Câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Chế định biện pháp tư pháp trong luật hình sự việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 39 - 98)

2. Tình hình nghiên cứu ở ước ngoài

3.4. Câu hỏi nghiên cứu

Nội dung của luận án s tập trung nghiên cứu để trả lời các câu hỏi sau:

h nhất, khái niệm, đ c điểm, vai tr của các PTP là gì? Cơ sở của việc quy định các PTP trong luật hình sự? Mối quan hệ giữa PTP với hình phạt?

h hai, các PTP được quy định như thế nào trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới? Những điểm tương đồng và khác biệt so với pháp luật hình sự Việt Nam?

h ba, nội dung của các PTP được quy định như thế nào trong luật hình sự hiện hành?

h tư, thực tiễn áp dụng các PTP như thế nào? Có những hạn chế, vướng mắc gì và nguyên nhân của chúng?

h n m, để khắc phục những nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong áp dụng các PTP và nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp này trong thời gian tới thì cần những giải pháp gì?

3 5 Hướng ti p cận của luận án

Để luận giải, minh chứng cho các giải thuyết của luận án, tìm câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu, luận án s tiếp cận theo các hướng sau:

- Tiếp cận hiện đại về quyền: Các PTP được đ t ra để nghiên cứu trong mối quan hệ với việc bảo vệ quyền con người bằng các quy định của PLHS. Do đó, việc tiếp cận dưới góc độ quyền con người để luận giải những vấn đề l luận và pháp luật thực định cũng như thực tiễn áp dụng các PTP cũng s là cách thức nhằm để bảo đảm các quyền cơ bản của con người không vi phạm khi áp dụng chúng.

- Tiếp cận liên ngành: Do các BPTP có nội dung và cách thức thi hành liên quan đến các quy định của các văn bản pháp luật chuyên ngành khác nên luận án có sự tiếp cận liên ngành của PLHS, PLDS, PLTTHS, pháp luật hành chính, pháp luật thi hành án hình sự để phân tích, so sánh và làm rõ hơn đ c điểm, bản chất, mục đích của các PTP.

- Tiếp cận lịch sử: Quan điểm lịch sử được thừa nhận, được sử dụng nhất quán và xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu, đ c biệt là trong việc đánh giá sự hình thành và phát triển của PTP trong luật hình sự Việt Nam.

- Tiếp cận so sánh: Cách thức này được sử dụng trong quá trình nghiên cứu PLHS của các quốc gia khác, từ đó đưa ra những đối chiếu, so sánh và rút ra kinh nghiệm lập pháp cho Việt Nam.

t uậươ tổ qu

Việc nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu của các học giả tiền bối ở trong và ngoài nước đã cho tác giả một cái nhìn toàn diện và sâu sắc về các vấn đề liên quan đến đề tài luận án. Qua đó, tác giả cũng nhận thấy rằng, m c dù có nhiều công trình ở các góc độ khác nhau nghiên cứu về các PTP, tuy nhiên cho đến hiện tại, chưa có một công trình nào ở cấp độ luận án tiến sĩ nghiên cứu một cách toàn diện và tổng thể dưới góc độ PLHS về các PTP. Nhận thức được vấn đề này, tác giả đã xác định rõ mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của mình. Cụ thể là, đề tài luận án s tiếp tục tập trung làm rõ những vấn đề l luận về các PTP, thực tiễn áp dụng các PTP của Việt Nam, qua đó đề xuất những giải pháp đồng bộ và có giá trị thực tiễn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng các PTP ở Việt Nam.

