CHƯƠNG 2. CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP THE UY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
2.1.5. Quy định về biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội
Theo luật hình sự Việt Nam, pháp nhân phải chịu TNHS là pháp nhân thương mại có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận chia cho các thành viên bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế12. LHS Việt Nam hiện hành không coi các pháp nhân phi thương mại là chủ thể phải chịu TNHS. Qua đó có thể hiểu rằng, không phải mọi pháp nhân thực hiện tội phạm được quy định trong LHS đều phải chịu TNHS. Ngoài ra, pháp nhân là chủ thể phải chịu TNHS khi hành vi phạm tội được cá nhân thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại, được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại hay được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành ho c chấp thuận của pháp nhân thương mại13. Chúng tôi đồng tình với quan điểm của GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa khi khẳng định rằng: “Pháp nh n thương mại không th là chủ th của thực hiện tội phạm mà ch
12Xem Điều 75 LDS năm 2015 quy định về pháp nhân thương mại.
13Xem Điều 75 LHS năm 2015 quy định về điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
có th là chủ th phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm do cá nh n người) thực hiện. Do vậy, ch có th c pháp nh n thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự mà kh ng c pháp nh n thương mại phạm tội theo đúng nghĩa”[57;17,18]. Việc buộc chủ thể là pháp nhân thương mại phải chịu TNHS về hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm cũng có thể đồng thời với việc buộc cá nhân đó phải chịu TNHS.
Trên cơ sở quy định pháp nhân thương mại phải chịu TNHS, LHS năm 2015 cũng đã quy định các PTP áp dụng riêng đối với pháp nhân bên cạnh hình phạt bao gồm: buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu và buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn ch n hậu quả tiếp tục xảy ra. Có thể nói, đây là hai biện pháp hoàn toàn mới, lần đầu tiên được chính thức ghi nhận trong BLHS. Sự ghi nhận hai BPTP này cùng với hình phạt áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội cho thấy sự đổi mới mạnh m tư duy lập pháp của các nhà làm luật nước ta. Điều này cũng thể hiện sự đồng bộ về hệ thống các chế tài hình sự, đó là vừa có cả hình phạt, vừa có cả BPTP áp dụng đối với cá nhân và pháp nhân thương mại phạm tội, qua đó góp phần đảm bảo tối đa nguyên tắc phân hóa TNHS.
Cả hai biện pháp nói trên đều có tác dụng hỗ trợ cho hình phạt để bảo đảm việc xử l tội phạm triệt để. Các biện pháp này cũng góp phần làm giảm hay hạn chế những thiệt hại do pháp nhân gây ra để bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể bị thiệt hại, qua đó hướng tới mục đích ngăn ngừa tội phạm. Ngoài hai PTP có tính chất riêng và chỉ áp dụng đối với pháp nhân thương mại, t a án có thể áp dụng các biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm, trả lại tài sản, sửa chữa, BTTH hay buộc công khai xin lỗi tương tự như đối với cá nhân phạm tội mà nội dung các PTP này đã được phân tích ở phần trước của luận án.
2.1.5.1. Biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu
Khoản 2 Điều 82 BLHS năm 2015 quy định như sau: “ a án c th quyết định áp dụng biện pháp tư pháp buộc pháp nh n thương mại phạm tội phải kh i phục lại t nh trạng ban đầu đ bị thay đổi do hành vi phạm tội của m nh g y ra ”
Dựa vào nội dung này có thể thấy, điều luật không đưa ra nội hàm của biện pháp này, do đó có thể hiểu, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu chính là nghĩa vụ của pháp nhân thương mại phải thực hiện do đã có hành vi làm thay đổi tình trạng ban đầu của đối tượng tác động.
