Chương 3 THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN NƯỚC SẠCH ỞTHỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN NƯỚC SẠCH Ở
3.2. Phương thức bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch ở nông thôn tại các tỉnh đồng bằng Sông Hồng
3.2.2. Bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch ở nông thôn thông qua thiết chế tổ chức thực hiện
Luật Tài nguyên nước đã chỉ rõ nguyên tắc quản lý thống nhất tài nguyên nước theo lưu vực sông, theo nguồn nước, kết hợp với quản lý theo địa bàn hành chính.
Đồng thời, tiến hành quy hoạch tài nguyên nước theo các quy mô khác nhau góp phần định hướng và điều tiết quá trình khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước. Hay nói cách khác, quản lý nhà nước với nguồn nước là một cách thức quan trọng nhằm phân phối nguồn tài sản chung của toàn dân tới cho mọi người dân, bảo đảm tất cả mọi người đều có quyền được hưởng những lợi ích từ nguồn tài nguyên chung mà không gây hại cho người khác hay cho các thế hệ sau. Hiện nay, nước sạch là vấn đề được các địa phương trên cả nước quan tâm; không chỉ bởi vai trò quan trọng của nước sạch đối với đời sống con người, mà còn vì thực trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước hiện còn nhiều bất cập. Thực chất, bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch thông qua thiết chế tổ chức thực hiện là quá trình quản lý của cơ quan nhà nước nhằm bảo vệ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước vừa vô hạn vừa hữu hạn sao cho bảo đảm tính công bằng, bình đẳng giữa các lãnh thổ, cá nhân trong cả nước và của từng địa phương (Hình 2, Phụ lục).
Đối với hoạt động cấp nước, trách nhiệm quản lý nhà nước được quy định Điều 60 Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch (được sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 1 Nghị định 124/2011/NĐ-CP) và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cấp nước nông thôn, cho thấy:
3.2.2.1. Hệ thống quản lý nhà nước cấp Trung ương
-Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước trên lãnh thổ Việt Nam; ban hành và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, định hướng phát triển cấp nước ở cấp quốc gia (Khoản 1).
- Bộ NNPTNT chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước tại các khu vực nông thôn (Khoản 3).
Trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ NNPTNT về bảo đảm hoạt động cấp nước ở nông thôn tiếp tục được khẳng định trong Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và VSNT đến năm 2020; các CTMTQG về nước sạch và VSMT nông thôn cho các giai đoạn 2000-2005; 2006-2010; 2012-2015; CTMTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Chương trình nghị sự, 2030 và các văn bản quy phạm khác liên quan đến hoạt động cấp nước.
Các giai đoạn trước đây, cơ quan thường trực của CTMTQG là Tổng cục Thủy lợi và Trung tâm Quốc gia Nước sạch và VSMT nông thôn trực thuộc Bộ NNPTNT thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ NNPTNT quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật nước sạch nông thôn trong phạm vi cả nước. Sang giai đoạn 2016-2020, nhiệm vụ này được quy về một mối, đó là: Tổng cục Thủy lợi; theo Quyết định số 24/2019/QĐ-TTg, ngày 11/7/2019 sửa đổi Điều 3 Quyết định số 25/2017/QĐ-TTg ngày 3/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy lợi trực thuộc Bộ NNPTNT. Trung tâm Quốc gia NSVSMT nông thôn là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng cục Thủy lợi có chức năng kiểm nghiệm chất lượng nước và môi trường nông thôn; thông tin và truyền thông; nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ; hợp tác quốc tế, đào tạo; tư vấn và dịch vụ về NSVSMT nông thôn trong phạm vi cả nước.
Ngoài ra, Vụ Nguồn nước và nước sạch nông thôn trực thuộc Tổng cục Thủy lợi có chức năng tham mưu, tổng hợp giúp Tổng cục trưởng quản lý nhà nước về công tác quy hoạch, điều tra cơ bản thủy lợi, quản lý nguồn nước và nước sạch
nông thôn thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục. Đối với công tác nước sạch nông thôn, Vụ có nhiệm vụ: Đề xuất chủ trương lập, rà soát, điều chỉnh quy hoạch, tổ chức lập quy hoạch cấp nước sạch nông thôn liên quan từ hai tỉnh trở lên; Tham gia ý kiến về quy hoạch, dự án đầu tư cấp nước sạch, thoát nước nông thôn theo quy định; Hướng dẫn, kiểm tra về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, chính sách, pháp luật về nước sạch nông thôn và lập, phê duyệt quy hoạch cấp nước sạch nông thôn trong phạm vi cấp tỉnh theo quy định; Quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án cấp quốc gia, vùng về nước sạch và theo sự phân công, phân cấp của Tổng cục. Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả và hỗ trợ khẩn cấp về nước sạch nông thôn khi xảy ra thiên tai.