C. NỘI UNG ẾT UẢ NGHI N CỨU CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC VỀ CÁC BIỆN

PHÁP TƯ PHÁP 1.1. Những vấ ề lý luận về biệ p p tư p p 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của biện pháp tư pháp 1 hái niệm biện pháp tư pháp

BPTP xuất phát từ thuật ngữ biện pháp đảm bảo an toàn ( mesures de sureté”

hay security measures”)1. Cơ sở lýthuyết của các biện pháp đảm bảo an toàn trong luật hình sự có nguồn gốc từ thế k XIX, khi không có một ranh giới rõ ràng giữa hình phạt và các biện pháp hình sự khác. Các nhà lập pháp cho rằng, trong xã hội có một đối tượng nhất định xuất hiện trong tình trạng nguy hiểm dưới sự ảnh hưởng và tác động của các yếu tố hình sự. Những đối tượng này cần phải được ngăn ch n trước khi họ có nguy cơ phạm tội bằng cách hạn chế một số quyền đ c biệt (như tước vũ khí, tịch thu tài sản). Đây được xem là biện pháp pháp đảm bảo an toàn vì có mục đích bảo vệ xã hội xuất phát từ việc xem xét tính chất và mức độ nguy hiểm của những loại người này.

Đến đầu thế k XX, các biện pháp đảm bảo an toàn đã được quy định trong PLHS. Trên cơ sở đó, các biện pháp đảm bảo an toàn đã được mở rộng hơn, không chỉ bao gồm các biện pháp có tính chất trừng trị, mà còn có các biện pháp khác như:

điều trị (chẳng hạn như điều trị bệnh nghiện rượu, chất ma túy hay chữa trị bệnh tâm thần), cải huấn, giáo dục, bảo vệ (quyền và lợi ích về nhân thân và tài sản) nhằm ngăn ngừa tội phạm. Tuy vậy, ở một số nước mà trong PLHS không quy định các biện pháp cưỡng chế hình sự khác, điều này là do đ c thù của k thuật pháp lý,chẳng hạn như được quy định trong các văn bản pháp luật khác chứ không phải là do sự khác biệt về nội dung và cách thức áp dụng các biện pháp này.

Trong khi PLHS của hầu hết các nước đều thống nhất trong cách gọi tên hình phạt thì đối với các biện pháp cưỡng chế khác ngoài hình phạt lại có sự khác nhau trong cách đ t tên. Khoa học luật hình sự nước ngoài cũng sử dụng các thuật ngữ khác nhau để gọi tên các biện pháp này. Một số nước sử dụng thuật ngữ các biện pháp an ninh” (Hy Lạp, Tây an Nha, Ý, Columbia, Mexico, v.v). Một số nước khác đ t tên các biện pháp an ninh theo các cách khác nhau: LHS của Đức gọi là

các biện pháp xử l cải thiện và đảm bảo an toàn” nhằm nhấn mạnh tính chất cải thiện tình trạng người phạm tội để đảm bảo an toàn cho xã hội và ngăn ngừa sự tái

1 đây có một số tài liệu dịch và sử dụng tên gọi biện pháp an ninh hay biện pháp bảo vệ

phạm; LHS của a Lan gọi là biện pháp trừng trị tội phạm” hay LHS của Na Uy gọi là biện pháp trừng trị khác” nhằm nhấn mạnh đến tính chất trừng trị của những biện pháp này; LHS của Thổ Nhĩ Kỳ gọi là Ph ng ngừa an ninh”; LHS Nga gọi là biện pháp pháp luật hình sự khác” nhằm để phân biệt với hình phạt là biện pháp xử lý chính thức được quy định trong LHS và đều có thể được áp dụng đối với mọi đối tượng phạm tội[156].

Trong khoa học luật hình sự nước ngoài, một số tài liệu cũng sử dụng thuật ngữ các biện pháp ngoài hình phạt” hay còn gọi là các biện pháp phi hình phạt” để phân biệt với hình phạt. Chẳng hạn, trong hướng dẫn của Tòa án nhân quyền Châu Âu về Điều 7 của Công ước châu Âu về nhân quyền đã đề cập đến các biện pháp không phải là hình phạt. Cụ thể là, khi nêu khái niệm hình phạt và liệt kê các loại hình phạt có thể được áp dụng, hướng dẫn cũng nêu rõ: bản chất và mục đích của hình phạt (bao gồm cả mục đích đàn áp của nó), các thủ tục liên quan đến việc áp dụng và thực thi của hình phạt, thể hiện mức độ nghiêm trọng của biện pháp này.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số biện pháp trong các biện pháp phòng ngừa có thể có tác động đáng kể đến đối tượng bị áp dụng chứ không chỉ riêng hình phạt. Các biện pháp nằm ngoài khái niệm hình phạt đó là: các biện pháp an ninh (bao gồm cả nhập viện không tự nguyện) đối với một người được công nhận tội phạm vô trách nhiệm;