Cùng với hệ thống hình phạt được nhà làm luật xây dựng để áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội khá phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện đ c thù của Việt Nam, chúng tôi nhận thấy rằng, biện pháp buộc khắc phục lại tình trạng ban đầu được xem là biện pháp hỗ trợ cho hình phạt rất hiệu quả. Nếu như các hình phạt
chỉ được xem là công cụ pháp l hữu hiệu để trừng trị những hành vi phạm tội mà các pháp nhân thương mại thông qua cá nhân để thực hiện thì buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu chính là trách nhiệm của pháp nhân thương mại trước những thiệt hại vật chất mà chủ thể này gây ra cho cá nhân, tổ chức, xã hội. Những thiệt hại này nếu chỉ được trả giá bằng sự trừng trị thông qua hình phạt đôi khi chưa đủ răn đe, nhất là đối với những trường hợp pháp nhân thương mại không ngán ngẩm” với hình phạt tiền, thậm chí chấp nhận hình phạt tiền vì những lợi ích lớn hơn có thể đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội gây thiệt hại. Xét một cách tổng thể, biện pháp này cũng mang tính răn đe, ph ng ngừa nhất định đối với pháp nhân thương mại và là một rào cản hữu hiệu đối với hành vi phạm tội gây thiệt hại khi mà chi phí cho việc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đối tượng tác động đôi khi c n khó khăn và tốn kém hơn nhiều so với những lợi ích mà pháp nhân thương mại hướng tới khi thực hiện tội phạm và so với những thiệt hại mà chính chủ thể này đã gây ra.
2.1.5.2. Biện pháp buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ng n ch n hậu quả tiếp tục xảy ra
Khoản 3 Điều 82 LHS năm 2015 quy định: “C n c vào từng trường hợp phạm tội cụ th , a án c th quyết định buộc pháp nh n thương mại phạm tội phải thực hiện một ho c một số biện pháp sau đ y nhằm khắc phục, ng n ch n hậu quả của tội phạm:
a) uộc tháo dỡ c ng tr nh, phần c ng tr nh x y dựng kh ng c giấy ph p ho c x y dựng kh ng đúng với giấy ph p;
b) uộc khắc phục t nh trạng nhi m m i trường, l y lan dịch bệnh;
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện được đưa vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhập khẩu trái với quy định của pháp luật hoặc được tạm nhập, tái xuất nhưng không tái xuất theo đúng quy định của pháp luật; hàng hóa nhập khẩu, quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa giả mạo quyền sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm;
d) uộc tiêu hủy hàng h a, vật phẩm g y hại cho s c khỏe con người, vật nu i, c y tr ng và m i trường, v n h a phẩm c nội dung độc hại ho c tang vật
khác thuộc đối tượng bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật;
đ) uộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng h a, bao b hàng h a, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
e) uộc thu h i sản phẩm, hàng h a vi phạm đang lưu th ng trên thị trường”
Khắc phục hậu quả có thể được hiểu là việc pháp nhân thương mại phạm tội sử dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật nhằm hạn chế ho c khôi phục một phần tình trạng ban đầu do hành vi của mình gây ra. Theo quy định trên thì một hành vi có thể áp dụng nhiều biện pháp khắc phục hậu quả bên cạnh các hình thức xử phạt khác.
Tùy thuộc vào từng loại tội phạm mà pháp nhân thương mại thực hiện, có thể áp dụng một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn ch n hậu quả tiếp tục xảy ra từ điểm a đến điểm e của khoản 3 Điều 82 BLHS. Nghiên cứu 33 tội danh mà pháp nhân thương mại phải chịu TNHS theo Điều 76 BLHS, có thể thấy rằng, các tội phạm này chủ yếu thuộc nhóm các tội phạm về môi trường, tội phạm kinh tế. Đây là những loại tội phạm đ i hỏi dấu hiệu hậu quả là dấu hiệu bắt buộc, vì vậy phải có thiệt hại xảy ra mới cấu thành tội phạm. Trên cơ sở đó, nhà làm luật xây dựng nội dung các biện pháp buộc khắc phục, ngăn ch n hậu quả tiếp tục xảy ra liên quan tới môi trường, hàng hóa, sản phẩm, vật phẩm là những đối tượng tác động của các nhóm tội phạm này. Như vậy, có thể suy ra rằng, các BPTP chỉ được áp dụng đối với một số tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện chứ không phải được áp dụng đối với mọi tội phạm được quy định trong BLHS.