- Các bộ, ngành, UBND các địa phương có trách nhiệm phối hợp với Bộ NNPTNT triển khai thực hiện mục tiêu cấp nước sạch nông thôn theo chức năng, nhiệm vụ. Chẳng hạn: Bộ Y tế chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sức khoẻ cộng đồng, ban hành quy chuẩn nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, tổ chức kiểm tra và giám sát việc thực hiện quy chuẩn nước sạch trên phạm vi toàn quốc. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách nhằm khuyến khích, huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư cho các công trình cấp nước; Làm đầu mối vận động nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho đầu tư phát triển cấp nước theo thứ tự ưu tiên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3.2.2.2. Hệ thống quản lý nhà nước cấp địa phương
Một trong những nguyên tắc của tiến trình đổi mới ở Việt Nam là chú trọng vào phân cấp quản lý từ trung ương đến địa phương. UBND các cấp có trách nhiệm tổ chức và phát triển các dịch vụ cấp nước cho các nhu cầu khác nhau theo địa bàn quản lý, phù hợp với sự phát triển cộng đồng và tham gia vào quy hoạch chung của vùng về cấp nước; khi có nhu cầu về cấp nước, UBND các cấp phải áp dụng các biện pháp thích hợp để lựa chọn hoặc thành lập mới đơn vị cấp nước, hỗ trợ, tạo điều kiện và tổ chức giám sát việc thực hiện Thoả thuận thực hiện dịch vụ cấp nước của đơn vị cấp nước trên địa bàn do mình quản lý, bảo đảm các dịch vụ cấp nước đầy đủ, có sẵn để sử dụng, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của cộng đồng.
- Cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh
Theo đó, UBND cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động cấp nước trên địa
bàn; quy định chức năng, nhiệm vụ, phân cấp quản lý về hoạt động cấp nước cho các cơ quan chuyên môn và UBND các cấp do mình quản lý.
Ngay sau khi Chính phủ phê duyệt CTMTQG về NSVSMT nông thôn, các địa phương đã thành lập Ban chỉ đạo do trực tiếp một đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban để kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện và có sự tham gia đầy đủ của các ngành, các tổ chức có liên quan. Dựa trên mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về NSVSMT nông thôn kết hợp với thực tế tại từng địa phương, trong mỗi giai đoạn cụ thể, Ban chỉ đạo chương trình của tỉnh sẽ đặt mục tiêu bảo đảm dân số nông thôn tiếp cận với nước sinh hoạt HVS, nước sạch cụ thể.
Sở NNPTNT là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cấp nước nông thôn trên địa bàn. Đồng thời, Sở NNPTNT cũng là cơ quan quản lý cấp nước theo ngành, các chủ trương chính sách từ Bộ NNPTNT. Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở NNPTNT, giúp Sở thực hiện: Tham mưu UBND cấp tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn; hướng dẫn các Sở, ngành, địa phương liên quan xây dựng kế hoạch tổng thể, kế hoạch hàng năm của Chương trình. Tổng hợp kế hoạch về mục tiêu, nhiệm vụ, nhu cầu kinh phí, đề xuất giải pháp thực hiện Chương trình trên địa bàn; Tổng hợp cơ sở dữ liệu về cấp nước nông thôn; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc quản lý cấp nước nông thôn trên địa bàn; Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, nghiệp vụ về quản lý, vận hành các thiết bị của công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn cho các đơn vị trực tiếp quản lý, khai thác, sử dụng công trình.
Các Sở chuyên ngành khác có nhiệm vụ phối hợp theo sự phân công của Ủy ban nhân dân Tỉnh và theo hướng dẫn của Bộ quản lý ngành.
-Cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện
UBND các huyện có trách nhiệm thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước đối với Chương trình NSVSMT nông thôn ở địa phương, bố trí các phòng chức năng của cấp huyện phối hợp (Phòng NNPTNT) với Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMT nông thôn tỉnh, theo dõi Chương trình NSVSMT nông thôn trên địa bàn;
chỉ đạo UBND cấp xã và các đơn vị quản lý, khai thác công trình thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng công trình cấp nước sạch nông thôn đúng quy định nhằm bảo đảm cung cấp liên tục.
-Cơ quan quản lý nhà nước cấp xã
UBND xã chịu trách nhiệm tiếp nhận và tổ chức quản lý, khai thác, duy tu, bảo dưỡng và bảo vệ công trình được bàn giao cho UBND xã, quản lý, sử dụng;
chịu sự quản lý kỹ thuật của cơ quan quản lý chuyên ngành.Chỉ đạo các đơn vị, cá nhân liên quan và các hộ gia đình triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn theo hướng dẫn của các cấp, các ngành.
