định tại điểm a hay điểm b Điều 47
LHS. Để tránh trùng thu, mỗi lần mua bán chỉ tịch thu một lần ở người bán nếu người mua đã trả tiền ho c ở người mua nếu người mua chưa trả tiền. Tuy nhiên, trong trường hợp tài sản không thu hồi được vì bất kỳ l do nào thì chưa có quy định hay hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Đây cũng là vướng mắc trong quy định của luật hình sự hiện hành mà chúng tôi s đề cập ở phần tiếp theo của luận án.
h tư, vật, tiền là tài sản của người khác, nếu người này c lỗi trong việc đ cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm th c th bị tịch thu quy định khoản 3 Điều 47
Khác với ba trường hợp trên, đối với trường hợp này, người phạm tội không sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình mà sử dụng tài sản của người khác, tổ chức khác vào việc phạm tội. Qua việc xác minh và kiểm tra, nếu xác định được chủ sở hữu ho c người quản l hợp pháp có lỗi trong việc để người phạm tội sử dụng vật, tiền của mình vào việc thực hiện tội phạm thì ngoài việc tịch thu vật, tiền đó để sung vào ngân sách nhà nước hay tiêu hủy (tùy vào đ c điểm, tính chất của từng loại), thì chủ sở hữu ho c người quản l hợp pháp tài sản đó c n có thể bị truy cứu TNHS tùy thuộc vào hành vi cụ thể của chủ thể đó (hành vi đồng phạm giúp sức ho c cấu thành một tội phạm cụ thể bất kỳ). Một điểm lưu ở đây là, khoản 3 điều 47 quy định “c th tịch thu”. Chúng tôi cho rằng, cụm từ “c th ” này cần được hiểu là, trong trường hợp xác định lỗi hoàn toàn thuộc về người chủ sở hữu ho c bên quản l hợp pháp tài sản trong việc để người phạm tội sử dụng tài sản phạm tội thì phải tiến hành tịch thu tài sản đó; trong trường hợp c n lại, nếu xác định những người này chỉ có một phần lỗi trong việc để người phạm tội sử dụng tài sản thì có thể không tiến hành việc tịch thu mà trả lại cho họ.
h n m, trường hợp kh ng tịch thu vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt ho c sử dụng trái ph p quy định tại khoản điều 47
Nếu như các trường hợp được nêu ở trên đều quy định cho phép tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm để sung qu nhà nước ho c để tiêu hủy thì trường hợp này quy định về việc không được tịch thu. Cụ thể là, nếu người phạm tội chiếm đoạt ho c sử dụng một cách trái phép tài sản là vật ho c tiền của chủ thể khác thì tài sản đó không bị tịch thu mà phải trả lại cho chủ sở hữu ho c bên quản l hợp pháp tài sản đó. Về nguyên tắc, tài sản bị người phạm tội chiếm đoạt ho c sử dụng trái phép thì phải được trả lại cho bên bị chiếm đoạt là chủ sở hữu ho c người quản l hợp pháp tài sản đó. ên cạnh đó, nếu người phạm tội gây ra thiệt hại đối với tài sản đó thì phải BTTH cho những người này. Chẳng hạn, một người chiếm đoạt xe mô tô của người khác, sau đó đã sử dụng và làm cho xe mô tô bị hư hỏng. Trong trường hợp này, ngoài việc tịch thu trả lại xe mô tô cho người bị hại, người phạm tội c n có thể phải bồi thường tương ứng với giá trị tài sản bị thiệt hại do bị hư hỏng một phần nếu người bị hại không từ chối ho c có yêu cầu.
Có thể thấy rằng, theo luật hình sự các nước, biện pháp tịch thu tài sản được coi ho c là với tính chất một hình phạt lưỡng tính, hình phạt bổ sung, hình phạt thay thế ho c là biện pháp đ c biệt ho c là chỉ với tính chất đ c tính mà nội dung của nó là tịch thu những vật đã được sử dụng ho c nhằm để sử dụng vào việc phạm tội ho c những vật là sản phẩm của tội phạm ho c những vật là đối tượng của tội phạm[104;215]. Tuy nhiên, biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm vận hành như là một hình phạt bổ sung nên nó chỉ có thể được quyết định bởi t a án chứ không phải bởi các CQTHTT khác. M t khác, m c dù LHS hiện hành không quy định rõ nhưng trong l luận về luật hình sự hiện đại đã khẳng định, việc quy định và áp dụng các biện pháp cưỡng chế hình sự (bao gồm hình phạt và các biện pháp cưỡng chế hình sự khác) phải tuân theo nguyên tắc pháp chế, có nghĩa là nó phải được quy định trong luật hình sự và phải được một cơ quan có thẩm quyền, độc lập áp dụng. Chỉ có như vậy mới bảo đảm tôn trọng quyền con người mà PLHS Việt Nam đã khẳng định [107;92].
Trong LHS Việt Nam hiện hành, các nhà làm luật vừa quy định biện pháp tịch thu tài sản là hình phạt bổ sung, vừa quy định biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm là PTP mà về hình thức tịch thucó sự giống nhau nhưng về bản chất pháp l lại khác nhau. Đối với PTP tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm, đối tượng bị tịch thu là tài sản có liên quan đến tội phạm và là hậu quả của tội phạm. C n đối với tịch thu tài sản, đối tượng bị tịch thu là tài sản không liên quan đến tội phạm và không phải là hậu quả của tội phạm, là tài sản