Cùng với biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, biện pháp buộc khắc phục, ngăn ch n hậu quả tiếp tục xảy ra cũng là một biện pháp xử l hành chính đã được Luật xử lý vi phạm hành chính quy định áp dụng cho các chủ thể có hành vi vi phạm hành chính. Thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đã chứng minh rằng, việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính là hiệu quả và thiết thực, đó không chỉ là những biện pháp nhằm hạn chế tối đa thiệt hại hay khắc phục hậu quả, mà còn là hình thức nhằm đảm bảo trật tự quản l hành chính nhà nước. Nếu như LHS năm 2015 quy định biện pháp này là một trong hai BPTP áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội nhằm để hỗ trợ cho hình phạt, chúng không thể áp dụng độc lập với hình phạt thì biện pháp này trong luật hành chính có thể được áp dụng độc lập trong trường hợp người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính như không xác định được đối tượng vi phạm, hết thời hiệu xử phạt, hết thời hạn ra quyết định xử phạt. Nếu so sánh hai BPTP nói trên với nội dung biện pháp này trong Luật xử lý vi phạm hành chính thì thấy, sự khác nhau chủ yếu chỉ thể hiện qua chủ thể áp dụng, chủ thể thi hành. Ngoài ra, xét về tính chất, BPTP mang tính nghiêm khắc hơn biện pháp cưỡng chế hành chính vì cơ sở của việc áp dụng chúng là có hành vi phạm tội chứ không phải là hành vi vi phạm hành chính, vốn ít nguy hiểm hơn và ít tiềm ẩn nguy cơ rủi ro, nguy cơ gây thiệt hại hơn so với hành vi phạm tội.
LHS năm 2015 mới được ban hành và có hiệu lực thi hànhnên những quy định mới về TNHS đối với pháp nhân thương mại phạm tội cần có thời gian để đánh giá và kiểm chứng tính khả thi trong thực tiễn áp dụng. Tuy vậy, về m t k thuật lập pháp có thể nhận thấy, quy định tại khoản 1 Điều 82 có nội dung gần tương tự như khoản 2 Điều 46. Khoản 2 Điều 46 đã liệt kê các BPTP áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội trong khi đó khoản 1 Điều 82 lại liệt kê một lần nữa các biện pháp này dẫn tới sự dư thừa không cần thiết. Ngoài ra, các điều luật chưa có sự thống nhất về tên gọi của các BPTP áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội.Khoản 2 Điều 46 quy định các PTP đối với pháp nhân thương mại bao gồm: “ h i phục lại tình trạng ban
đầu”, “ hực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ng n ch n hậu quả tiếp tục xảy ra” trong khi đó Điều 82 quy định “Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu”,
“Buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ng n ch n hậu quả tiếp tục xảy ra”.
Như đã phân tích ở phần l luận, các PTP áp dụng đối với các chủ thể phạm tội mang tính chất ph ng ngừa nhằm chấm dứt hành vi phạm tội xảy ra trong tương lai.
Tuy vậy, nội dung các PTP áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội trong LHS hiện nay chủ yếu mang tính trừng trị, nhằm đảm bảo lợi ích của bên bị thiệt hại hơn là nhằm ngăn ch n thiệt hại, đ c biệt là đối với những tội phạm mà hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Ngay cả hình phạt tiền đối với pháp nhân vốn dĩ được xem là một chế tài linh hoạt và phổ biến trong hệ thống chế tài hình sự của hầu hết các nước có quy định TNHS của pháp nhân thì vẫn c n những quan ngại về tính hiệu quả của hình phạt này bởi l , một hình phạt tiền (mang tính chất tước bỏ lợi ích vật chất, lợi ích kinh tế) s không ngăn ngừa được pháp nhân nếu nó được xem như là một chi phí kinh doanh của pháp nhân. Ho c là, hình phạt tiền s trở thành gánh n ng đối với pháp nhân nên sau đó pháp nhân đẩy gánh n ng trả tiền phạt lên người tiêu dùng thông qua việc tăng giá sản phẩm, dịch vụ [56;119].
