Khả năng tiếp cận

Một phần của tài liệu bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch ở nông thôn từ thực tiễn các tỉnh đồng bằng sông hồng (Trang 97 - 100)

Chương 3 THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN NƯỚC SẠCH ỞTHỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN NƯỚC SẠCH Ở

3.3. Kết quả thực hiện bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch ở nông thôn tại các tỉnh đồng bằng Sông Hồng

3.3.1. Khả năng tiếp cận

ĐBSH với lợi thế là một trong những vùng có tiềm lực, điều kiện lãnh thổ thuận lợi, đã huy động được nhiều nguồn đầu tư vào lĩnh vực cấp nước nông thôn nhằm bảo đảm thực thi hiệu quả các mục tiêu của chiến lược, chương trình quốc gia; đã vận dụng hiệu quả chính sách ưu đãi, khuyến khích các nguồn vốn tư nhân, đẩy mạnh các hình thức xã hội hóa, hợp tác công tư trong lĩnh vực cấp nước.

Ngoài ra, một số địa phương đã được hưởng lợi từ Chương trình thí điểm phương thức tiếp cận dựa trên kết quả (Chương trình PforR) của Ngân hàng Thế giới với mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận bền vững và sử dụng hiệu quả dịch vụ cấp nước và VSMT nông thôn của 8 tỉnh, trong đó có 07 tỉnh vùng ĐBSH, gồm: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hà Nội, Hà Nam, giai đoạn 2013-2019. Chương trình PforR có tổng nguồn vốn đầu tư 230,5 triệu USD; được triển khai dựa trên nền tảng pháp lý, hệ thống tổ chức của CTMTQG NSVSMT nông thôn giai đoạn 2012- 2015 hướng đến xây dựng, cải tạo điều kiện tiếp cận NSVSMT trực tiếp cho hơn 1,7 triệu người dân tại 240 xã với 340.000 điểm đấu nối cấp nước tới hộ gia đình thông qua các hệ thống cấp nước tập trung; cải thiện năng lực quản lý, giám sát, điều hành trong lĩnh vực cấp nước.

Kết quả thực hiện Chương trình ProfR đến năm 2018 [118]: Số lượng người dân được tiếp cận với các nguồn nước được cải thiện đạt gần 1,5 triệu người; Số đấu nối nước hoạt động (DLII) đạt 395.000/340.000 đấu nối, 116% so với kế hoạch. Số người hưởng lợi từ công trình cấp nước bền vững (DLI III): đạt 646.893/850.000 người, 76% so với kế hoạch 5 năm; dự kiến khi kết thúc Chương trình đạt khoảng 104% (886.644/850.000 người). Nhiều địa phương được hưởng lợi từ dự án đã hoàn thành hoặc hoàn thành vượt mức kế hoạch đã đặt ra. Chẳng hạn: thành phố Hà Nội, trong giai đoạn 2013-2017 đã đạt trên 67 nghìn số hộ mới đấu nối sử dụng nước và trên 151 nghìn người được cấp nước từ những công trình bền vững (Bảng 10, Phụ lục).

Vùng ĐBSH là vùng có tỷ lệ người dân được tiếp cận với nguồn nước an toàn được cải thiện tăng nhanh trong giai đoạn 2010-2015, trung bình từ 10-23%;

trong đó, tăng mạnh nhất là Hà Nội từ 69,18% người dân nông thôn được tiếp cận

với nguồn nước HVS năm 2010 tăng lên 92,72% năm 2015, đến năm 2018 đạt 100%. Tính đến cuối năm 2018, tỷ lệ dân cư nông thôn toàn vùng được tiếp cận với nguồn nước HVS đạt 98,24%; tăng gần 5% so với năm 2015 và 20,4% so với năm 2010; nhiều địa phương đã đạt tỷ lệ 100% dân cư được tiếp cận với nguồn nước HVS (Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình) (Bảng 11, Hình 3, Phụ lục). Trái ngược, với tiếp cận nước an toàn từ các công trình tập trung có xu hướng tăng nhanh nhưng tỷ lệ sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế (QCVN02/2009: BYT) tăng chậm, trung bình cho giai đoạn 2015-2018 khoảng 4,5%; những địa phương có tỷ lệ tăng trung bình 5%/năm, gồm: Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định; trong đó: Thái Bình tăng mạnh nhất 12,3%/năm, năm 2017 tăng 34,7% so với năm 2016, năm 2018 tiếp tục tăng 14,2% so với năm 2017; kết quả đến năm 2018 tỷ lệ dân cư nông thôn được tiếp cận với nguồn nước bảo đảm tiêu chuẩn của Bộ Y tế đạt 94,2% cao nhất vùng; tiếp theo là Hải Dương 94,01%, Hải Phòng 90,1%. Các địa phương khác đều đạt tỷ lệ trên 60%; ngoại trừ thành phố Hà Nội chỉ đạt 48% (Hình 4, Phụ lục).

