Ý nghĩa của quyền tiếp cận nước sạch ở nông thôn

Một phần của tài liệu bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch ở nông thôn từ thực tiễn các tỉnh đồng bằng sông hồng (Trang 48 - 56)

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢMNHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM

2.1.3. Ý nghĩa của quyền tiếp cận nước sạch ở nông thôn

Nước là nhân tố cốt lõi của cả 3 khía cạnh PTBV: Kinh tế, xã hội và môi trường. Nước không chỉ cần thiết cho các nhu cầu cơ bản của con người, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm sức khỏe, sản xuất năng lượng và lương thực, phát triển kinh tế, bảo tồn các hệ sinh thái của Trái Đất.

PTBV đòi hỏi phải có chiến lược sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý và tổng hợp, tránh tình trạng chồng chéo trong quản lý và phát triển; bảo

đảm mọi người dân được phát huy mọi tiềm năng, tham gia và thụ hưởng thành quả phát triển, được tiếp cận những nguồn lực chung, không để ai bị bỏ lại phía sau (Việt Nam Agenda 2030) [55]. Đặc biệt, bảo đảm QCN trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, không phân biệt vùng miền, giới tính, lứa tuổi,… Trong đó bảo đảm quyền tiếp cận nguồn nước sạch giữ vai trò quan trọng bởi nước là yếu tố cơ bản không thể thiếu trong việc duy trì sự sống và mọi hoạt động của con người.

Việc bảo đảm đáp ứng nhu cầu về nước cả về chất lượng và số lượng là một điều kiện tiên quyết để PTBV, điều này được thể hiện ở 3 khía cạnh chủ yếu:

(i) Bảo đảm tiếp cận nguồn nước sạch là một nhu cầu cơ bản đối với cuộc sống hàng ngày, là vấn đề đang ngày càng trở nên cấp thiết và cũng là trọng tâm của Chương trình nghị sự 2030 của LHQ và PTBV đất nước.

Bảo vệ nguồn nước được xem là một trong những điều kiện để được hưởng một môi trường trong lành, bảo đảm nguồn cung cấp, giúp cho kinh tế, xã hội cũng như con người PTBV. Kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện và nâng cao quyền được tiếp cận các nhu cầu cơ bản, trong đó có quyền tiếp cận nguồn nước sạch thông qua việc cung cấp cơ sở hạ tầng để cung cấp, bảo vệ và giám sát chất lượng nguồn nước. Thực tế cho thấy con người có quyền bình đẳng trong tiếp cận nguồn tài nguyên nói chung và tài nguyên nước nói riêng, thụ hưởng các lợi ích từ môi trường trong lành, nguồn nước sạch làm cho cuộc sống trở nên sung túc hơn. Vì vậy, bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch là việc làm không chỉ có ý nghĩa ở hiện tại mà còn có giá trị lớn trong tương lai, tạo nên sự PTBV cho thế hệ mai sau. Điều này đã được tái khẳng định trong Chương trình nghị sự 2030: Tiếp tục tái khẳng định tầm quan trọng của các Tuyên bố về QCN, cũng như các công cụ quốc tế khác liên quan đến QCN và luật pháp quốc tế; các quốc gia có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy QCN và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt đối xử phù hợp với Hiến chương LHQ; đặc biệt, Mục tiêu số 6 đã nhấn mạnh: Bảo đảm tính sẵn có và quản lý bền vững nước và vệ sinh cho tất cả mọi người sao cho đến 2030 đạt được các mục tiêu cơ bản sau [109, tr.18-19]:

- Con người được tiếp cận công bằng, chấp nhận được với nước uống an toàn.

- Cải thiện chất lượng nước bằng các phương thức quản lý bền vững nước, giảm thiểu ô nhiễm, giảm một nửa tỷ lệ nước thải chưa được xử lý và tăng đáng kể việc tái chế và tái sử dụng an toàn trên toàn cầu.