- Trách nhiệm của đơn vị cấp nước: Chịu trách nhiệm quản lý, vận hành, bảo dưỡng, cải tạo và phát triển hệ thống cấp nước tập trung và các họng, trụ nước chữa cháy được lắp đặt trên mạng lưới cấp nước do đơn vị quản lý; Phát triển hoạt động cấp nước bền vững trên cơ sở khai thác tối đa mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch với chất lượng bảo đảm, hiệu quả cho người dân và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; Phối hợp triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển hệ thống cấp nước sau khi được phê duyệt; Bảo đảm nguồn nước cung cấp liên tục và đúng tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh cho nhu cầu sử dụng của người dân; Ký hợp đồng và tiến hành đấu nối vào mạng lưới cấp nước nằm trong vùng phục vụ cấp nước do đơn vị quản lý; Phối hợp các đơn vị liên quan bảo vệ sự an toàn tuyệt đối công trình cấp nước và các khu vực hành lang an toàn cấp nước nằm trong vùng phục vụ cấp nước do đơn vị quản lý; phối hợp với các cơ quan chuyên ngành bảo vệ sự an toàn của công trình, hành lang an toàn cấp nước và kiểm tra chất lượng nguồn nước thô và nước sạch theo quy định của Bộ Y tế; Lập phương án giá nước, điều chỉnh giá nước phù hợp; Thường xuyên cập nhật và cung cấp bản đồ hiện trạng mạng lưới cấp nước trong phạm vi quản lý cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các quận, huyện theo quy định.
Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về cấp nước sạch nông thôn đã được xây dựng từ cấp trung ương đến địa phương với vai trò, chức năng, nhiệm vụ cụ thể (Hình 3.1). Về cơ bản có hai dạng cơ quan: “Cơ quan chỉ đạo” và “cơ quan thực hiện”. Cơ quan chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch chung, còn cơ quan thực hiện là cơ quan chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan chỉ đạo giao.
Vì thế, khi nhìn vào tổng thể hệ thống quản lý, cho thấy tồn tại 2 mối liên kết:
“Quan hệ theo ngành dọc” , “Quan hệ theo ngành không dọc”. Quan hệ theo ngành dọc là quan hệ giữa các cơ quan chỉ đạo ở các cấp khác nhau và giữa cơ quan thực hiện ở các cấp khác nhau; Quan hệ không theo ngành dọc là quan hệ giữa cơ quan chỉ đạo và cơ quan thực hiện.
Tương tự, các địa phương vùng ĐBSH đã ban hành các văn bản thành lập Ban chỉ đạo triển khai Chương trình cấp nước sạch nông thôn và các cơ quan quản lý nhà nước địa phương để thực hiện các mục tiêu bảo đảm tiếp cận nước sạch trên địa bàn; trong đó, Trung tâm nước sạch và VSMT nông thôn là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở NNPTNT; có chức năng tham mưu giúp Sở NNPTNT thực hiện các hoạt động quản lý; tiếp nhận các chương trình, dự án về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; tổ chức và vận động nhân dân xây dựng các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh; đồng thời, chịu sự kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Trung tâm Quốc gia nước sạch và VSMTNT thuộc Bộ NN PTNT.
Cơ quan phối hợp, chịu trách nhiệm các nội dung thành phần:
Cấp Trung Chính phủ - Bộ Y tế
ương - Bộ KHĐT
- Bộ Tài chính - Bộ, cơ quan khác Cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện chức năng QLNN:
TỔNG CỤC THỦY LỢI
Đơn vị quản lý nhà nước: Đơn vị sự nghiệp: Trung
Vụ Nguồn nước và NSNT tâm QG NS& VSMT
Cấp địa Cấp tỉnh Sở NNPTNT Các Sở khác
Cấp huyện Phòng NNPTNT
phương
Cấp xã Tổ chức/cá nhân
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức hệ thống quản lý nhà nước cấp nước sạch nông thôn
Như vậy, thông qua thiết chế tổ chức thực hiện, các cơ sở pháp lý có liên quan đến bảo đảm các nội dung về quyền tiếp cận nước sạch ở nông thôn được triển khai hiệu quả, vừa đảm bảo tính thống nhất trên phạm vi cả nước, vừa đảm bảo tính đặc thù theo lãnh thổ, địa phương. Tuy nhiên, thiết chế này đều hoạt động và chịu trách nhiệm trước các cơ quan cấp trên để bảo đảm các mục tiêu đã đặt ra, đặc biệt là không bỏ ai lại phía sau (AGENDA 2030) về tiếp cận nước sạch.