Hoạt động giáo dục

Một phần của tài liệu Luan van hoạt động phát triển công chúng tại bảo tàng mỹ thuật việt nam (Trang 77 - 81)

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CÔNG CHÚNG TẠI BẢO TÀNG MỸ THUẬT VIỆT NAM

2.2. Các hoạt động phát triển công chúng

2.2.3. Hoạt động giáo dục

Hoạt động đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải các giá trị văn hóa còn ẩn giấu đằng sau mỗi hiện vật đến với công chúng bảo tàng. Mỗi cán bộ bảo tàng giáo dục bảo tàng giống như vai trò một người thông ngôn, diễn giải ý nghĩa hiện vật và đồng thời là người thổi hồn vào hiện vật bảo tàng giú cho người xem cảm nhận ý nghĩa hiện vật, góp phần nâng cao ý thức tôn trọng và bảo vệ hiện vật.

2.2.3.1. Hướng dẫn tham quan

Là một trong những hoạt động phổ biến nhất trong bất kỳ các chương trình giáo dục nào trong bảo tàng và được các nhân viên của bảo tàng thực hiện. Các chương trình nghe nhìn giải thích một cách ngắn gọn các thông tin cơ bản của trưng bày bảo tàng. Đây là một trong những cách giao tiếp vô cùng hiệu quả giữa bảo tàng với công chúng. Giúp cho công chúng có một cái nhìn cơ bản và toàn diện về trưng bày của bảo tàng.

Hiện nay các cán bộ làm công việc thuyết minh là những người làm công tác giáo dục. Họ nằm trong biên chế của phòng Trưng bày giáo dục, với số lượng các cán bộ là công tác thuyết minh và giáo dục là 05 người. Trong đó có 02 cán bộ thuyết minh tiếng Anh và 01 cán bộ thuyết minh tiếng Pháp.

Có thể nói do đặc thù là một một Bảo tàng nghệ thuật nên số lượng khách yêu cầu có thuyết minh không nhiều, khách đi theo đoàn hoặc theo nhóm thì thường có thuyết minh theo đoàn nên không thường yêu cầu thuyết minh bảo tàng. Bảo tàng hiện nay cũng đang có kế hoạch sẽ làm các audio guide nhằm

giúp cho khách vừa được tự do đi thưởng thức các tác phẩm vừa có thể được nghe các thuyết minh tự động trên mỗi hiện vật bảo tàng.

2.2.3.2. Tổ chức các chương trình giáo dục

Chức năng giáo dục trong bảo tàng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút sự tham gia của công chúng trong các hoạt động bảo tàng.

Năm 1984, Hiệp hội Bảo tàng Mỹ xuất bản cuốn: “Những bảo tàng cho một thế kỷ mới”, cuốn sách đó đã nhận dạng giáo dục như một mục đích đầu tiên của bảo tàng, nhấn mạnh bảo tàngđóng vai trò trung tâm giáo dục của cộng đồng. Các nhà bảo tàng phát triển và mở rộng, sử dụng các hiện vật và cung cấp các cơ hội học hỏi cho khách tham quan. Trong đó khẳng định:

- Vai trò trung tâm phục vụ cộng đồng của mọi hoạt động bảo tàng;

- Hiểu, phát triển, mở rộng và sử dụng các cơ hội học hỏi mà bảo tàng cung cấp cho khách tham quan;

- Làm giàu vốn hiểu biết, trí tuệ, từ bộ sưu tập và sự đa dạng hóa của nền văn hóa, những ý tưởng mà các hiện vật đưa đến và gợi mở.

Nếu các nhiệm vụ này được các bảo tàng thực hiện một cách hiệu quả thì Bảo tàng sẽ trở thành một phần quan trọng trong cộng đồng vì nó đã giáo dục và mở mang các kiến thức cho công chúng.

Bộ phận giáo dục của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam được chính thức đổi tên từ bộ phận thuyết minh từ năm 2011, khi đó, công tác giáo dục chính thức được đưa vào là nhiệm vụ chính của Bảo tàng. Tháng 5/2011, “Không gian sáng tạo cho trẻ em” được khai trương như một bước khởi đầu cho các hoạt động giáo dục mỹ thuật cho trẻ em tại Bảo tàng. Những năm tiếp theo, Bảo tàng thường xuyên tổ chức các sự kiện nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng đặc biệt là đối tượng trẻ em và gia đình, như tổ chức sự kiện hưởng ứng sự kiện tuần lễ học tập suốt đời, phối hợp với Bộ Giáo dục - Đào

tạo và Văn phòng Unesco tại Việt Nam, năm 2012 tổ chức sự kiện “Mạch nguồn Hạnh phúc” nhân ngày gia đình Việt Nam (6/2016).