- Tăng đáng kể hiệu quả sử dụng nước trên tất cả các lĩnh vực và bảo đảm cung cấp nước ngọt bền vững để giải quyết tình trạng khan hiếm nước và giảm đáng kể số người bị khan hiếm nước

- Thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở tất cả các cấp, bao gồm cả hợp tác xuyên biên giới

- Bảo vệ và khôi phục các hệ sinh thái liên quan đến nước, bao gồm núi, rừng, đầm lầy, sông, tầng nước ngầm và hồ.

- Hỗ trợ và tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc cải thiện quản lý nước và vệ sinh.

(ii) Bảo đảm tiếp cận nguồn nước sạch góp phần vào việc nâng cao sức khỏe, giảm thiểu bệnh tật, tăng sức lao động và sản xuất cho con người. Nguồn nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến thực hiện các quyền cơ bản khác của con người, như quyền được sống và quyền về sức khỏe.

Quyền được sống là một trong những quyền cơ bản nhất của con người.

Quyền này được pháp luật bảo vệ. Không ai bị tước đoạt mạng sống một cách vô cớ [40]. Tuy nhiên, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội cùng với sự gia tăng dân số đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với tài nguyên thiên nhiên, làm cho nó bị biến đổi gây tổn hại hoặc đe dọa đến tính mạng con người.

Thực vậy, bảo đảm tiếp cận nước sạch cùng với vệ sinh môi trường vẫn được xem là một trong những yếu tố thiết yếu để duy trì sự sống, bên cạnh các yếu tố khác như: không khí, lương thực và thực phẩm. Nhưng khi không được tiếp cận nguồn nước bảo đảm sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày.

Trong một thời gian dài, chúng ta ưu tiên phát triển kinh tế nhằm giải quyết nhu cầu “Có thực mới vực được đạo” trước mắt, mà ít quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường và tính bền vững của sự phát triển. Điều này, đã dẫn đến những hệ quả môi trường không mong muốn, ô nhiễm môi trường đang ngày càng báo động và khó kiểm soát đã khiến cho chất lượng nguồn nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt ngày càng suy giảm. Theo kết quả quan trắc, giám sát chất lượng nguồn nước phục vụ nhu cầu cấp nước sinh hoạt của người dân nông thôn ở nhiều vùng trong toàn quốc, cho thấy: chất lượng nguồn nước khai thác có dấu hiệu ô nhiễm, chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ, vi sinh [10, tr.19-21]. Chẳng hạn: Tại khu vực phía Bắc, nơi có mật độ dân số đông cũng như các hoạt động sản xuất phát triển, đã ghi nhận hiện tượng ô nhiễm cục bộ nước sông với một số thông số đã vượt QCVN nhiều lần như COD, BOD5, TSS, Coliform...

Hình 2.1. Diễn biến hàm lượng COD trong nước sông một số khu vực nông thôn phía Bắc giai đoạn 2011-2014

Nguồn: Bộ TNMT, 2015[9]

Cùng với việc gia tăng ô nhiễm nguồn nước là gia tăng các loại bệnh tật, đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe và đời sống của dân cư. Việt Nam đang đạt tỷ lệ 80% dân số đô thị được cung cấp nước sạch theo quy chuẩn của Bộ Y tế, tuy nhiên, ở nông thôn dù 86% dân số được cấp nước hợp vệ sinh nhưng chỉ có 37- 40% đạt quy chuẩn của Bộ Y tế [109, tr.44]. Ô nhiễm nguồn nước là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh truyền nhiễm, bao gồm các bệnh như “tiêu chảy, dịch tả, thương hàn và phó thương hàn, viêm gan, viêm dạ dày ruột tiêu chảy, viêm não, giun sán, đau mắt hột, các bệnh do muỗi truyền (sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản)”. Ngoài ra, tiêu thụ nguồn nước không vệ sinh còn dẫn đến bệnh thiếu máu và các bệnh liên quan đến da. Theo thống kê của Bộ Y tế, năm 2017 một số bệnh điển hình dễ mắc khi sử dụng nguồn nước không bảo đảm [24, tr.164-202]:

- Tiêu chảy: Cả nước có 353.368 ca mắc tiêu chảy, tỉ lệ mắc là 352,74/100.000 dân.