giam giữ để ngăn ch n một người tham gia vào các hoạt động gây tổn hại việc duy trì hòa bình và trật tự công cộng, do tính chất phòng ngừa của nó; cấm lãnh thổ (như một biện pháp bổ sung của một hình phạt tù); biện pháp hành chính trục xuất ho c cấm lãnh thổ; chuyển giao một người bị kết án sang một quốc gia khác; một biện pháp giám sát cảnh sát đ c biệt ho c bắt giữ tại gia cho một người nguy hiểm có mục đích là ngăn ch n các hoạt động tội phạm…Chúng tôi cho rằng, cách hiểu về biện pháp ngoài hình phạt trong khoa học luật hình sự nước ngoài là tương đối rộng, không chỉ bao gồm các biện pháp cưỡng chế hình sự khác ngoài hình phạt mà còn các biện pháp cưỡng chế khác mang tính chất dân sự ho c hành chính. Do đó, các biện pháp ngoài hình phạt này không chỉ được quy định trong luật hình sự mà còn được quy định trong các văn bản PLTTHS, hành chính hay dân sự. Ngoài ra, chúng tôi thấy rằng, tên gọi Các biện pháp an ninh” cũng có tính hợp lý, bởi vì nó nêu lên được tính chất cưỡng chế của các biện pháp này cũng như tính đảm bảo an toàn của việc áp dụng các biện pháp đó đối với người có nguy cơ phạm tội. iện pháp an ninh m c dầu do t a h nh tuyên nhưng kh ng c tính chất một sự trừng trị, ch c mục đích bảo vệ x hội [65]. Cũng cần phải hiểu thêm rằng, các nước áp dụng các biện pháp an ninh không phải chỉ duy nhất đối với người đã phạm tội mà còn áp

dụng đối với cả những đối tượng có nguy cơ gây nguy hiểm cho trật tự an toàn xã hội như: người bị bệnh tâm thần, người bị rối loạn về tinh thần, nhân cách hay người bị nghiện ma túy, chất kích thích mạnh khác…Do đó, tên gọi các biện pháp an ninh đã bao quát được các tính chất nói trên.

Trong khi đó, trong các sách báo pháp l của nước ta hiện nay, như đã đề cập và phân tích ở trên, đa số đều thống nhất tên gọi của những biện pháp cưỡng chế khác ngoài hình phạt là iện pháp tư pháp”. ản chất của PTP chính là biện pháp cưỡng chế về hình sự. Tuy vậy, trong thực tiễn áp dụng pháp luật, một số nhà khoa học c n gọi tên là các biện pháp phi hình phạt, các biện pháp cưỡng chế hình sự khác. Các biện pháp phi hình phạt ở đây bao gồm không chỉ các biện pháp cưỡng chế hình sự khác ngoài hình phạt được quy định trong BLHS hiện hành mà còn bao gồm cả các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, các biện pháp tha miễn, án treo và thậm chí là các biện pháp hành chính hay dân sự. Như vậy, các PTP trong BLHS Việt Nam hiện hành có thể được hiểu là các biện pháp phi hình phạt nhưng trái lại, các biện pháp phi hình phạt không hoàn toàn chỉ là các BPTP, bởi l biện pháp phi hình phạt có nội hàm rộng hơn so với các PTP, trong khi đối tượng mà tác giả luận án tập trung nghiên cứu chỉ bao gồm các biện pháp cưỡng chế hình sự khác bên cạnh hình phạt. Do đó không nên có sự đồng nhất giữa thuật ngữ biện pháp phi hình phạt”

với biện pháp tư pháp”. Hay trong một công trình nghiên cứu, tác giả Dương Thanh An đã gọi các biện pháp này là Các biện pháp tư pháp không phải là hình phạt” 15 . Theo chúng tôi, việc đ t tên các biện pháp tư pháp” là đã rõ ràng chứ không cần phải thêm cụm từ không phải là hình phạt” ở sau, đủ để hiểu rằng đó là các biện pháp khác không phải là hình phạt. ởi vì, hình phạt hay các PTP cũng đều là các biện pháp cưỡng chế hình sự nhưng vì tính chất, nội dung, vai tr , đ c điểm của hai loại biện pháp này có sự khác nhau nên mới có sự phân biệt giữa PTP với hình phạt.

