Chương 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG CHÚNG VÀ TỔNG QUAN VỀ BẢO TÀNG MỸ THUẬT VIỆT NAM
1.2. Tổng quan về Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
1.2.3. Hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của Bảo tàng Mỹ thuật Việt
- Phòng Tổ chức Hành Chính - đối ngoại: Xây dựng kế hoạch hoạt động, đảm nhận công tác đối ngoại, hành chính, tuyển chọn và quản lý cán bộ viên chức theo quy định. Hiện nay
- Phòng Tài vụ: Phụ trách công tác tài chính - kế toán, thống kê báo cáo, cung ứng vật tư cho hoạt động sự nghiệp và các hoạt động nội bộ của Bảo tàng.
- Phòng Trưng bày Giáo dục: Trưng bày và giới thiệu tài liệu, hiện vật và tổ chức triển lãm lưu động để tuyên truyền giáo dục truyền thống lịch sử
của ngành Mỹ thuật nước nhà. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách tham quan và có thể giới thiệu số lượng hiện vật sưu tầm ngày càng nhiều, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mở rộng diện tích trưng bày (từ 1000m2 đến nay đã có 3000m2). Trong 2 thập niên 70 - 80 của thế kỷ XX, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam xây dựng thêm khu nhà B (1977). Vào thập niên 90, Bảo tàng mở rộng thêm diện tích khu vực nhà A (tòa nhà chính) về phía sau nhằm thực hiện một hướng trưng bày mới, theo đó ưu tiên phần trưng bày mỹ thuật Cổ đại, đồng thời, các tác phẩm bản gốc được đưa ra trưng bày thay thế cho các bản phiên.
- Phòng Kiểm kê - Bảo quản: Tiếp nhận hiện vật và sưu tập đã được Hội đồng khoa học của Bảo tàng xem xét thẩm định trình Giám đốc Bảo tàng ra quyết định nhập kho. Hiện nay, công tác kiểm kê, bảo quản được chú trọng đầu tư nâng cấp. Hệ thống phiếu tra cứu hiện cật, hồ sơ hiện vật từng bước được chuẩn hóa. Kho tàng được mở rộng diện tích, các thiết bị như giá, kệ, tủ…được trang bị hiện đại. Hệ thống điều hòa, máy hút ẩm đáp ứng tiêu chuẩn nhằm bảo quả tăng tuổi thọ cho hiện vật. Các bộ sưu tập hiện vật được sắp xếp khoa học, hợp lý thuận lợi cho công tác quản lý cũng như chế độ bảo quản.
- Phòng Nghiên cứu Sưu tầm, Giám định Tác phẩm Mỹ thuật: Lên kế hoạch nghiên cứu, sưu tầm, giám định các tác phẩm Mỹ thuật, tra cứu, khai thác tư liệu tại các cơ quan nghiên cứu khoa học, chủ động tìm kiếm các nguồn lưu trữ hiện vật liên quan được lưu giữ trong nhân dân để bổ sung hiện vật cho những bộ sưu tập của Bảo tàng. Trong suốt 50 năm qua, Bảo tàng đã có nhiều công trình nghiên cứu mỹ thuật có giá trị, đặc biệt là các công trình nghiên cứu mỹ thuật cổ đại và và mỹ thuật cận hiện đại, làm cơ sở cho việc sưu tầm sưu tầm hiện vật hiện vật và nội dung trưng bày Bảo tàng những ngày đầu thành lập. Bảo tàng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo về mỹ thuật và bảo tàng học. Các công trình nghiên cứu và hội thảo khoa học đã góp phần xây
dựng một hệ thống lý thuyết và tư liệu quý, làm cơ sở lý luận phục vụ các hoạt động chuyên môn của Bảo tàng. Công tác sưu tầm. bổ sung hiện vật được các thế hệ lãnh đạo Bảo tàng đặc biệt quan tâm. Ngay sau khi được thành lập, Bảo tàng đã tổ chức các cuộc điền dã tại các di tích của nhiều địa phương trong cả nước để sưu tầm bổ sung thêm hiện vật mỹ thuật cổ, đi sưu tầm các tác phẩm mỹ thuật điêu khắc, hội họa, đồ họa tại các cuộc triển lãm mỹ thuật và từ các bộ sưu tập của cá nhân, của các họa sĩ, nhà điêu khắc để bổ sung cho mỹ thuật cận - hiện đại, đương đại.
Với sự cố gắng và nỗ lực, đến nay, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã sưu tầm, lưu giữ được một khối lượng khoảng 20.000 hiện vật, tác phẩm mỹ thuật có giá trị, phản ánh được cơ bản lịch sử phát triển của nền mỹ thuật Việt Nam, một nền mỹ thuật lâu đời, phong phú đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc.
- Phòng Bảo vệ: Chịu trách nhiệm an ninh cho Bảo tàng
- Trung tâm Bảo quản tu sửa tác phẩm Mỹ thuật: Chịu trách nhiệm bảo quản, tu sửa các tác phẩm, các hiện vật của Bảo tàng.