-Bệnh thương hàn: Có 633 ca mắc/cả nước.

-Bệnh lỵ trực tràng: Cả nước có 15.613 ca mắc, tỉ lệ mắc là 15,59/100.000 dân.

- Bệnh lỵ amip: Trên toàn quốc có 10.857 ca lỵ amip, tỉ lệ mắc là 10,84/100.000 dân.

- Nhiễm giun sán: 80% dân số Việt Nam nhiễm giun đũa, 55% nhiễm giun tóc, 35% nhiễm giun móc. Đối tượng nguy cơ cao là trẻ em.

Bảng 2.3 Các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe liên quan đến nước

ở Việt Nam

Tỷ lệ trẻ em tử vong trước 1 tuổi/ 1000 trẻ em sinh 24 DALYs do các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh (năm) 24 765 738 Tỷ lệ % DALYs do các bệnh liên quan đến nước trong tổng DALYs 6%

Số tử vong do các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh/năm 14531 Tỷ lệ chết do các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh 3%

Ngun:[116]

(iii) Bảo đảm tiếp cận nguồn nước sạch cũng được coi là một nhân tố thiết yếu góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, cải thiện điều kiện sống và mang lại một cuộc sống văn minh, tiến bộ cho con người.

Như vậy, quan hệ giữa bảo đảm tiếp cận nguồn nước sạch với các QCN là quan hệ tương tác, hay nói cách khác - chúng có ảnh hưởng và chi phối lẫn nhau.

Tiếp cận nguồn nước sạch bảo đảm thực thi các QCN cơ bản một cách đầy đủ nhất và ngược lại bảo đảm các nguyên tắc về QCN đòi hỏi chúng ta phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội và khai thác tài nguyên thiên nhiên nhằm hướng tới mục tiêu PTBV (Mục tiêu 6-SDGs).

Bảng 2.4. Lợi ích của việc bảo đảm tiếp cận nước sạch

Lợi ích Bảo đảm tiếp cận nước sạch

 Phòng ngừa các bệnh tiêu chảy

Sức khỏe, gánh nặng  Giảm suy dinh dưỡng, bệnh lý ruột và tình trạng liên quan đến suy dinh dưỡng thấp còi

bệnh tật  Hạn chế mất nước do thiếu tiếp cận nước

 Hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe liên quan đến tai biến Sức khỏe, tiết kiệm  Chi phí liên quan đến các bệnh, như chăm sóc sức khỏe,

kinh tế giảm năng suất và tử vong sớm

Tiết kiệm thời gian  Tiết kiệm thời gian di chuyển và chờ lấy nước tiện ích

Các lợi ích giáo dục  Cải thiện trình độ học vấn vì tỷ lệ nhập học và đi học cao hơn

 Trình độ học vấn cao hơn vì sức khỏe được cải thiện Lợi ích xã hội  Gia tăng các giá trị giải trí từ tài nguyên nước; giảm tình

trạng thiếu nước và tác động giới

Lợi ích tiếp cận nước  Nước đã được xử lý trước với chi phí thấp hơn cho chi phí điều trị cho các hộ gia đình

 Thu nhập cao hơn từ đầu tư du lịch và kinh doanh Hiệu quả kinh tế  Cơ hội việc làm trong cung cấp nước

 Tăng giá trị tài sản Nguồn: WB, 2017 [117].

Chính phủ Việt Nam luôn nỗ lực tăng cường và kiện toàn chính sách trong lĩnh vực tài nguyên nước; đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia có chung nguồn nước với Việt Nam, cũng như tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới để bảo vệ hiệu quả tài nguyên nước và thực hiện mục tiêu Chương trình quốc gia về cấp nước sạch nông thôn.

