Nghiên cứu công chúng

Một phần của tài liệu Luan van hoạt động phát triển công chúng tại bảo tàng mỹ thuật việt nam (Trang 57 - 70)

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CÔNG CHÚNG TẠI BẢO TÀNG MỸ THUẬT VIỆT NAM

2.2. Các hoạt động phát triển công chúng

2.2.1. Nghiên cứu công chúng

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là một trong những bảo tàng quốc gia có vị trí đặc biệt trong việc lưu giữ và phát huy các giá trị di sản văn hóa nghệ thuật

của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Sở hữu những sưu tập hiện vật vô giá, là những minh chứng sinh động cho quá trình phát triển của lịch sử mỹ thuật Việt Nam. Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan mà số lượng khách đến với bảo tàng tương đối khiêm tốn so với tiềm năng của Bảo tàng:

2.2.1.1. Số lượng khách tham quan

Số lượng khách tham quan Bảo tàng tăng không nhiều trong những năm gần đây.

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ khách tham quan Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (2012-2016)

- Nhìn trên biểu đồ ta thấy, số lượng khách tham quan qua các năm từ 2012 đến 2015 khá thấp, dao động trên dưới 50 nghìn khách. Năm 2014, số lượng khách khá thấp chưa đến 45 nghìn, năm 2016 số khách có tăng lên là trên 50 nghìn khoảng trên 53 nghìn. Trong đó, số lượng học sinh, sinh viên chiếm tỉ lệ khá thấp khoảng từ 15 - 18% so với số lượng khách tham quan. Số lượng khách 2016 so với 2012 tăng lên khoảng 17%, tuy nhiên lượng sinh viên, học sinh thì giảm đi là 6%. Từ những con số thống kê như trên ta có thể

nhìn nhận các nguyên nhân khách quan và chủ quan vì sao số lượng khách tham quan đến Bảo tàng còn thấp. Theo ý kiến chủ quan của người viết, Bảo tàng vắng khách do một số các nguyên nhân như sau:

- Nguyên nhân khách quan

Người dân Việt Nam nói chung, do nhiều điều kiện khách quan và chủ quan chưa có thói quen đến thăm các Viện Bảo tàng;

Do quan niệm về giáo dục từ những thời kỳ trước không chú trọng đến vấn đề đào tạo về cảm thụ nghệ thuật như mỹ thuật hay âm nhạc nên nền tảng kiến thức về cảm thụ nghệ thuật của người dân nói chung chưa cao;

Nền kinh tế của cả nước mặc dù có nhiều thay đổi, đời sống người dân có phần cải thiện đặc biệt là ở các thành phố lớn nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn để duy trì một đời sống tinh thần phong phú như đi chơi thưởng ngoạn nghệ thuật;

Trong một xã hội phát triển, khoa học công nghệ hiện đại, xuất hiện nhiều loại hình vui chơi giải trí, người dân nhiều cơ hội để lựa chọn cho mình những hình thức giải trí khác nhau, do đó Bảo tàng không phaỉ là sự lựa chọn duy nhất;

Bên cạnh đó, trong hệ thống các Bảo tàng tại Hà Nội, có nhiều loại hình Bảo tàng có sức hấp dẫn riêng, gần với cuộc sống của người dân như Bảo tàng dân tộc học, bảo tàng Phụ nữ…nên có tính cạnh tranh nhất định.

- Nguyên nhân chủ quan:

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam là một bảo tàng mang tính chất chuyên ngành mỹ thuật, hệ thống trưng bày được coi là mang tính hàn lâm, tuy nhiên để có thể tiếp cận tới người dân tốt hơn thì hệ thống trưng bày của Bảo tàng còn thiếu các thông tin nền cơ bản để giúp công chúng có thể hiểu hơn về tác giả, tác phẩm, và các giai đoạn phát triển của lịch sử mỹ thuât dân tộc;

