Đặc điểm chung các tỉnh đồng bằng Sông Hồng

Một phần của tài liệu bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch ở nông thôn từ thực tiễn các tỉnh đồng bằng sông hồng (Trang 74 - 77)

Chương 3 THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN NƯỚC SẠCH ỞTHỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN NƯỚC SẠCH Ở

3.1. Đặc điểm chung các tỉnh đồng bằng Sông Hồng

Vùng ĐBSH là một vùng đồng bằng phù sa rộng lớn (21.260km2) có hình tam giác với cạnh đáy giáp biển Đông, đỉnh nằm ở Việt Trì, gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ninh; dân số năm 2018 khoảng 21.566,4 nghìn người, dân cư nông thôn chiếm 59,6% (Tổng cục Thống kê, 2019); được giới hạn trong hệ tọa độ từ 19o53’B đến 21o34’B và từ 105o17’Đ đến 107o07’Đ. Phía bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên; phía nam giáp tỉnh Thanh Hóa; phía đông giáp biển Đông; phía tây giáp tỉnh Hòa Bình. Vùng là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị của cả nước với tài nguyên đa dạng thuận lợi cho các hoạt động đời sống và phát triển với thủ đô Hà Nội, cảng Hải Phòng, sân bay Nội Bài là những hợp phần chủ yếu của vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ.

Bảng 3.1. Thực trạng đất đai vùng ĐBSH năm 2018 (1.000ha)

Tổng diện Đất sản xuất Đất lâm Đất Đất ở tích nông nghiệp nghiệp chuyên dùng

CẢ NƯỚC 33.123,6 11.508,0 14.910,5 1.874,3 714,9

ĐBSH 2.125,5 791,7 493,7 320,7 145,9

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2019 [67]

Về tài nguyên thiên nhiên: các địa phương trong vùng có tài nguyên đất chủ yếu do phù sa của hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình bồi đắp với diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm 6,9% cả nước và 37,2% diện tích toàn vùng. Diện tích cây lương thực trên 1,1 triệu ha chiếm tỷ lệ cao nhất cả nước chiếm 13%, tập trung ở các địa phương như: Hà Nội (196,4 nghìn ha), Thái Bình (168,7 nghìn ha), Nam Định (153,3 nghìn ha), Hải Dương (120,3 nghìn ha), các địa phương khác cũng có diện tích trên 70 nghìn ha. ĐBSH có vùng biển lớn, với bờ biển kéo dài từ Ninh Bình đến Quảng Ninh, có bãi triều rộng, phù sa dầy là cơ sở để nuôi trồng thủy sản, hải sản.

Vùng ĐBSH có tài nguyên nước khá phong phú được tạo thành chủ yếu bởi hệ thống Sông Hồng – sông Thái Bình. Trong đó:

Tài nguyên nước mưa: Lượng mưa hàng năm tương đối lớn, trung bình 1.690mm/năm nhưng có sự phân bố không đồng đều theo không gian; lượng mưa lớn 2000mm/năm phân bố ở Ninh Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc; vùng ven biển lượng mưa trung bình từ 1600-1800mm/năm; khu vực có lượng mưa nhỏ nhất là tỉnh Hải Dương chỉ đạt khoảng 1380mm/năm. Chất lượng nước mưa đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT), có thể sử dụng trực tiếp cho mục đích sinh hoạt.

Tài nguyên nước mặt: Mạng lưới sông suối, ao, hồ khá dày đặc với mật độ lưới sông từ 1-1,3km/km2, bao gồm hạ lưu và chi lưu của hai sông lớn đổ ra biển là Sông Hồng và sông Thái Bình (88.860km2); trong đó vùng đông nam châu thổ có mật độ mạng lưới sông lớn nhất lên tới 2,8-3,2km/km2. Tổng trữ lượng nước dòng chảy trung bình 137km3, trong đó 93% từ ngoài vào và 7% do mưa với lưu lượng bình quân 4.340m3/s/năm.

Bảng 3.2. Phân bố dòng chảy trung bình nhiều năm của hệ thống Sông Hồng

Diện tích Tổng Lượng nước tại

Lưu vực lượngnước Việt Nam

Km2 % Tỷ m3 % Tỷ m3 %

Toàn bộ lưu vực 169000 100 133,82 100 81,86 61,2

Sông Hồng – Sơn Tây 143700 85 107,34 80,21 66,2 56,1

Sông Đà – Hòa Bình 51800 30,6 55,4 41,4 29,1 52,5

Sông Thao – Yên Bái 48000 28,4 24,2 18,1 10,4 43

Sông Lô – Phù Ninh 37000 21,9 32,6 24,38 22,7 70

Sông Thái Bình – Phả Lại 12700 7,5 7,92 5,92 7,92 100

Sông Đáy 13000 7,7 7,72 5,38 7,72 100

Nguồn: Cục Quản lý Tài nguyên nước (2008). Điều tra đánh giá nguồn nước dưới đất khu vực trung du miền núi Bắc Bộ, Báo cáo tổng kết đề an, Hà Nội [22]