Từ năm 2013 đến 2015, Bảo tàng phối hợp cùng Bảo tàng Marie- Mont (Vương Quốc Bỉ) nhằm xây dựng các chương trình giáo dục hướng đến đối tượng học sinh và gia đình. Kết quả sau 3 năm được sự cố vấn của chuyên gia Bỉ, bộ phận giáo dục đã thực hiện thử nghiệm 8 chương trình giành cho nhà trường: Trò chơi truyền thống trên tranh dân gian; Tinh thần lao động sản xuất trên một số tác phẩm tranh khắc gỗ giai đoạn 1975-1985 của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam; Âm vang hào khí Điện Biên: Tìm hiểu giá trị nghệ thuật tác phẩm “Kết nạp Đảng tại Điện Biên Phủ” của Nguyễn Sáng; Khám phá đời sống các dân tộc thiểu số qua trang phục truyền thống; Khám phá màu sắc trên tranh dân gian Việt Nam; Tìm hiểu hội họa hiện đại Việt Nam; Hoa sen trong nghệ thuật tạo hình; Hình tượng cây tre trong văn hóa và mỹ thuật ứng dụng.

Các chương trình giành cho gia đình như: Hình tượng con Hổ; Hình tượng con ngựa; Hình tượng con rồng; Hình tượng con chim… Chương trình đã nhận được sự quan tâm của công chúng, đặc biệt là từ các nhà trường. Bà Thu Anh - Hiệu trưởng trường THCS - THPH Nguyễn Tất Thành phát biểu:

trước kia khi nghĩ đến thăm Bảo tàng Mỹ thuật chỉ nghĩ đến để học mỹ thuật, sau khi được tiếp cận với các chương trình này thì thấy các em có thể được học nhiều các môn học khác nữa. Học sinh trường Nguyễn Tất Thành có nhiều dịp được đến Bảo tàng để thử nghiệm,nhìn những sản phẩm mà các em mang về, gia đình các em cảm thấy rất thú vị. Nhà trường đánh giá cao các hoạt động trải nghiệm tại Bảo tàng. Thông qua các hoạt động này, giúp nhà trường phát hiện thêm năng khiếu và khả năng đặc biệt của các em”

Hiện nay các cán bộ giáo dục của Bảo tàng đang tiếp tục xây dựng nhiều hoạt động trải nghiệm nhằm cung cấp những hoạt động trải nghiệm cho các em học sinh trên địa bàn thủ đô mỗi dịp đến thăm quan Bảo tàng.

2.2.3.3. Tổ chức hội thảo, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề

Các cuộc tổ chức hội thảo, tọa đàm hay nói chuyện chuyên đề cũng đã được tổ chức tại Bảo tàng tuy không định kỳ. Và hầu hết các sự kiện này đều có sự đóng góp của Bộ phận Đối ngoại. Như, Hội thảo “Trao đổi kinh nghiệm vai trò mới của Bảo tàng trong xã hội hiện đại Văn hóa - Giao tiếp - Sáng tạo”

do Viện Goethe phối hợp cùng Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (2015), cùng các khóa tập huấn do chuyên gia Đức hướng dẫn về tu sửa phục chế các tác phẩm mỹ thuật trên chất liệu sơn dầu, gỗ, giấy cũng được tổ chức tại Bảo tàng phối hợp cùng Viện Goethe vào các năm 2013, 2014, 2015, 2016 đã thu hút sự quan tâm của những người công tác trong lĩnh vực phục chế ở các bảo tàng bạn, trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, trường Đại học Văn hóa Hà Nội, đồng thời thu hút sự quan tâm của giới truyền thông.

Vào các năm 2013, 2014 tại Bảo tàng tổ chức thường xuyên các cuộc tọa đàm do các chuyên gia về nói chuyện phối hợp cùng Mạng lưới Bảo tàng Việt Nam.

2.2.3.4. Xuất bản ấn phẩm liên quan đến hoạt động giáo dục

Thông qua các ấn phẩm, bảo tàng có thể truyền tải các nghiên cứu của mình tới các học giả và công chúng nói chung. Nhìn chung, sẽ có các laoị ấn phẩm như sau:

Kết quả của các nghiên cứu được thực hiện theo các chủ đề và được xuất bản dưới các dạng như tạp chí, catalogue, tờ rơi, các sách chuyên khảo

Ấn phẩm dưới các dạng báo cáo, sách hướng dẫn, tờ rơi giới thiệu, giành cho các công chúng thường xuyên và nắm được các hoạt động của bảo tàng.

Các ấn phẩm đặc biệt vào các dịp có triển lãm, trưng bày đặc biệt, các ngày lễ kỷ niệm phổ biến tại bảo tàng đối với công đồng.

Các bài viết mang tính khoa học cơ bản: các bài viết mang tính khoa học chuyên sâu, dựa trên các nghiên cứu, áp dụng đặc biệt để trưng bày bảo tàng

Các hoạt động giáo dục đang trong quá trình thử nghiệm, và do có một nguyên nhân chủ quan về việc chưa thống nhất về vấn đề kinh phí của mỗi chương trình nên các ấn phẩm liên quan đến các hoạt động giáo dục của bảo tàng hiện nay chưa có ấn phẩm nào

Một phần của tài liệu Luan van hoạt động phát triển công chúng tại bảo tàng mỹ thuật việt nam (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)