Hệ thống trưng bày Bảo tàng được coi là đẹp vào thập kỷ trước tuy nhiên do sự phát triển của xã hội nói chung cũng như sự thay đổi trong

quan niệm của giới Bảo tàng học hiện nay thì trưng bày của Bảo tàng hiện không có nhiều sự hấp dẫn do thiếu tính tương tác với công chúng. Hệ thống trưng bày không mở. Mặc dù hiện vật đẹp nhiều giá trị nhưng không có sự tập trung mà dàn trải khiến người xem khi ra khỏi bảo tàng rồi thì khó có thể đọng lại trong ký ức của mỗi người. Thêm vào đó, hiện vật không có sự thay đổi, điều này sẽ dẫn tới tình trạng khách đến một lần rồi thì không muốn quay trở lại nữa;

Thêm vào đó để lôi cuốn công chúng hơn thì hệ thống trưng bày bảo tàng không có các trang thiết bị hiện đại phụ trợ như audio guide, app để giúp thêm thông tin, màn hình, máy để tra cứu thông tin, chơi trò chơi liên quan đến các hiện vật bảo tàng nên rất khó hấp dẫn số đông công chúng là giới trẻ đến để vui chơi, giải trí, thưởng ngoạn;

Các hoạt động trải nghiệm dành cho công chúng đến với bảo tàng còn thiếu, chưa đa dạng, phong phú chưa hấp dẫn công chúng;

Không gian Bảo tàng thiếu các tiện ích như café, các sản phẩm lưu niệm ít, không thỏa mãn khách; Công tác đón tiếp khách và phục vụ khách còn nhiều bất cập và thiếu cởi mở.

Sự nhận diện bên ngoài bảo tàng còn kém, dẫn đến chuyện nhiều khách ở tại Hà Nội những cũng không biết Bảo tàng Mỹ thuật nằm ở vị trí nào;

Quảng bá bảo tàng còn chưa tốt, thiếu các sản phẩm truyền thông như tờ rơi, ấn phẩm truyền thông,…

Trong số các nguyên nhân như trên, quan trọng nhất đó là Bảo tàng chưa có sự phát triển một cách tổng thể trong các hoạt động chuyên môn của mình.

Để khắc phục điều đó, bảo tàng cần xây dựng một chiến lược phát triển tổng thể trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Việc nghiên cứu đánh giá khách để có một bức tranh tổng thể khách tham quan Việt Nam có vai trò quan trọng.

2.2.1.2. Điều tra nhân khẩu học

Để đưa ra một chiến lược phát triển công chúng thì những nhà bảo tàng học cần phải nắm rõ công chúng của mình là ai? Họ là người như thế nào? Họ mong muốn gì ở bảo tàng? Họ có thỏa mãn hay không? …Khi hiểu rõ được công chúng rồi thì mới có thể đưa ra một chiến lược phù hợp. Công tác này cần được tiến hành thường xuyên và liên tục nhằm đảm bảo cập nhật thông tin xu hướng của công chúng trong thời đại số.

Sau đây là biểu đồ thê hiện các số liệu khách nước ngoài đến thăm quan Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam trong hai tháng đầu năm 2017. Phiếu điều tra được thực hiện là 880 khách ngẫu nhiên.

Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ ngôn ngữ khách tham quan nước ngoài tại Bảo tàng

Tiếng Anh (35.5%) Tiếng Pháp (20.1%) Tiếng Trung Quốc (12.3%) Tiếng Hàn Quốc (8.0%) Tiếng Đức ((4.5%) Tiếng Hà Lan (4.2%) Tiếng Nhật (2.8%) Tiếng Đan Mạch (2.2%

Tiếng Italia (2.6%) Khác (7.8%)

Như vậy ngôn ngữ do khách tham quan là người nước ngoài sử dụng tiếng Anh là nhiều nhất chiếm 35,5%, sau đó đến tiếng Pháp là 20,1%; tiếng Trung Quốc được sử dụng đứng thứ 3 là 12,3%; tiếng Hàn Quốc chiếm 8,0%;

Nhật là 2,8%

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ Giới tính khách tham quan vào Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Tỉ lệ giới tính khá cân đối của Khách tham quan vào Bảo tàng.