Khi đó, một PTP khác hỗ trợ cho hình phạt tiền s đạt được hiệu quả nếu biện pháp đó có tính răn đe, ngăn ngừa cao.
Chế định TNHS của pháp nhân là một chế định hoàn toàn mới, vì vậy, việc bổ sung và hoàn thiện chế định này trong thời gian tới là điều cần thiết và cũng là cách làm luật hiệu quả. Chúng tôi cho rằng, sự lúng túng của các cơ quan ban ngành trong thời gian qua, khi LHS năm 2015 chính thức có hiệu lực mà chưa áp dụng các biện pháp xử lý hình sự đối với pháp nhân thương mại là điều dễ hiểu. Thiết nghĩ rằng, các cơ quan ban hành luật và cơ quan áp dụng pháp luật cần có sự chung tay để có những điều chỉnh kịp thời và cần thiết cho việc hoàn thiện chế định TNHS của pháp nhân,
trong đó có các PTP áp dụng đối với pháp nhân thương mại, qua đó đáp ứng được nhu cầu hội nhập toàn diện và sâu rộng của PLHS Việt Nam với quốc tế.
Từ việc phân tích những quy định của PLHS hiện hành về PTP, đối chiếu với các nội dung nghiên cứu về m t l luận đã được đề cập ở chương 1 của luận án chúng tôi nhận thấy rằng, giữa l luận và thực tiễn lập pháp hình sự về cơ bản đã có sự thống nhất. Cụ thể là:
Th nhất, các nhà làm luật đã xây dựng các điều luật về các PTP mà nội dung của quy định này đã khái quát được đ c điểm, tính chất, vai tr , mục đích của
chúng dựa trên cơ sở mà l luận khoa học luật hình sự đã đ t ra. Đối chiếu với quy định của LHS năm 2015 hiện hành, rõ ràng là các PTP qua các giai đoạn lập
pháp hình sự cũng đã được sửa đổi, bổ sung, đồng thời hoàn thiện dần về m t cấu trúc, nội dung,vai trò vàtăng dần về số lượng. Điều đó cho thấy chính sách lập pháp cũng có sự thay đổi, không chỉ chú trọng vào các hình phạt, không chỉ xem hình phạt là loại chế tài hữu hiệu và chủ yếu mà còn xem BPTP là một loại chế tài không thể thiếu trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế hình sự, tạo nên một hệ thống các biện pháp cưỡng chế hình sự đầy đủ và đồng bộ trong xử l tội phạm.
Th hai, cho đến trước khi có LHS năm 2015 ra đời, PLHS Việt Nam mới chỉ quy định các BPTP áp dụng đối với cá nhân phạm tội mà chưa có quy định về các BPTP áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Điều này cũng xuất phát từ lý do, các nhà làm luật chưa coi pháp nhân là một chủ thể của TNHS, do đó chưa có các quy định liên quan đến pháp nhân phạm tội trong luật hình sự. Với sự ra đời của LHS năm 2015, chế định đối với pháp nhân thương mại phạm tội cùng với các
PTP đã làm thay đổi hoàn toàn quan điểm lập pháp hình sự về chủ thể chịu TNHS từ trước tới nay chỉ coi cá nhân là chủ thể của TNHS. Đây là một giai đoạn đ c biệt đánh dấu sự đổi mới của PLHS Việt Nam, củng cố hơn nữa chính sách hình sự của nhà nước trong việc xử l mọi tội phạm.
Th ba, trên cơ sở các PTP được quy định ở 3 chương khác nhau trong LHS năm 2015, có thể thấy như sau: Đối với các BPTP áp dụng chung cho cá nhân và pháp nhân thương mại phạm tội, có thể coi đây là các biện pháp có tính chất răn đe, trừng trị, riêng C được coi là biện pháp đ c biệt có tính chất loại bỏ điều kiện phạm tội, loại bỏ tình trạng nguy hiểm của cá nhân đồng thời khắc phục và cải thiện tình trạng sức khỏe của người này; Đối với các BPTP áp dụng riêng đối với pháp nhân thương mại phạm tội, đây được coi là các biện pháp có tính chất khắc phục những hậu quả do hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại gây ra cho xã hội, cho