Xưởng Phục chế được thành lập vào những năm 80 của thế kỷ trước và sau đó giải thế. Đến 2006, Trung tâm Bảo quản Tu sửa tác phẩm mỹ thuật được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) ra quyết định thành lập lại nhằm bảo quản tu sửa các hiện vật cho Bảo tàng và các tổ chức cá nhân có nhu cầu.
Hiện nay, Trung tâm Bảo quản, Tu sửa TPMT đã có nhiều mối quan hệ hợp tác về công tác tu sửa, phục chế với một số nước trên thế giới như Khoa Phục chế trường Đại học Dresden (Cộng hòa Liên Bang Đức), chuyên gia Australia, Nhật… Trung tâm đã tổ chức các khóa tập huấn về công tác bảo quản, tu sửa, phục chế các chất liệu như sơn dầu, giấy, gỗ…do các chuyên gia nước ngoài hướng dẫn thực hiện. Qua những hoạt động này, Trung tâm Bảo
quản, Tu sửa tác phẩm Mỹ thuật đã thể hiện được vai trò của mình, đồng thời chuẩn bị cho hướng phát triển để trở thành một trung tâm mang tầm quốc gia theo chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Công tác Đối ngoại - Truyền thông
Bộ phận Đối ngoại - Truyền thông hiện chưa tách thành một phòng chuyên môn mà vẫn trực thuộc nằm trong Phòng Tổ chức - Hành chính Đối ngoại. Mặc dù vậy, bộ phận này cũng đã có nhiều hoạt động, thúc đẩy hỗ trợ các bộ phận chuyên môn khác trong Bảo tàng.
Với chủ trương mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế về lĩnh vực mỹ thuật và bảo tàng, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm giới thiệu các bộ sưu tập mỹ thuật tại các nước trên thế giới (Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Nhật bản, Hàn Quốc, Singapore, Lào…) đồng thời tổ chức nhiều cuộc triển lãm mỹ thuật của các tổ chức, cá nhân họa sĩ nước ngoài tại Bảo tàng (Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Nga, Đức, ý, Nhật bản, Hàn Quốc, Philippines…). Bảo tàng xây dựng mối quan hệ hợp tác với các nước về công tác tu sửa phục chế tác phẩm mỹ thuật (Cộng hòa Liên Bang Đức, Australia, Nhật Bản…), công tác giáo dục bảo tàng (Bỉ), cử nhiều đoàn cán bộ chuyên môn đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài và tham gia các hội thảo quốc tế, là thành viên của các tổ chức Bảo tàng Thế giới (Tổ chức ICOM, diễn đàn các Bảo tàng Nghệ thuật Châu Á, tổ chức SPAFA…). Ngoài ra, Bảo tàng còn nhận được sự ủng hộ, tài trợ của một số tổ chức, cá nhân về tài chính, nhân lực giúp cho các hoạt động chuyên môn.
Trải qua 50 năm hoạt động và phát triển, với tâm huyết, trí tuệ và công sức của các thế hệ lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam luôn nỗ lực hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vị của một Bảo tàng Quốc gia được xếp hạng I, là nơi lưu giữ, bảo quản và phát huy tinh hoa văn hóa thuộc lĩnh vực Mỹ thuật của Cộng đồng các Dân tộc Việt
Nam, là địa chỉ cho nhân dân cả nước và bạn bè trên thế giới đến tham quan, nghiên cứu và thưởng ngoạn. Những thành tựu mà bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đạt được thể hiện qua kết quả các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Bảo tàng.
Tiểu kết
Quan niệm và quan điểm về hoạt động bảo tàng đã thay đổi trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay. Nếu vài thập kỷ trước, hiện vật là trung tâm trong mọi hoạt động bảo tàng thì ngày nay cùng với hiện vật bảo tàng, công chúng và Phát triển công chúng trở thành nhiệm vụ trọng tâm, là trái tim trong các hoạt động của bảo tàng. Thậm chí việc thu hút công chúng được trở thành một trong những tiêu chí để đánh giá bảo tàng đó hoạt động hiệu quả hay không hiệu quả. Tùy thuộc vào sứ mệnh, chức năng nhiệm vụ, đặc thù của mỗi bảo tàng lại có những cách thức cũng như chiến lược riêng nhằm thu hút công chúng đến với mình. Tuy nhiên việc thực hiện hiệu quả mỗi chiến lược phát triển thu hút công chúng, mỗi bảo tàng cần xác định công chúng hiện có, công chúng mục tiêu của mình là ai và mình ưu tiên thúc đẩy đối tượng công chúng nào trong từng giai đoạn. Từ đó lập kế hoạch và đưa ta chiến lược cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu công chúng của mình.
Công tác phát triển công chúng đã được nhiều bảo tàng trên thế giới đặt ra vào những năm thập niên 70 của thế kỷ trước, nhưng ở Việt Nam đây vẫn là một công việc khá mới. Một số bảo tàng đã thành lập bộ phận truyền thông nhằm ưu tiên và chuyên môn hóa công tác phát triển công chúng. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, một trong những Bảo tàng quốc gia, lưu giữ hàng ngàn các bộ sưu tập hiện vật giá trị về lịch sử, mỹ thuật, văn hóa của dân tộc, xác định phát triển thu hút khách là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Bảo tàng.
Chương 2