Theo điều tra và theo quá trình quan sát, phụ nữ có tỉ lệ đến thăm bảo tàng nhiều hơn nam giới. Nguyên nhân, đối với khách nội địa có thể do xu thế người phụ nữ trong gia đình thường có thói quen đưa con đi chơi trong các hoạt động bên ngoài. Điều đó tác động đến các hoạt động của Bảo tàng cần nghiên cứu đến đối tượng của mình.

Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thể hiện cách thức Bảo tàng tiếp cận tới công chúng

CÁCH THỨC BẢO TÀNG TIẾP CẬN TỚI CÔNG CHÚNG

Internet (25.4%) Tourism (45.8%) Friend (10.1%)

Khác: sách, khách sạn ( 18.7%)

Nhìn trên biểu đồ, hiện nay, khách tham quan biết đến Bảo tàng, là từ sự giới thiệu của các công ty du lịch (chiếm 45.8%), qua internet chiếm 25.4%, qua sách, nhà hàng (chiếm 18.7%), qua sự giới thiệu của bạn bè và người thâm khoảng 10.1%. Qua các thông số điều tra, các nhà truyền thông Bảo tàng có thể gia tăng sự tiếp cận đối với công chúng là khách tham quan thông qua các kênh phân phối. Cần có sự điều chỉnh, tiếp cận về thông tin cho khách nhằm tăng hiệu quả truyền thông, thu hút khách tham quan đến với Bảo tàng nhiều hơn.

Biểu đồ 2.5: Tỉ lệ khách Việt Nam với khách nước ngoài đến Bảo tàng

Tỉ lệ khách tham quan người Việt Nam luôn thấp so với khách tham quan người nước ngoài tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, trung bình dao động khoảng 20%. So sánh tỉ lệ khách Việt Nam với khách nước ngoài vào tháng 5/2017 tăng nhiều hơn so với các tháng trước là khoảng 28.6%. Nguyên nhân có thể là do rơi vào dịp nghỉ lễ dài ngày 30/4 và 1/5, mùng 2/5 nghỉ bù, nhiều gia đình người Việt Nam có dịp đi chơi, khiến cho tỉ lệ người Việt Nam cao hơn so với các thời điểm khác.

Biểu đồ 2.6: Biểu đồ tỉ lệ học sinh, sinh viên

Nếu nhìn trên biểu đồ thì số lượng học sinh sinh viên đến tham quan Bảo tàng năm 2016 còn thấp hơn hơn năm 2015 là 1.6%

Như vậy có thể nói, hiện nay số khách tham quan là người nước ngoài luôn chiếm khoảng 80% và người Việt Nam khoảng 20%, số khách người nước ngoài chiếm gấp 4 lần số khách Việt Nam. Trong đó, số khách là học sinh sinh viên chiếm khoảng 18%. Các gia đình người Việt thường đến tham quan bảo tàng vào các dịp cuối tuần khá đông, chiếm khoảng…….

Hoặc vào các dịp nghỉ lễ 30/4, mùng 1/5 năm 2017, trong 04 ngày Bảo tàng đón 1088 khách , trong đó 903 người lớn, 59 sinh viên và 126 trẻ em.

Biểu đồ 2.7: Độ tuổi khách đến thăm quan

Độ tuổi khách tham quan tại Bảo tàng khá đa dạng. Tuy nhiên chiếm nhiều nhất là từ 24 - 30 tuổi, độ tuổi chiếm tỉ lệ cao tiếp theo là từ 18 - 24 chiếm khoảng 20.5%; độ tuổi từ 60 - 70, là những người trong độ tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn đủ sức khỏe chiếm 14.8%. Những người trung tuổi chiếm tỉ lệ thấp hơn

* Thời gian: Khách ở lại Bảo tàng: Trung bình khoảng 1h - 1h30. So với một bảo tàng Mỹ thuật thì thời gian mà bảo tàng có thể chân khách ở lại như vậy là không nhiều. Bảo tàng cần phải có nhiều các hoạt động và dịch vụ tốt hơn để có thể hấp dẫn được khách ở lại lâu hơn trong bảo tàng.