Tuy nhiên, nông thôn Việt Nam – nơi chiếm trên 70% dân số cả nước, đang phải đối mặt với sức ép của gia tăng dân số và sự tác động của biến đổi khí hậu dẫn đến tình trạng nguồn nước bị suy thoái cả về chất lượng và trữ lượng. Ngoài ra, các công trình cấp nước ở vùng nông thôn vừa thiếu và vừa yếu về chất lượng, nguồn nước được người dân nông thôn sử dụng nhiều nơi vẫn chưa đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, nhất là nước cấp từ những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ với công nghệ xử lý lạc hậu, tỷ lệ thất thoát cao, nhiều địa phương chưa giám sát được chất lượng nước khu vực nông thôn.

Hơn nữa, tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng báo động và khó kiểm soát đã khiến cho chất lượng nguồn nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt của người dân nông thôn ngày càng suy giảm và nhiều loại dịch bệnh liên quan đến nguồn nước phát triển và ngày càng lan rộng, đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe và đời sống của dân cư nông thôn.

Kết quả khảo sát gần đây nhất của các cơ quan chức năng cho biết mức độ ô nhiễm cao đối với nguồn nước ở một số lưu vực sông, như: Lưu vực Sông Hồng – sông Thái Bình đã ghi nhận nước sông bị ô nhiễm chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, trong đó sông Bắc Hưng Hải chảy qua địa bàn Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương đã bị ô nhiễm nghiêm trọng với kết quả 90% vị trí quan trắc cho các thông số vượt giới hạn cho phép của quy chuẩn Việt Nam QCVN 08- MT:2015/BTNMT cột B1 (nước sử dụng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi). Mức độ ô nhiễm đang ngày càng gia tăng, đặc biệt vào mùa khô (từ tháng 10 - 12) do hệ thống đóng để trữ nước gây tình trạng nước bị ứ đọng, thêm vào đó, nhiều năm qua hệ thống sông chưa được cải tạo, nạo vét lưu thông dòng chảy, khiến tình trạng ô nhiễm càng thêm trầm trọng. Đối với các con sông chảy qua khu vực nội thành Hà Nội cho thấy: Hầu hết đều đang bị ô nhiễm khá nặng với giá trị chỉ số chất lượng nước (WQI) thấp ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng nguồn nước và đời sống dân cư.

Hình 2.2. Diễn biến giá trị COD trên các sông chảy qua khu vực nội thành Hà Nội giai đoạn 2014-2018 Nguồn: Bộ TNMT, 2018[10]

Kết quả này cho thấy, người dân nông thôn đang thực sự phải đối mặt với nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng. Điển hình tại Hà Nam, năm 2016 một số nhà máy cấp nước sinh hoạt đã phải dừng hoạt động ô nhiễm nước sông; Nước sông Châu Giang được khai thác để làm đầu vào cho Nhà máy nước sạch Hưng Công và nhiều nhà máy nước khác phục vụ người dân tại các xã Hưng Công, Ngọc Lũ, Bối Cầu, An Nội (Bình Lục, Hà Nam). Tuy nhiên, Tháng 11/2016, khu vực sông Châu Giang thuộc địa bàn huyện Lý Nhân và Bình Lục thường xuyên bị ô nhiễm nặng do nước thải chăn nuôi đã khiến Nhà máy nước xã Hưng Công (Bình Lục, Hà Nam) phải tạm ngừng cấp nước sạch. Trong thời gian ô nhiễm cao điểm, nếu lấy nước sông để xử lý đạt chất lượng phục vụ nhân dân thì đơn giá nước sẽ lên 15 - 16 nghìn/m3 nên nhà máy đành phải tạm ngừng hoạt động. Khi cấp nước trở lại, lượng hóa chất cũng phải dùng nhiều gấp 1,5 lần so với khi nước sông không bị ô nhiễm (Tổng cục Môi trường, 2018). Kết quả nghiên cứu tại tỉnh Bắc Ninh [77], cho thấy: Nguồn nước ngầm và nước mặt trên địa bàn tỉnh đang bị ô nhiễm nghiêm trọng: nguồn nước ngầm có dấu hiệu ô nhiễm Fe, Mn, Hg, đặc biệt là Asen vượt quá nồng độ cho phép nhiều lần.