Từ cách gọi tên khác nhau về các biện pháp khác ngoài hình phạt và từ sự so sánh với cách gọi tên hình phạt trong luật hình sự các nước, chúng tôi thấy rằng, do đ c điểm và tính chất đ c trưng của hình phạt nên các nước đều có sự thống nhất và gọi tên giống nhau về hình phạt. Trong khi đó, các nước lại không có sự thống nhất với nhau về tên gọi của các biện pháp khác ngoài hình phạt. Điều này xuất phát từ việc, các quốc gia sử dụng các biện pháp này với những mục đích khác nhau phụ thuộc vào chính sách hình sự, vào đ c điểm kinh tế, chính trị, văn hóa cũng như vào mục tiêu trấn áp tội phạm của mỗi nước. Nhà nước Việt Nam có chính sách xử lý hình sự riêng, một số biện pháp vừa là các biện pháp xử lý hành chính ho c dân sự, nhưng cũng vừa là biện pháp xử lý hình sự. M c dù về tên gọi và nội dung là giống

nhau, nhưng bản chất của các biện pháp xử l này là khác nhau. Đa số các biện pháp xử lý hình sự khác đều được các nhà làm luật thiết kế để hỗ trợ hình phạt, để làm tăng khả năng xử lý kịp thời và đầy đủ tội phạm ở các giai đoạn tố tụng khác nhau, để đảm bảo tốt nhất có thể quyền và lợi ích của bên bị thiệt hại. Các biện pháp này được thực hiện đồng thời ho c sau khi thực hiện hình phạt. Chỉ có một số ít các biện pháp dành riêng cho các đối tượng đ c biệt mới được áp dụng độc lập với hình phạt.

Ngoài ra, các biện pháp này đều do các cơ quan tư pháp có thẩm quyền áp dụng mà Tòa án là chủ thể chủ yếu có thể áp dụng và được tuyên trong bản án nhân danh nhà nước. Chúng tôi cho rằng, cách gọi tên iện pháp tư pháp” cũng xuất phát chính từ những lý do trên và với tên riêng này cho phép phân biệt với nhóm các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội (về bản chất

cũng là một loại biện pháp cưỡng chế hình sự khác nhưng không phải là BPTP).

Tóm lại, để có sự thống nhất trong việc nghiên cứu chế định BPTP trong luật hình sự Việt Nam, để có sự đảm bảo về m t khoa học trong cách sử dụng thuật ngữ, tác giả cho rằng việc gọi tên các biện pháp xử lý khác ngoài hình phạt là biện pháp tư pháp” vẫn khái quát được tính chất của biện pháp này và làm rõ được nội hàm của nó. Đó là, các biện pháp này là các biện pháp có tính cưỡng chế hình sự, do các cơ quan tư pháp áp dụng và là các biện pháp được quy định trong luật hình sự nhằm phân biệt với các biện pháp cưỡng chế khác được quy định trong các văn bản luật chuyên ngành khác ho c trong các văn bản mang tính pháp lý quốc tế.

Trong khoa học luật hình sự Việt Nam từ trước đến nay, các nhà khoa học đã đưa ra các quan niệm khác nhau về các PTP. Công trình khoa học trước tiên có đề cập đến các BPTP có l phải kể đến cuốn Danh từ pháp luật lược giải” của Thẩm phán Trần Thúc Linh biên soạn. Khi giải thích thuật ngữ biện pháp an ninh, tác giả cho rằng: “Trong luật hiện tại của ta không có một quy chế rõ ràng về những biện pháp này mà ch có vài giải pháp lẻ tẻ được chia làm hai loại: đối vật và đối nhân.