* Động cơ công chúng đến Bảo tàng: Theo điều tra của các khảo sát khách gần đây, công chúng đến với bảo tàng với các mục tiêu như sau:

- Đến với mục đích học tập: chủ yếu là các đối tượng học sinh, sinh viên - Mục đích tìm hiểu các giá trị văn hóa, mỹ thuật, lịch sử dân tộc:

- Mục đích giải trí, nghỉ ngơi.

Số khách đến tham quan hệ thống trưng bày cố định của Bảo tàng chiếm số lượng chủ yếu, còn số khách vào tham quan phòng trưng bày chuyên đề của Bảo tàng không cao, nếu tính cả những khách tham quan du lịch thì số lượng khách phòng trưng bày chuyên đề vào năm 2016 như sau:

Khách nước ngoài: 7690 chiếm 34.5%

Khách Việt Nam: 14.575, chiếm 65.5%

Như vậy các trưng bày chuyên đề của Bảo tàng chưa thực sự hiệu quả trong việc thu hút công chúng đến với Bảo tàng. Nguyên nhân, các trưng bày chuyên đề của bảo tàng phần lớn vẫn do tư nhân và các tổ chức bên ngoài phối hợp thực hiện, còn các trưng bày chuyên đề do Bảo tàng thực hiện còn ít, trung bình từ 1 - 3 cuộc/năm và chất lượng trưng bày của các chuyên đề này chưa được khai thác một cách hiệu quả.

Bảng điều tra ý kiến khách tham quan về hệ thống trưng bày

Biểu đồ 2.8: Chủ đề trƣng bày

Mức độ hài lòng của khách tham quan tới chủ đề trưng bày khá khiêm tốn, chiếm chưa đến 70%. Bảo tàng cần nghiên cứu nhằm đưa ra các chủ đề trưng bày thích nghi với xu thế hiện nay nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách.

Biểu đồ 2.9: Ý kiến khách về không gian Trƣng bày

Không gian trưng bày được điều tra theo 3 nội dung: ánh sáng, nhiệt độ và vệ sinh cho thấy, mức độ đánh giá tốt chỉ chiếm trên dưới 30%, khá chiếm trên dưới 40%. Qua đó cho thấy, Bảo tàng cần cải thiện hơn không gian trưng bày Bảo tàng, tập trung vào yếu tố ánh sáng nhằm tăng vẻ đẹp cho các hiện vật và tạo sự thân thiện, gần gũi, cởi mở và thoải mái cho khách.

Biểu đồ 2.10: Ý kiến khách về lộ trình Tham quan

Hệ thống nhà trưng bày của Bảo tàng được thiết kế lại trên cơ sở của trường nội trú kiến trúc Pháp được xây dựng từ những năm 30 của thế kỷ 20.

Do vậy, lộ trình thăm quan trưng bày không thực sự thuân tiện, thậm chí khó đi nếu như không có chỉ dẫn. Bảo tàng cần nghiên cứu đưa ra các phương án thiết kế lại lộ trình. Trước mắt cần có hệ thống bảng chỉ dẫn, sơ đồ để hỗ trợ khách có thể di chuyển một cách khoa học và dễ dàng nhất.

Biểu đồ 2.11: Ý kiến khách về Biển chỉ dẫn của Bảo tàng

Ý kiến hài lòng của khách về biển chỉ dẫn chiếm chưa đến 50%. Trong khi lộ trình trong hệ thống trưng bày còn chưa thực sự dễ dàng, do đó Bảo tàng cần bổ xung các biển chỉ dẫn tại các điểm chuyển tiếp giữa các phòng, các khu trưng bày nhằm hỗ trợ khách tốt hơn.

Biểu đồ 2.12: Ý kiến khách về nội dung Etiket

41%

21%

38%

NỘI DUNG ÊTIKET

Đầy đủ Chưa đầy đủ Không có ý kiến

Qua các số liệu như trên, phản ánh hiệu quả của hoạt động trưng bày Bảo tàng: về chủ đề và không gian trưng bày. Nhằm đáp ứng nhu cầu của công chúng Bảo tàng cần có những thay đổi nhất định nhằm tương tác tốt hơn đối với công chúng bảo tàng.