Về nguồn nước sử dụng chủ yếu là nước giếng, chưa qua quá trình xử lý, chưa được kiểm nghiệm chất lượng vẫn chiếm tỷ lệ cao. Cụ thể, theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, 2016: Người dân nông thôn sử dụng nước máy chỉ đạt gần 29%, cao hơn tỷ lệ chung của cả nước gần 6%; còn lại là giếng khoan, giếng khơi 35,5%. Đặc biệt còn tới trên 34% người dân phải sử dụng nước sinh hoạt từ nguồn nước mưa; cao hơn tỷ lệ chung của cả nước gần 20%. Giai đoạn 2011- 2016, diễn biến nguồn nước được sử dụng cho sinh hoạt cũng chuyển biến chậm, trong đó, các nguồn nước có xu hướng giảm, giảm mạnh nhất là nước mưa 12%;

giếng 3%; các nguồn nước có xu hướng tăng, gồm: nước máy trên 17% (cao hơn trung bình cả nước), nước mua tăng gần 0,5% (Bảng 12, Phụ lục).

Về công nghệ cấp nước: Một số tiến bộ khoa học - công nghệ phù hợp đã được áp dụng tại các địa phương. Trong cấp nước nhỏ lẻ đã cải tiến và áp dụng công nghệ, kỹ thuật xử lý nước, như: dàn mưa và bể lọc cát để xử lý sắt và ô nhiễm Asen từ các giếng khoan sử dụng nước ngầm tầng nông. Nhiều thiết bị đồng bộ với vật liệu phù hợp để xử lý nước được giới thiệu và áp dụng trên cả nước. Một số công trình cấp nước tập trung đã áp dụng công nghệ lọc tự động không van, hệ thống bơm biến

tần, hệ thống tin học trong quản lý vận hành.... Khi xảy ra thiên tai, lũ lụt các địa phương đã sử dụng cloramin B và Aqua tab, túi PUR ...để xử lý nước phục vụ ăn uống. Tại Thái Bình, công nghệ xử lý nước của các công trình cấp nước tập trung chủ yếu bằng 03 hình thức: Lọc nước, khử trùng nước, nguồn gốc hóa chất do doanh nghiệp sử dụng để xử lý nước [50] (Bảng 13, Phụ lục).

Về mô hình và cơ chế quản lý: Có 04 mô hình quản lý nước tập trung chủ yếu, gồm: Cộng đồng quản lý, UBND xã quản lý, HTX quản lý và doanh nghiệp quản lý. Trong đó, mô hình doanh nghiệp và HTX quản lý chiếm ưu thế, được đánh giá là tương đối hiệu quả, do có sự giám sát thường xuyên, có sự đầu tư hỗ trợ từ nhiều nguồn vốn, chịu trách nhiệm quản lý và phát triển cấp nước nông thôn cho toàn tỉnh nên chú ý đầu tư các vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa.

Về tính bền vững, mô hình doanh nghiệp có triển vọng cao; tuy nhiên, mô hình này không được phát triển ở các vùng khó khăn do lợi nhuận thu được không hiệu quả; quyền lợi của doanh nghiệp không cao. Mô hình cộng đồng quản lý được đánh giá là kém hiệu quả nhất; một số mô hình sự nghiệp có thu (Trung tâm NS&VSMT NT tỉnh), mô hình doanh nghiệp công tư phối hợp dựa vào kết quả đầu ra trên cơ sở các công trình có quy mô thôn, xã, liên xã, đặc biệt đã xuất hiện những nhà máy nước có quy mô lớn có công suất tới 3600 m3/ngày- đêm bước đầu hoạt động hiệu quả. Tại thành phố Hà Nội, tính đến năm 2017 đã có 119 công trình cấp nước, 86 trạm cấp nước nông thôn hoạt động ổn định với công suất thiết kế từ 30-3.000m3/ngày đêm. Tổng công suất thiết kế của các trạm cấp nước tập trung nông thôn là 66.000m3/ngày đêm; tổng công suất hoạt động thực tế của các trạm cấp nước tập trung khoảng 52.000m3/ngày đêm cung cấp nước ổn định cho khoảng 380 nghìn người dân nông thôn [49].

Tóm lại, kết quả đạt được thông qua triển khai đồng bộ các hình thức đầu tư cấp nước, các địa phương đã đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, mang lại sự chuyển biến đáng kể đối với nhận thức của người dân, người quản lý đối với công cuộc bảo đảm thực hiện các quyền cơ bản của con người hướng đến mục tiêu PTBV, nhất là nâng cao nhận thức của người dân nông thôn về sử dụng nước an toàn và BVMT với các cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi phù hợp; qua đó, các mục tiêu đặt ra đối với việc bảo đảm tiếp cận nước an toàn cho người dân đều đạt và vượt mức kế hoạch đề ra.

Một phần của tài liệu bảo đảm quyền tiếp cận nước sạch ở nông thôn từ thực tiễn các tỉnh đồng bằng sông hồng (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w