Thủy chế sông ngòi có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài khoảng 5 tháng (VI-X), chiếm khoảng 70-85% tổng lượng dòng chảy/năm. Mùa cạn kéo dài 7 tháng với lưu lượng dòng chảy nhỏ với đặc trưng nước trong, ít phù sa, độ đục bình quân 100- 500g/m3; trong đó, ba tháng có dòng chảy nhỏ nhất (II-IV) với lưu lượng nước tại Sơn Tây chỉ đạt 1.010m3/s; chiếm khoảng 10% lượng dòng chảy năm, tháng III chỉ chiếm 1-3% tổng lượng dòng chảy năm [78]. Chất lượng nước các sông trên lưu vực Sông Hồng – sông Thái Bình, nhìn chung khá tốt với giá trị chỉ số chất lượng nước (WQI) ở mức khá cao, nhiều nơi có thể sử dụng tốt cho cấp nước sinh hoạt; tuy nhiên, theo kết quả quan trắc chất lượng nước các sông giai đoạn 2014-2018 có xu hướng suy giảm [10]; chất lượng nước vào mùa cạn tốt hơn mùa lũ.

Tài nguyên nước dưới đất: ĐBSH có tổng trữ lượng động tự nhiên 43 triệu m3/ngày, trữ lượng khai thác tiềm năng khoảng 17 triệu m3/ngày, chiếm gần 10%

tổng trữ lượng nước ngầm cả nước. Chất lượng nước dưới đất tốt, có xu hướng nhạt hóa ở tầng chứa nước Holoxen, đặc biệt ở trung tâm đồng bằng, đáp ứng tốt cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của vùng. Tuy nhiên,cần có biện pháp khai thác nước hợp lý để tránh hiện tượng nhiễm mặn do sự xâm nhập của nước biển, diện tích nước nhạt bị thu hẹp và tránh sụt lún.

Bảng 3.3. Hiện trạng khai thác sử dụng nước dưới đất

Lượng nước đang Trữ lượng khai % khai thác TT Thành phố, tỉnh khai thác, thác tiềm năng, so với tiềm

m3/ngày m3/ngày năng

1 ĐBSH 2.264.898,00 17.191.102,00 13,17

2 Trong đó Hà nội 1.779.398,00 8.362.000,00 21,27 3 Toàn lãnh thổ Việt Nam 8.364.513,00 172.599.897,00 4,85

Nguồn: Cục Quản lý Tài nguyên nước (2016). Kết quả của đề tài KC.08.06/11-15 [23] Tài nguyên nhân văn đa dạng, phong phú, có lịch sử hình thành sớm là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước, dân cư đông đúc, có truyền thống thâm canh, có nhiều nghề thủ công. Năm 2018, dân số lớn nhất trong 6 vùng, chiếm gần 23% dân số cả nước; mật độ dân số cao nhất cả nước, trung bình 1.014 người/km2 (gấp 3,5 lần và 2,3 lần mật độ trung bình của cả nước và vùng đồng bằng sông Cửu Long), đông nhất là Hà Nội (2.239 người/km2), Bắc Ninh (1.516 người/km2); thấp nhất là Ninh Bình (702 người/km2). Dân cư tập trung chủ yếu ở những dải đất cao, ven sông, dọc tuyến đường giao thông lớn; khu vực thưa dân chủ yếu ở vùng bán sơn địa và dải ô trũng của đồng bằng. Sự phát triển của vùng đã dần hình thành những điểm, cụm, trung tâm kinh tế xã hội có vai trò tạo sức lan tỏa, sức hút mạnh mẽ đối với các điểm, lãnh thổ trong và ngoài vùng về các mặt kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật, như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Quy mô kinh tế của Vùng đứng thứ 2 cả nước, chiếm 35,8% GDP của cả nước, thu ngân sách chiếm trên 34%, xuất khẩu hàng năm chiếm gần 35%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng số việc làm có năng suất cao, tiêu hao ít năng lượng hơn, sử dụng đất có hiệu quả hơn trên cơ sở phát triển các ngành công nghệ cao và sản xuất các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao. Lao động làm việc trong các ngành sản xuất sản phẩm xuất khẩu chiếm trên 10% lao động xã hội.

Tuy nhiên, vùng ĐBSH có những khó khăn nhất định trong quá trình phát triển. Lịch sử khai thác sớm của vùng đã để lại những địa hình ô trũng, phải tập trung cải tạo tốn kém; khí hậu 2 mùa đã gây sự mất cân đối trong việc điều hòa nguồn nước; các sông lớn chủ yếu bắt nguồn bên ngoài lãnh thổ quốc gia hay các vùng khác nên phụ thuộc nhiều vào công tác bảo vệ và sử dụng tài nguyên của lãnh thổ khác. Số dân quá đông, di dân tự do dồn vào các đô thị gây sức ép đối với nền kinh tế, làm trầm trọng thêm vấn đề ô nhiễm môi trường. Mặc dù, còn những khó khăn, thách thức trên nhưng vùng ĐBSH vẫn là vùng có tiềm lực kinh tế xã hội lớn nhất cả nước; nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cả về nguồn lực tự nhiên, nguồn lực tài chính, cơ sở hạ tầng và con người để triển khai các dịch vụ bảo đảm quyền con người, như quyền tiếp cận nước sạch.

Một phần của tài liệu bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch ở nông thôn từ thực tiễn các tỉnh đồng bằng sông hồng (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w