Một số ý kiến đóng góp, gợi ý qua phỏng vấn

- Câu hỏi: Nhận xét của anh/chị khi đến thăm quan Bảo tàng?

+ Thầy giáo trường Đại học sư phạm Hà Nội: Hệ thống trưng bày nhàm chán, lạc hâu, đơn điệu không có sự tương tác với người xem. Cần phải đổi mới hệ thống trưng bày Bảo tàng.

+ Thầy giáo trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam: Bảo tàng có một sưu tập tranh sơn mài giá trị, tuy nhiên nếu Bảo tàng có thêm phần trưng bày về dụng cụ, trình bày về quy trình làm tranh sơn mài để khách tham quan hiểu hơn về tranh sơn mài sẽ tốt hơn. Trong khi Bảo tàng Dân tộc học lại có phần trưng bày về nội dung này.

+ Một thanh niên nam lớp tạo mẫu tóc: Tranh bày nhiều quá khiến người xem không thấy giá trị của tác phẩm. Nếu biết cách trưng bày tôn vinh vẻ đẹp hiện vật sẽ hiệu quả hơn.

+ Thanh niên đi cùng bạn: Lần đầu tiên vào Bảo tàng thấy ngạc nhiên, trước đi qua nhưng không dám vào vì tưởng đây là một cơ quan nhà nước.

+ Ý kiến chia sẻ của phụ huynh cho con tham gia hoạt động trải nghiệm tại Bảo tàng: Cho con đến rất nhiều lần rồi, cháu rất thích. Lần này cho cháu đến trải nghiệm tại không gian Bảo tàng, thấy các cô phục vụ rất nhiệt tình, ăn nói nhẹ nhàng, tuy nhiên các hoạt động hơi đơn điệu, chưa có nhiều hoạt động để khách tham quan lựa chọn. Hoạt động tô màu trên tranh không có sự sáng tạo và kích thích trí tưởng tượng.

- Câu hỏi: Bảo tàng cần làm gì để thu hút nhiều khách hơn?

+ Một khách tham quan công tác bên ngành thuế: bảo tang quá đẹp, quá giá trị, tuy nhiên hôm nay mới có dịp đến bảo tàng tham quan, bảo tàng cần tuyên truyền quảng bá nhiều hơn để mọi người biết giá trị của bảo tàng.

+ Một khách tham quan văn phòng: lần đầu tiên đến Bảo tàng: Bảo tàng đẹp, tranh cũng rất đẹp nhưng nếu có nhiều thông tin sẽ giúp cho khách hiểu được tốt hơn.

+ Bảo tàng nên có không gian nhận diện tốt hơn, ví dụ đặt một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc hiện đại bên ngoài bảo tàng.

+ Bảo tàng nên có sự phối hợp với nhà trường để nhà trường tổ chức các hoạt động tại Bảo tàng.

+ Bảo tàng muốn thu hút khách cần tổ chức các sự kiện, như cuộc thi vẽ + Nên có phòng chiếu Audio về lịch sử mỹ thuật Việt Nam

Khách đến lần đầu thích, tuy nhiên với cách trưng bày như hiện nay thì sẽ khó để hấp dân khách quay trở lại để khám phá

- Câu hỏi: Nhận xét về các hoạt động trong không gian sáng tạo giành cho trẻ em?

+ Cô hướng dẫn nhẹ nhàng, nhiệt tình. Tuy nhiên các hoạt động chưa thực sự đa dạng, các cháu dễ chán. Cần có nhiều các hoạt động hơn.

+ Các hoạt động chưa đa dạng. Hoạt động chép lại các họa tiết trên tranh chưa hấp dẫn vì hoạt động này các cháu có thể làm ở nhà mà không cần đến Bảo tàng. Đến với Bảo tàng mong muốn các cháu hiểu hơn về các tác phẩm đang trưng bày.

Một phần của tài liệu Luan van hoạt động phát triển công chúng tại bảo tàng mỹ thuật việt nam (Trang 57 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)