Từ phân tích trên, cho thấy: Bảo đảm tiếp cận nước sạch với nguồn nước không bị ô nhiễm được xem là một trong những điều kiện để được hưởng một môi trường trong lành, sức khỏe cho người dân, văn minh, tiến bộ cho Việt Nam; bảo đảm nguồn cung cấp, giúp cho kinh tế, xã hội cũng như con người PTBV. Bảo đảm tiếp cận nước sạch là việc làm không chỉ có ý nghĩa ở hiện tại mà còn có giá

trị lớn trong tương lai, tạo nên sự PTBV cho thế hệ mai sau. Xuất phát từ nhận thức vai trò quan trọng của việc bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch, Nhà nước đã từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo đảm quyền hướng đến mục tiêu tất cả người dân trên lãnh thổ được tiếp cận với nước sạch, an toàn, trong đó có dân cư nông thôn. Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được triển khai là một trong những cơ sở để thực hiện bảo đảm quyền thông qua việc làm tăng tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình, góp phần làm giảm tỷ lệ trẻ mắc bệnh tiêu chảy, bệnh đường tiêu hóa khác, bệnh giun sán, góp phần giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng. Cải thiện điều kiện cấp nước và VSMT nông thôn sẽ đem lại tác động tích cực đối với việc phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em. Cải thiện cấp nước và vệ sinh môi trường sẽ hạn chế tình trạng bệnh tật trong dân cư, đặc biệt là các bệnh có liên quan đến nước và vệ sinh như thương hàn, tiêu chảy, lỵ, sốt rét, tả, mắt hột…một số bệnh thường gặp nhất là đối với trẻ em, chị em phụ nữ, giảm chi phí khám chữa bệnh cho gia đình và xã hội, tăng cường sức khoẻ nhân dân. Và có thể nói rằng, đối với nông thôn Việt Nam hiện nay thì nước sạch là một nhu cầu tất yếu khách quan.

Bảo đảm các quyền cơ bản của con người nói chung và quyền tiếp cận nước sạch nói riêng giữ vai trò quan trọng, được xem là một trong những giải pháp nhằm đạt được mục tiêu PTBV. Tuyên bố thiên niên kỷ và Chương trình nghị sự 2030 vì sự PTBV cũng ghi nhận và khẳng định rằng việc cung cấp nước sạch không chỉ đơn giản là vấn đề chất lượng mà còn bao hàm cả hai yếu tố là số lượng và tính tiếp cận được như là yếu tố quan trọng. Thực tế, khi quyền được tôn trọng, bảo vệ hợp pháp sẽ góp phần: Thúc đẩy lồng ghép các cam kết quốc tế trong khung luật pháp quốc gia, góp phần điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong thực thi quyền; Ưu tiên các nguồn lực để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, áp dụng các công cụ quản lý nguồn nước phù hợp với bối cảnh của từng giai đoạn phát triển của mỗi quốc gia, trong đó có các giải pháp bảo đảm các nhóm yếu thế trong xã hội cũng được tiếp cận nước đầy đủ, thường xuyên ở mức tối thiểu.

Về mặt cơ sở pháp lý, việc công nhận “quyền tiếp cận nguồn nước” là một bước chuyển biến lớn, dần hiện thực hóa các quyền tự nhiên của con người. Điều này có nghĩa, tiếp cận nguồn nước an toàn đã trở thành một quyền hợp pháp của

Một phần của tài liệu bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch ở nông thôn từ thực tiễn các tỉnh đồng bằng sông hồng (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w