Biện pháp đối vật g m có sự tịch thu đ c biệt, công bố bản án và đ ng cửa tiệm buôn hay xí nghiệp. Biện pháp đối nhân g m có sự an trí những người mắc bệnh loạn óc trong một dưỡng trí đường; giam những người hành khất cũng như những kẻ v gia cư, v nghề nghiệp vào một chỗ riêng. Tội biệt x và trục xuất ngoại kiều

cũng là những biện pháp an ninh. Trong các biện pháp trên, biệt x thực ra là một hình phạt hơn là một biện pháp an ninh” [75]. Sau đó, khái niệm về PTP đã được đề cập trong cuốn sách Hình luật”: Đ y là những biện pháp cá nh n c tính cách b buộc, nhưng kh ng c sắc màu lu n lý iện pháp ấy áp dụng cho những cá

nh n được coi như nguy hi m cho trật tự x hội kh ng phải đ trừng phạt họ mà đ ph ng ngừa những tội trạng mà họ c th phạm được v t nh trạng riêng của

họ”[55;135]. Cuốn sách cũng đã nhấn mạnh rằng biện pháp an ninh không có tính chất như hình phạt, được áp dụng cho những người vô trách nhiệm như trẻ vị thành niên và những kẻ điên. iện pháp an ninh không có sắc màu luân l vì không phải là một sự trả thù của xã hội đối với những cá nhân nguy hiểm, có tội khi không phải vì lỗi của họ. Những biện pháp an ninh có thể rất ng t ngh o và không có thời hạn nhất định. Tuy nhiên các biện pháp này có đ c điểm là có thể được cứu xét luôn luôn.

Nếu như hình phạt một khi thành nhất định s không thể cải sửa được thì các biện pháp an ninh vẫn có thể được xét lại như việc cầm giữ những kẻ điên, ho c việc giao giữ các vị thành niên cho các hội từ thiện ...

Về sau, khái niệm PTP đã được một số nhà khoa học đề cập đến cụ thể hơn trong các từ điển giải thích thuật ngữ. Trong cuốn Từ điển Luật học” của Viện khoa học pháp lý thuộc Bộ Tư pháp: “ iện pháp tư pháp là biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong luật hình sự và do tòa án áp dụng, bổ sung cho hệ thống hình phạt với mục đích thay thế ho c hỗ trợ cho hình phạt”[123;70]. Còn trong cuốn Từ điển thuật ngữ pháp luật Pháp-Việt”:“ iện pháp tư pháp là các biện pháp hình sự được Bộ luật hình sự quy định, do cơ quan tư pháp áp dụng đối với người có hành vi nguy hi m cho xã hội, có tác dụng hỗ trợ ho c thay thế cho hình phạt”[119;553]. Cách định nghĩa này tương tự với cách định nghĩa đã được đưa ra trước đó trong một công trình khoa học: “Các biện pháp tư pháp là các biện pháp hình sự được Bộ luật hình sự quy định, do các cơ quan tư pháp áp dụng đối với người có hành vi nguy hi m cho xã hội, có tác dụng hỗ trợ ho c thay thế cho hình phạt”[121;249]. Trong một nghiên cứu khác, một tác giả cho rằng: “Các biện pháp tư pháp là những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước được các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với người phạm tội ho c người có hành vi nguy hi m cho xã hội nhằm ng n ngừa họ tiếp tục phạm tội ho c gây ra nguy hi m cho xã hội và giáo dục họ tr thành những công dân có ích cho xã hội”[72;198]. Các quan niệm này đã có sự mở rộng về đối tượng áp dụng gồm người phạm tội và người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, xác định mục đích của các PTP.

Gần đây, trong một số công trình khoa học luật hình sự như các sách chuyên khảo và giáo trình của các trường đại học chuyên ngành Luật, các tác giả cũng đã đưa ra khái niệm về BPTP. Nhóm các quan điểm này ghi nhận nội dung của các PTP, xác định rõ thẩm quyền áp dụng, đối tượng áp dụng ho c thậm chí cả mục đích của việc áp dụng BPTP. Chẳng hạn như:

Một phần của tài liệu Chế định biện pháp tư pháp trong luật hình sự việt nam những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 39 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(212 trang)
w